Thị Trường Vàng Việt Nam : Thực Trạng & Giải Pháp (dqcapital.com.vn) Phần 01

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dangq, 14/05/2008.

8653 người đang online, trong đó có 1115 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 930 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Dangq

    Dangq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị Trường Vàng Việt Nam : Thực Trạng & Giải Pháp (dqcapital.com.vn) Phần 01

    Trước hết chúng ta, các nhà đầu tư hãy có một cái nhìn toàn cảnh về thị trường Vàng Việt Nam. Sau đó xem xét kỹ các hành động giá tăng, giảm hàng ngày để tìm ra quy luật riêng của thị trường này. Theo quan sát và trải nghiệm của dqcapital, chúng tôi rút ra một số điểm đáng lưu tâm như sau:
    ? Các nhân tố chính trên thị trường Vàng Việt Nam bao gồm: Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, SCB, ACB, Nông nghiệp, ?và nhiều công ty khác nữa nhưng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chính là các công ty trên, đó là các công ty có khả năng chi phối giá. Sau đó tới hàng trăm ngân hàng thương mại và hàng ngàn tiệm vàng trải dài khắp từ Bắc tới Nam, cuối cùng là hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân. Dù tham gia với mục đích như: Mua vàng để kinh doanh, tích trữ, sản xuất, trang sức, thanh toán hay làm đẹp? tất cả các nhân tố trên hợp lại hình thành nên Cung Cầu để thị trường có thể hoạt động. Với đặc tính và truyền thống riêng thị trường này đã thực sự trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn bên cạnh thị trường bất động sản và mới đây là chứng khoán. Thời gian gần đây khi thị trường bất động sản, chứng khoán ở trong thời kỳ đóng băng, thoái trào thì kênh đầu tư Vàng đã trở thành một sự lựa chọn hàng đầu, điều này chắc chắn cũng kéo dài không lâu bởi khi giá Vàng về lại mức giá hợp lý thì các biến động giá của Vàng sẽ không quá lớn để có thể đầu tư mang lại lợi nhuận một cách hấp dẫn. Khi đó thị trường này sẽ không thu hút được nhiều nhà đầu tư nữa. Cũng bởi bản chất cơ bản của bất cứ một thị trường giao dịch nào đều có những chu kỳ sau: sinh trưởng, phát triển, đỉnh điểm và cuối cùng là thoái trào sau đó quy luật này sẽ lặp lại với một chu kỳ cũng như vậy có điều mức độ, biên độ và thời gian sẽ khác đi.
    ? Trong nhiều năm gần đây Việt Nam luôn là nước nhập khẩu Vàng đứng vào top 10 trên thế giới. Điều này xuất phát từ thực trạng nền tài chính, kinh tế của Việt Nam luôn có những yếu tố rủi ro mang tầm vĩ mô. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do ý thức hệ, chiến tranh, các biến động chính trị dẫn tới sự thay đổi chế độ. Dẫn tới sự thay đổi đồng tiền lưu thông trong xã hội nhiều lần với những khoảng thời gian không quá lâu. Liên tục trong khoảng 100 năm gần đây đã có nhiều lần thay đổi loại tiền lưu thông của quốc gia từ các loại tiền của triều Nguyễn, sau đó là của thực dân Pháp (tiền Đông Dương), phát xít Nhật (Yên Nhật), của các chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chính quyền Cách Mạng Lâm Thời và cuối cùng là chính quyền hiện tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chính phủ tồn tại cho tới ngày nay do đã có mục tiêu và những bước đi hợp lòng dân. Xem xét một cách sâu xa hơn từ hàng trăm năm qua, dường như xã hội chúng ta gần như không có tính kế thừa, tính chọn lọc. Một khi chế độ trước đó sụp đổ thì chế độ sau sẽ cào bằng mọi thứ, phủ nhận tất cả những gì xấu xa cũng như tốt đẹp, có giá trị trước đó. Có chăng chỉ là những thông tin một chiều, sơ sài, đơn giản một cách đáng sợ. Có lẽ chúng ta cần phải xem lại vấn đề tế nhị này một cách nghiêm túc hơn. Tôi chỉ lấy một thí dụ đơn giản về vấn đề này, chúng ta hãy vào một số trường đại học, hay trung học của Việt Nam. Nơi khởi nguồn của tri thức sẽ thấy hầu hết các trường này không có một nơi trưng bày các thông tin, các hiện vật về quá trình phát triển của trường, các vị hiệu trưởng đáng kính, hay những người có công sức gây dựng nên ngôi trường đó, theo thứ tự, thời gian?.như nhiều nước trên thế giới nếu bạn đi vào luôn dễ dàng tìm thấy tư liệu hay các thông liên quan như đã kể ở trên.
    ? Dấu ấn không tốt của nền tài chính gần đây nhất chính là lần đổi tiền trong những năm 80-90 khi hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa tập trung không thể tồn tại vì sự điều hành yếu kém, không thực tế cũng như nhiều nhân tố khách quan khác dẫn tới sự sụp đổ nền kinh tế, tài chính một cách một cách chóng vánh tệ hại. Ờ thập niên 80-90 của thế kỷ truớc khi hệ thống tài chánh của Việt Nam sụp đổ lạm phát (CPI) đã tăng trên 400% theo số liệu được công bố (dù có một số liệu đáng tin cậy cho thấy, lạm phát của Việt Nam khi đó là trên dưới 1000%). Thời đó tôi chỉ là một đứa trẻ ngây ngô không biết gì, tôi đã rất vui mừng khi được ngắm nhìn những tờ tiền 100 đ, 200 đ, 500 đ, 1000 đ? đồng mới tinh, còn thơm mùi giấy mà không hề biết nhiều nỗi lo âu, nỗi buồn đang hiện diện trên khuôn mặt của Ba Mẹ và nhiều người dân Việt Nam ở khắp mọi nơi. Chính các nguyên nhân này đã tác động một cách sâu sắc tới tâm lý của người dân. Họ thường có nhu cầu tích trữ ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, GBP? và Vàng vì tính quốc tế, dễ được chấp nhận thanh toán và quan trọng nhất đó là giá trị được đảm bảo. Cộng với chính sách Việt Nam Đồng luôn có xu hướng giảm giá so với USD và tất cả các loại tiền tệ khác trong một thời gian dài của ngân hàng Nhà Nước (đây là chính sách kích cầu xuất khẩu nhưng được điều hành một cách máy móc, thiếu hiểu biết chỉ vì nguồn lợi trước mắt mà không biết được hậu quả rất thảm khốc trong tương lai). Bởi khi các dòng vốn quá lớn và nhiều nhân tố phức tạp khác phát sinh. Khi nền kinh tế lớn mạnh hơn về quy mô và độ mở những người điều hành đã trở nên lung túng hơn rất nhiều vì mọi việc đã vượt qua tầm kiểm soát của họ, cụ thể chính sách tỷ giá gần đây đã không còn mang lại mối lợi trước mắt cho các công ty xuất khẩu nhằm gia tăng thặng dư và giảm thâm hụt thương mại (mức thâm hụt cho tới tháng 04/08 đã trên 11 tỷ USD, dự tính trong năm năy con số này sẽ là trên 20 tỷ USD- khi tình trạng thâm hụt thương mại, tức là mức dự trữ ngoại tệ quốc gia bị cạn kiệt kéo dài và gia tăng theo thời gian điều này sẽ rất nguy hiểm khi không có các dòng vốn đối ứng khác đủ mạnh để giải quyết các khoản nợ nước ngoài từ các dòng vốn FDI, ODA?.cũng như khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn để chuyển sang các thị trường khác sẽ dẫn tới sụp đổ hệ thống tiền tệ sẽ kéo theo các hậu quả khó lường khác?.kết cục bi thảm cuối cùng của kịch bản này chính là phá giá VND sẽ là một điều tất yếu). Cách đây nhiều năm khi thấy các số liệu nhập khẩu Vàng của Việt Nam trong danh sách các nước nhập khẩu Vàng trên thế giới tôi đã bị sốc và luôn cố gắng tìm hiểu tại sao lại như vậy. Tại sao Việt Nam là một nước nghèo và kém phát triển lại có nhu cầu về Vàng lớn như vậy, cuối cùng tôi cũng đã phần nào tìm ra được câu trả lời như ở trên. Thực ra nền kinh tế của Việt Nam đã bị Vàng và Đô la hóa từ lâu nhưng chính quyền đã không nhận thấy điều đó, cũng có thể nói là bất lực trong cách quản lý cũng như điều hành hay một sự sai lầm trong nhận thức của các nhà quản lý ?!. Thí dụ như: rất nhiều hợp đồng ký kết, các đơn hàng được thanh toán bằng USD hay rõ ràng nhất trong thị trường địa ốc giá trị của một ngôi nhà, một khu đất nào đó luôn luôn được định giá, giao dịch, quy đổi thành Vàng (tính theo đơn vị lượng) hay USD là rất phổ biến và nguy hại ở chỗ người dân xem đó là một điều hiển nhiên.

    ? Giá vàng trong nước được tính theo công thức sau: Giá vàng thế giới + Phí vận chuyển + Phí bảo hiểm + Tỷ giá. Cho nên mức giá thường có xu hướng cao hơn hẳn giá Vàng của thế giới tại thời điểm mà các nhà đầu tư thực hiện giao dịch (dù đôi khi cũng có lúc thấp hơn một chút nhưng rất hiếm trong vài năm trở lại đây). Có những thời điểm cao hơn 1.000.000 đồng so với giá thế giới, khi đó bạn cứ (bán) đánh ngược với xu hướng tăng ảo đó thật lớn vì khả năng thành công trong giao dịch này rất cao. Nếu mức chênh lệch dưới 200.000 thì không nên vội mừng, chớ đánh lớn trong trường hợp này vì bạn có thể sẽ mắc bẫy của họ

    dangq

    dqcapital.com.vn

Chia sẻ trang này