Thiếu điện trầm trọng mà vẫn cứ muốn tăng trưởng cao. Chuyện chỉ có ở VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 28/03/2007.

4586 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 21:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1145 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Thiếu điện trầm trọng mà vẫn cứ muốn tăng trưởng cao. Chuyện chỉ có ở VN

    27/3 - 9/4: Cắt điện luân phiên trên toàn quốc
    10:58'' 28/03/2007 (GMT+7)
    Kể từ hôm qua, 27/3, cho đến ngày 9/4 tới, các Cty Điện lực các tỉnh, thành phố tiếp tục phải triển khai lệnh ?otiết giảm phụ tải? (tức cắt điện) một lượng điện 400 MW.


    Ảnh minh hoạ
    Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) cho biết như vậy chiều 27/3. Lý do là thiếu điện toàn hệ thống do Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 phải ngừng 1 tổ máy để sửa chữa.

    Vậy là sau đợt cắt điện luân phiên do Nhà máy điện Phú Mỹ 3 sau khi sửa chữa lại tiếp tục gặp sự cố (từ 23-26/3), nhiều khu phố, công sở, nhà máy ở các địa phương tiếp tục bị cắt điện trầm trọng hơn.

    Hiện tại, tất cả các nhà máy, tổ máy phát điện có thể chạy được đã chạy hết công suất; EVN đã buộc phải chỉ đạo đổ dầu DO để chạy các nhà máy nhiệt điện chạy khí không chỉ vào giờ cao điểm mà cả giờ thấp điểm cho dù, việc này có thể gây lỗ cho EVN.

    Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết như vậy. Theo ông Tri, việc phải liên tục ?otiết giảm? điện trên diện rộng trong mấy ngày qua và trong thời gian tới là ?obất khả kháng? do sự cố lại xảy ra ở Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (NM có công suất rất lớn).

    Tình hình còn trầm trọng hơn khi hôm qua (27/3) một tổ máy của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 lại phải ngừng phát điện lên hệ thống để sửa chữa định kỳ.

    ?oKhông thể lùi được thời gian sửa chữa tổ máy nữa vì trong hợp đồng của EVN với chủ đầu tư đã quy định rõ thời điểm phải dừng, sửa chữa, bảo dưỡng? - Ông Tri nói.

    Chiều qua (27/3), Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (TTĐĐHTĐ) Ngô Sơn Hải khẳng định thông tin về việc tiếp tục phải cắt giảm phụ tải cho dù mức tăng trưởng phụ tải đã giảm xuống đáng kể: khoảng 12,3% (trong khi tháng 1 mức tăng phụ tải là 20% và trung bình từ tháng 1 đến nay là 15%), nhờ những cố gắng tiết kiệm điện trên cả nước từ đầu tháng đến nay.

    Cũng theo ông Hải, không thể gắng bỏ qua việc sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy nữa vì như thế ?orất không an toàn? cho việc cung ứng điện trong các tháng 4, 5 và 6 - giai đoạn căng thẳng nhất về cung ứng điện trong năm.

    Theo con số của TTĐĐHTĐ đưa ra, lượng nước về các hồ chứa thủy điện đang ở mức rất thấp. Lưu lượng nước về từ đầu tháng 3 đến nay ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình chỉ đạt 203 m3/s, mức nước hồ Hoà Bình thấp hơn cùng kỳ 3,83 m - thấp nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

    Cũng theo ông Hải, đáng lo hơn là lẽ ra theo đúng kế hoạch thì ngày 27/3 Nhà máy điện Cà Mau (công suất trên 500 MW) cũng đã phải vận hành và phát điện lên lưới nhưng đã không thực hiện được. Nhưng nếu nhà máy này sắp tới vận hành thì khả năng cung ứng điện một cách ổn định cũng chưa chắc chắn!

    Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (công suất 300 MW lẽ ra đã phải vận hành từ hơn 1 năm qua) nhưng cách đây mấy hôm chạy thử một tổ máy 80 MW nhưng ngay sau đó cũng lại sự cố, phải dừng phát chưa biết chắc đến bao giờ có thể phát điện lên lưới. Nhà máy điện Cao Ngạn cũng chạy rất phập phù.

    Theo ông Hải thì, tất cả cho thấy tình hình còn có thể rất khó khăn trong vài tháng tới, nhất là nếu cuối tháng 5, lũ tiểu mãn chưa về hồ Hòa Bình.

    Vậy là ?ocuộc khủng hoảng điện? mới đã bắt đầu dù chưa đến thời điểm căng thẳng nhất của mùa khô 2007. Việc cắt điện luân phiên diễn ra liên tục, thường xuyên, trên qui mô lớn đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp hiện còn xen lẫn trong các khu dân cư, không nằm ở các khu công nghiệp tập trung.

    Phó Tổng Giám đốc EVN cho rằng, không phải EVN không nhìn thấy trước vì các tổng sơ đồ phát triển điện đã được Tập đoàn này liên tục điều chỉnh nhưng tốc độ phát triển kinh tế quá cao khiến cho phụ tải tăng quá nhanh làm cho việc cung ứng điện ở Việt Nam đã giống như ở Trung Quốc thời kỳ phát triển ?onóng? (1993-2005).

    Theo Tiền phong
  2. Goodfuture

    Goodfuture Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Đã được thích:
    0
  3. Rivaldo_bra

    Rivaldo_bra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Đã được thích:
    0
  4. niemvuibattan

    niemvuibattan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Đã được thích:
    0
    VN xây quách vài cái nhà máy điện nguyên tử đi là hết lo về điện luôn, chưa chừng còn xuất khẩu điện cho trung quốc ý chứ.
  5. Rivaldo_bra

    Rivaldo_bra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Bán CP nhà máy điện nguyên tử Sông Đà, lên sàn 12/2020 giá = giá khởi điểm 100k/CP (lúc đó chắc 100K chứ không có 10k như bây giờ)



    Được rivaldo_bra sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 29/03/2007
  6. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Cảnh báo: Nhập siêu quá lớn!
    00:50:44, 29/03/2007Ngọc Minh

    Đó là một cảnh báo đáng lưu ý cho những quý còn lại của năm 2007, bởi trong quý I, tốc độ tăng của nhập khẩu cao gần gấp đôi tốc độ tăng của xuất khẩu (33,6% so với 17,9%) và nhập siêu mới chỉ trong một quý đã lên đến 1.315 triệu USD.


    Lý giải tình hình trên, các chuyên gia đã đưa ra hai nhóm nguyên nhân về xuất khẩu và về nhập khẩu.

    Về xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn thấp. Tốc độ tăng thấp do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do kim ngạch một số mặt hàng quan trọng tăng thấp, thậm chí còn bị giảm so với cùng kỳ năm trước; một số mặt hàng giảm về lượng, một số mặt hàng giảm về giá, thậm chí có mặt hàng giảm cả về lượng, cả về giá. Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (cùng kỳ chiếm 22,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) thì kỳ này đã giảm cả về giá xuất khẩu, giảm cả về lượng xuất khẩu, nên kim ngạch đã giảm mạnh (giảm 14,6% hay giảm tới 296 triệu USD). Gạo là mặt hàng năm trước nằm trong "câu lạc bộ 1 tỉ USD", quý I năm nay mới đạt 229 triệu USD (giảm tới 33,2%, hay giảm tới 114 triệu USD), do lượng xuất khẩu mới bằng trên một nửa cùng kỳ. Cao su năm trước nằm trong "câu lạc bộ 1 tỉ USD", quý I này đã giảm mạnh về lượng xuất khẩu, nên kim ngạch cũng bị giảm 19 triệu USD. Xe đạp và phụ tùng xe đạp tiếp tục đã sút giảm - quý I giảm tới 39,4% hay giảm 18 triệu USD. Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu cũng tăng thấp hơn tốc độ chung, như hạt tiêu, chè, hạt điều, thủy sản, giày dép, rau quả, than đá?

    Có nguyên nhân về thị trường, bên cạnh một số thị trường tăng khá (như EU, Mỹ), nhưng thị trường Nhật Bản chỉ tăng 1,9%, thị trường Trung Quốc giảm 9,8%?

    Về nhập khẩu tăng cao, ngoài mặt tích cực là nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và một số nguyên, nhiên vật liệu (như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, hoá chất, thuốc trừ sâu, sợi dệt, bông, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ?) để phục vụ đổi mới thiết bị, kỹ thuật - công nghệ và sản xuất ở trong nước, nhưng cũng có một số hạn chế và đứng trước một số thách thức không nhỏ. Một số mặt hàng do sản xuất trong nước còn yếu kém, nên nhập khẩu lớn, như phôi thép, phân bón, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu? Một số mặt hàng do giá nhập khẩu tăng cao làm cho kim ngạch tăng cao, như sắt thép, phôi thép, chất dẻo, sợi dệt, bông,? Một số mặt hàng liên quan đến tiêu dùng, như vải, xe máy nguyên chiếc, tân dược? tăng cao. Với mức nhập siêu mới qua một quý mà đã lớn như trên thì khả năng cả năm sẽ còn lớn hơn cả năm trước, bởi nhập siêu là "kẻ thù" của nhiều doanh nghiệp.
    Một nguyên nhân tổng quát và rất cần cảnh báo, đó là nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước rất cao (2.937 triệu USD). Điều chứng tỏ hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước còn thấp, nên chưa tận dụng được cơ hội các nước cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam; đồng thời ngay trên thị trường nội địa, hàng hóa sản xuất trong nước lại bị giảm thị phần do phải cạnh tranh gay gắt hơn khi Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của các nước. Điều đó cũng chứng tỏ việc phát triển công nghiệp phụ trợ, giảm bớt tính gia công của sản xuất ở nước ta vẫn còn lớn.

    Ngọc Minh





    Được kekhatgai sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 29/03/2007
  7. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    TP HCM rối loạn vì mất điện
    20:00'' 31/03/2007 (GMT+7)
    Hôm nay, 7 chi nhánh điện lực tại TP HCM đã cắt điện ở 63 lộ trình trên địa bàn. Khoảng 1/3 thành phố không có điện, giao thông hỗn loạn. Sinh hoạt hàng chục nghìn gia đình đảo lộn.


    Ngã tư Nguyễn Huy Tự - Đinh Tiên Hoàng lộn xộn vì không có tín hiệu đèn còn cảnh sát giao thông thì mất hút.


    Mất điện. Tín hiệu đèn giao thông vô tác dụng, nhưng lại thiếu bóng dáng cảnh sát giao thông hướng dẫn. Người đi đường cứ bình thản lách tại các ngã tư bây giờ biến thành giao lộ tự do. Ùn tắc, va chạm thường xuyên xảy ra.

    Trong buổi sáng nay, tại các ngã tư ở quận 1, 3 như Hai Bà Trưng - Lý Chính Thắng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Duẩn - Đinh Tiên Hoàng... đều không có mặt cảnh sát giao thông. Xe gắn máy, ô tô, xe buýt và cả người đi bộ cứ liên tục bị ứ đọng tại các giao lộ.

    "Từ sáng giờ đèn không hoạt động mà không cũng thấy bóng dáng ông giao thông nào đứng chốt hết. Khi cần thì mấy ổng đi đâu hết, hay vì ngày thứ 7 nên cảnh sát giao thông không làm việc. Va chạm đã xảy ra liên tục", anh Thuật bán vé số tại ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng bức xúc.

    Một số ngã tư có cảnh sát điều khiển giao thông bằng còi thay đèn tín hiệu, lưng áo mướt mồ hôi vì phải đứng giữa trời nắng làm việc liên tục. Tại ngã tư Đinh Bộ Lĩnh -Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, hai anh Lê Quốc Thái và Nguyễn Văn Chúng, thuộc Đội 4 Cảnh sát giao thông đường bộ cho biết: "Chúng tôi trực ca đầu từ 6h đến 10h. Những ngày mất điện như thế này phải luân phiên đứng chốt nhiều hơn. Chỉ tội cho những anh đi ca vào buổi trưa, vì trời nắng nóng mà phải liên tục điều khiển xe".

    2 ngày trước, Công ty điện lực TP HCM đã có buổi làm việc với ngành Cảnh sát giao thông và Công ty chiếu sáng công cộng, về việc duy trì đèn tín hiệu giao thông trong những ngày cắt điện. Thế nhưng, tình hình rối loạn giao thông vẫn xảy ra.

    Công sở tranh thủ nghỉ, siêu thị "mướt" mồ hôi


    Không đèn đỏ, không cảnh sát giao thông


    Theo các cảnh sát giao thông, cũng may ngày cắt điện đầu tiên của đợt 10 ngày không có điện trên diện rộng, rơi vào thứ 7 nên lượng người lưu thông trên đường không đông bằng ngày thường. Nhiều công ty hôm nay cũng nhân cơ hội cắt điện cuối tuần nên đã cho nhân viên nghỉ làm luôn. Ông Nguyễn Anh Dũng, giám đốc một công ty quảng cáo cho biết, vừa kết hợp cho nhân viên nghỉ ngơi cuối tuần, vừa đỡ tốn tiền xăng chạy máy phát điện.

    Rút kinh nghiệm đợt cắt điện trên diện rộng 4 ngày trước, nhiều siêu thị đã tăng cường chuẩn bị xăng dầu cho máy phát. Tuy nhiên máy phát chỉ đủ để duy trì đèn chiếu sáng, còn máy điều hòa nhiệt độ gần như không hoạt động. Khách mua hàng ở các siêu thị Cống Quỳnh, Nguyễn Đình Chiểu, Citimart... đều đẫm mồ hôi.

    Tại các bệnh viện mặc dù được ưu tiên sử dụng điện, nhưng hầu hết đều tiết kiệm để dùng cho công tác phẫu thuật, trợ thở... Sáng nay, bệnh nhân các bệnh viện Gia Định, Ung Bướu... được bệnh viện khuyến cáo hạn chế bật quạt máy.

    ATM chết cứng

    Hệ thống máy rút tiền ATM tại các siêu thị bị cúp điện cũng lâm vào tình trạng "chết cứng". Chị Đỗ Thanh Hà, khách đi siêu thị Đinh Tiên Hoàng bực bội phẩy tay: "ATM không hoạt động, không thể nào rút tiền được". Sáng nay chị Hà dự định đến siêu thị mua sắm thực phẩm về làm bữa tiệc cuối tuần cùng gia đình, nhưng đành phải đi vào khu trung tâm thành phố để rút tiền máy ATM mới trở lại siêu thị mua hàng.


    Ông Huỳnh Song Hào, Phó giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), chi nhánh TP HCM cho biết, hệ thống ATM của ngân hàng quá lớn lại trải dài trên nhiều địa bàn khác nhau, nên Vietcombank dự kiến chỉ trang bị máy phát điện cho những khu vực trọng điểm, tập trung cụm ATM và được nhiều người sử dụng.

    Hiện tại mỗi máy ATM đều được trang bị một máy tích điện, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch đến 30 phút sau khi hệ thống mất điện. Chính vì vậy khả năng bị máy nuốt thẻ hoặc tiền đã trừ trong tài khoản nhưng điện ngưng bất ngờ khiến khách không nhận được tiền, sẽ được nhật ký ghi lại. Đến cuối ngày dựa trên ghi chép đó, nhân viên theo dõi sẽ liên lạc với khách hàng để trả lại số tiền bị mất, trừ thứ 7 và chủ nhật.

    Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á (EAB) cũng cho hay, hiện tại EAB đã dán thông báo những số điện thoại khẩn cấp hoặc những địa điểm ATM trong ngày không bị cúp điện, nhằm tạo cho người dân được thuận tiện khi giao dịch. "Tuy nhiên những điểm đặt máy ATM của EAB đều gần những cơ sở sản xuất kinh doanh nên có thể tận dụng điện của những nơi ấy", ông nói.

    Sinh hoạt gia đình đảo lộn


    Ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng mạnh ai nấy đi.
    Mặc dù ngành điện lực đã thông báo lịch cắt điện từ 5 ngày trước trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng rất nhiều người dân không để ý. Nhiều kế hoạch gia đình đã bị đảo lộn vì thiếu điện.

    Anh Nguyễn Tuấn, nhà ở chung cư 60 Nguyễn Trãi, quận 1 cho biết, điện cúp khiến hệ thống ADSL cũng bị ngưng trệ. Trong khi đó anh cực kỳ sốt ruột vì đã đến ngày hẹn liên lạc bằng mail với đối tác nước ngoài, chuẩn bị mở L/C nhập khẩu lô hàng. "Tình hình này tôi phải dự phòng một máy phát điện mới đảm bảo được công việc làm ăn trong điều kiện điện đóm chập chờn", anh dự tính.

    Chị Thủy, hàng xóm anh Tuấn thì rầu rĩ vì không có điện không thể chạy mô tơ bàn máy may. Chị tính toán, hàng ngày may gia công cho khách nếu làm việc đều đặn, thu nhập gia đình khoảng 70.000-80.000 đồng/ngày, đủ để đi chợ. Chị Thủy buồn rầu nói: "Mất điện ngày nào là chúng tôi mất thu nhập ngày đó, cả nhà chỉ trông vào mấy cái máy may này".

    Nhiều khu vực có điện nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng cúp điện trên diện rộng. Điển hình nhất là dịch vụ truyền hình cáp một số nơi không truyền tín hiệu được vì thiếu điện tại nguồn. Những ngày cuối tuần, ra đường thì giao thông hỗn loạn, về nhà nóng như ran do không có điện, nếu có điện lại không truyền hình cáp để giải trí.

    Ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Công ty dịch vụ truyền hình cáp HTVC thừa nhận, nhà cung cấp dịch vụ này cũng bó tay trong trường hợp điện cúp trên diện rộng. "Nếu điện bị cúp tại nguồn, HTVC không đủ máy phát điện để duy trì cấp phát tín hiệu, chưa kể là thời gian không có điện kéo dài cả ngày".

    (Theo VNE)

Chia sẻ trang này