Thiệt đơn thiệt kép

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pipihn, 28/08/2007.

6580 người đang online, trong đó có 602 thành viên. 20:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 297 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
    Thiệt đơn thiệt kép

    Sai sót trong tính toán về room đối với cổ phiếu STB của Sacombank đã khiến nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hưởng lợi đáng kể và không còn là điều mới mẻ. Tuy nhiên, dư âm của sai sót này vẫn đang ảnh hưởng trực tiếp tới mã cổ phiếu này và hệ quả của việc khớp lệnh mua cho nhà ĐTNN

    khi đã hết room chính là sự thiệt thòi của nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là những nhà đầu tư đã mua STB ở phiên giao dịch ngày 21/8.


    Theo số liệu của Sở GDCK TP.HCM (HOSE), hơn 1,2 triệu cổ phiếu STB đã được nhà ĐTNN đặt mua thành công trong phiên giao dịch ngày 21/8. Kết quả giao dịch này vẫn có hiệu lực và được thanh toán bù trừ. Tổng room dành cho nhà ĐTNN đối với STB bị tính nhầm thành 218 triệu đơn vị và lượng còn lại mà nhà ĐTNN được phép mua lên đến hơn 44 triệu đơn vị.


    Như vậy, hậu quả của sai sót này đã trở thành hiện thực. Theo đó, nhà ĐTNN, dù chưa được hưởng lợi, nhưng đã thỏa lòng mong ước được nắm giữ thêm cổ phiếu STB nói riêng và ngân hàng nói chung. Còn nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là những người mua STB vào phiên giao dịch xuất hiện sai sót, thì đang chịu thiệt đơn, thiệt kép. Cụ thể, nhà đầu tư trong nước không chỉ phải đối mặt xu hướng giảm giá của STB, mà còn chịu thêm nguy cơ khối nhà ĐTNN sẽ bán cổ phiếu ra, vì đã nắm giữ khá nhiều, hơn cả mức giới hạn room là 30%. Đó là chưa nói tới trường hợp nhà ĐTNN sẽ dựa vào tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư trong nước để tiến hành ép giá bằng cách bán ra.


    Theo giới phân tích, trong khi thị trường đang có diễn biến phức tạp, xu hướng của nhà đầu tư ngoại - đối tượng có ảnh hưởng quan trọng tới tâm lý thị trường - chưa xác định được, thì khả năng họ tiến hành ép giá STB xuống dễ xảy ra. Lúc này, nhà ĐTNN sẽ tận dụng tối đa ưu điểm trường vốn của mình để bán cổ phiếu ra, tạo thêm đà giảm giá cho STB, sau đó mua lại ở thời điểm giá thấp. Cũng theo giới phân tích, một yếu tố nữa khiến nhà ĐTNN sẽ thực hiện chiến thuật ép giá là chính họ đã tạo được tâm lý mua vào cho nhà đầu tư trong nước. Đáng nói là, họ không hề phải bỏ ?ocông sức? gì nhiều, mà lợi thế vẫn đến với họ. Kết quả khớp lệnh STB trong phiên giao dịch 22/8 - phiên kế tiếp của sự sai sót từ Sở GDCK TP.HCM đã chứng minh nhận định này là đúng, nhất là khi khối lượng cổ phiếu STB được khớp khá lớn.


    Tuy nhiên, con số khớp lệnh của phiên giao dịch này đang bị coi là phản ánh chưa chính xác quy luật cung - cầu. Theo những nhà đầu tư lão luyện, việc STB sẽ xuống giá liên tiếp trong vài ngày, thậm chí với mức giá sàn là điều dễ hiểu, vì cổ phiếu này đang bị ?opha loãng? bởi khối lượng lớn cổ phiếu mới đã về tài khoản của nhà đầu tư. Song khối lượng khớp lệnh lớn và giảm giá ít là một hiện tượng đáng ngờ. Lý giải điều này, các nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, khi HOSE đưa ra thông báo khẩn tới các công ty chứng khoán thì vô tình đã cung cấp thông tin tốt cho họ. Và công ty nào cũng có tài khoản tự doanh để kinh doanh chứng khoán nên họ sẽ lập tức bán ra trước các nhà đầu tư khác. Đến khi giá STB giảm xuống, họ sẽ mua lại. Điều này phần nào lý giải cho khối lượng khớp lệnh của STB trong phiên giao dịch ngày 22/8 lớn như vậy. Nhà đầu tư này tính toán, với giá chỉ còn 51.000 đồng/cổ phiếu ở phiên giao dịch ngày 22/8, sự chênh lệch giá STB so với phiên giao dịch ngày 21/8 đã lên tới gần 9% giá trị cổ phiếu, nên chắc chắn các nhà đầu tư biết trước thông tin sẽ ?olướt sóng?.


    Rõ ràng, cách xử lý sai sót của HOSE đã tạo ra sự thiên lệch giữa các nhà đầu tư và có thể gây nên sự hoang mang cho họ khi thị trường đang có xu thế điều chỉnh xuống. Thực tế, với giá STB hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã phải chấp nhận chịu lỗ khi quyết định bán STB khi biết thông tin về sai sót của HOSE. Do đó, dù bán được STB vào ngày 21/8, tạm tránh được lỗ, nhưng nhà đầu tư vẫn không vui vì cơ hội tăng giá của STB là rất ít (khi đã chịu nhiều tai tiếng). Cùng với nỗi xót xa vì bị lỗ là sự oán thán về khả năng quản lý và trình độ của cán bộ HOSE.


    Theo giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM, dù do chủ quan hay cố ý, thì cổ phiếu của STB cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Với khối lượng niêm yết lớn, cổ phiếu này còn có ảnh hưởng nhất định tới Chỉ số VN-Index và sự giảm giá của nó sẽ góp phần đáng kể kéo chỉ số này xuống. Trong khi đó, ở thời điểm này, Chỉ số VN-Index lại có giá trị tinh thần đặc biệt với nhà đầu tư. Mức tăng, giảm của chỉ số chung có thể tạo nên sự hứng khởi hoặc thất vọng ở họ. Cũng theo vị giám đốc này, thị trường chứng khoán đang rất cần sự minh bạch và công bằng. Sự tác động qua lại giữa giá STB và VN-Index có thể cộng hưởng với nhau. Vì thế, việc chịu trách nhiệm của đơn vị quản lý đối với những sai sót của mình được coi là yếu tố giúp nhà đầu tư cân bằng tâm lý, tạo ?okhông khí? sạch cho thị trường

Chia sẻ trang này