Thời của nhà kinh doanh bất động sản nước ngoài?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cunghuongtoithanhcong, 31/08/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7519 người đang online, trong đó có 938 thành viên. 16:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1392 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. cunghuongtoithanhcong

    cunghuongtoithanhcong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thời của nhà kinh doanh bất động sản nước ngoài?


    Thời của nhà kinh doanh bất động sản nước ngoài?

    VNECONOMY cập nhật: 22/08/2006

    Dự án Indochina Riverside Towers sắp được hoàn thành và đưa vào cung cấp dịch vụ. (Ảnh: CBRE)
    Trong thời gian gần đây, cụ thể là từ khi Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ có hiệu lực, thị trường bất động sản trở nên trầm lắng.Giao dịch nhà đất tại các trung tâm giao dịch bất động sản giảm đáng kể. Tình trạng ?ođóng băng? của thị trường bất động sản Việt Nam đe dọa làm phá sản nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.Tuy nhiên, có một thực tế là, các công ty tư vấn, cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), Quỹ Vina Capital, Phú Mỹ Hưng... vẫn hoạt động tốt, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiến hành các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư nhằm khai thác thị trường này. Tại sao lại có sự khác biệt đó?Ưu thế của nhà đầu tư ?ongoại?Có thể nói, giao dịch trên thị trường nhà đất hiện nay có 3 loại: mua nhà đất vì có nhu cầu để ở thực sự, mua nhà đất vì có nhu cầu lâu dài và mua đi bán lại. Nhiều thành phần trong xã hội như các doanh nghiệp nhỏ, ?ocò? nhà đất và nhiều cá nhân có tiền đổ xô vào đầu tư bất động sản. Nhưng khả năng về vốn thấp, nên họ chỉ có thể đầu tư vào nhà ở cho người thu nhập thấp, trung bình.Hơn nữa, với mục đích chính là đầu cơ, nên họ đã đẩy giá nhà đất cao hơn giá trị thực của sản phẩm, cung cấp thông tin không trung thực đối với khách hàng... dẫn đến tâm lý không tin cậy vào thị trường của người có nhu cầu. Chính hiện tượng này lại đang tạo nên tình trạng ?osốt ảo? về nhà đất và làm cho thị trường nhà đất hạng trung bình và thấp đóng băng.Tại hai thị trường bất động sản lớn nhất là Hà Nội và Tp.HCM, mỗi nơi có tới hàng chục dự án căn hộ cao cấp, biệt thự và văn phòng cho thuê đang triển khai ở các giai đoạn khác nhau. Các con số thống kê cho thấy, thị trường bất động sản cao cấp vẫn sôi động, trong khi mức giá hiện tại không hề rẻ.Trước hết, nhu cầu mua nhà để ở của người dân là có thực và rất lớn (theo khảo sát của Công ty CB Richard Ellis Việt Nam, từ nay đến hết năm 2010, thị trường sẽ có thêm trên dưới 12.000 căn hộ cao cấp được hoàn thành) và vấn đề quan trọng ở đây là khi giá trị tài sản càng lớn thì người mua càng cần có được những thông tin xác thực, họ phải biết rõ khối tài sản đó không có vấn đề gì tiêu cực và phải được an toàn, phải nhận được sự quản lý chuyên nghiệp của nhà đầu tư. Đây không là ưu thế của các nhà đầu tư nhỏ, lẻ và không chuyên nghiệp.Thị trường bất động sản là thị trường đòi hỏi sự cung tài chính rất lớn (đây chắc chắn không phải là ưu thế của các nhà đầu tư Việt Nam). Sự phát triển của thị trường này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tìm được các nguồn cung tài chính lớn và ổn định. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, thị trường dịch vụ tài chính sẽ được mở rộng, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập sâu vào thị trường tài chính, nguồn vốn nước ngoài sẽ ?ochảy? vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển.Các ngân hàng nước ngoài thường đưa ra các sản phẩm dịch vụ về bất động sản rất phong phú, tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp xã hội có thể sử dụng. Đương nhiên, cùng với việc hội nhập này, thì các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ phải đổi mới nhanh chóng để theo kịp tiêu chuẩn thế giới.Như vậy, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng về vốn, trình độ quản lý như là một ?okênh tự nhiên? đầu tư vào thị trường bất động sản còn mới và có tiềm năng của Việt Nam.Hành lang pháp lý hướng vào kinh doanh chuyên nghiệpMặc khác, sự vận động của thị trường bất động sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan khác như chính sách của Nhà nước, hành lang pháp lý trong kinh doanh...Trong năm 2005, và 2006, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường này, cụ thể là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư... và sắp tới sẽ là một một số văn bản hướng dẫn thi hành. Khi những văn bản quy phạm pháp luật này có hiệu lực, chúng sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, cũng như đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.Luật Kinh doanh bất động sản cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản. Dù phạm vi kinh doanh trong lĩnh vực này của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có một số hạn chế so với cá nhân, tổ chức trong nước, song chắc chắn quyền kinh doanh của các đối tượng trên trong lĩnh vực bất động sản sẽ được mở rộng. Nghĩa là, hệ thống chính sách đất đai phải bảo đảm tính công bằng đối với mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.Chúng ta cũng đã mở rộng thêm đối tượng kiều bào được sở hữu nhà ở trong nước. Ngoài 4 đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở trong nước gồm: người về đầu tư lâu dài; người có công với đất nước; các nhà văn hóa, nhà khoa học, chuyên gia về hoạt động thường xuyên và những người được phép hồi hương (Nghị định 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001), Luật Nhà ở quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về nước cư trú với thời hạn từ 6 tháng trở lên cũng được sở hữu một căn nhà riêng lẻ hoặc một căn hộ.Theo thống kê, hiện có khoảng 3 triệu kiều bào ở nước ngoài, trong đó có khoảng 100.000 kiều bào có nhu cầu mua và sở hữu nhà ở trong nước. So với mặt bằng thu nhập của người dân trong nước thì thu nhập của kiều bào thường cao, nên họ có yêu cầu cao hơn đối với vấn đề nhà ở, đó là những căn hộ cao cấp, biệt thự...Giả sử, khi có khoảng 100.000 kiều bào về mua nhà thì sẽ tạo một sức hút lớn đối với hoạt động đầu tư trên thị trường bất động sản.Luật Nhà ở đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, nhưng trong thực tế, những trường hợp cụ thể nào thuộc đối tượng được mua nhà còn phải chờ nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Tuy nhiên, thu hút nguồn lực từ kiều bào là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nên việc họ được hưởng đầy đủ quyền sở hữu đối với bất động sản trong các giao dịch dân sự, như đối với công dân Việt Nam ở trong nước, là tất yếu.Luật Nhà ở cho phép doanh nghiệp huy động vốn đầu tư dự án nhà ở với số vốn huy động đến 70%. Ngoài ra, theo Quy chế Khu đô thị mới được ban hành kèm theo Nghị định 02 (do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5/1/2006) thì ?onghiêm cấm việc sử dụng dự án nhà ở chưa triển khai đầu tư để huy động, chiếm dụng vốn của người mua nhà dưới mọi hình thức? và một chủ đầu tư phải có không dưới 20% tổng mức vốn đầu tư dự án. Quy định này có thể hiểu như việc ?ocấm bán nhà trên giấy?.Đây là quy định đánh dấu một thời điểm mới, thời điểm sàng lọc những chủ đầu tư kém năng lực ra khỏi sân chơi và sẽ có những tác động tích cực, thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh quy củ hơn.Thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng bởi những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai các văn bản pháp luật về đất đai năm 2003. Tuy nhiên, sự ra đời của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, với xu hướng tiệm cận và phù hợp với nguyên tắc của WTO, chắc chắn đó sẽ là cơ sở cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường bất động sản Việt Nam. Có thể nói, sẽ có một làn sóng đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.
  2. cunghuongtoithanhcong

    cunghuongtoithanhcong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Bất động sản hút đầu tư nước ngoài
    VNECONOMY cập nhật: 13/07/2006

    Tháng 6 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Ŀầu tư đã phê duyệt giấy phép đầu tư cho một loạt dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản.
    Bất chấp những bình luận không mấy khả quan vỿ tình hình thị trưỿng bất động sản, trong vài tháng gần đây, nhiỿu nhà đầu tư nước ngoài vẫn lặng lẽ phát triển những dự án đầy tham vỿng trong lĩnh vực bất động sản.Ŀã có cả những dự án lớn nhắm vào một số địa bàn chưa bao giỿ được coi là ?othỿi nam châm? thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nói riêng. Tại Thái Nguyên, chính quyỿn địa phương đang hy vỿng một dự án đầu tư quy mô lớn của Tập đoàn Intra (Nhật Bản) sẽ trở thành ?oliỿu thuốc dẫn? cho những dự án lớn, không chỉ từ ?oxứ sở hoa anh đào?, mà còn từ những quốc gia khác đang quan tâm đến việc đầu tư vào địa bàn tỉnh, trong đó có Hàn Quốc. Với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 triệu USD do Tập đoàn Intra sở hữu 100%, đây là một dự án hiếm hoi có quy mô lớn được xây dựng tại một địa bàn không phải là một trong những thành phố lớn có thị trưỿng bất động sản cũng như cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.Ông Ŀặng Viết Thuần, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ŀầu tư Thái Nguyên nhấn mạnh tầm quan trỿng của dự án, bởi nếu triển khai thành công, dự án này sẽ góp phần tạo ra một trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hoá, giải trí - nhân tố hết sức quan trỿng mà Thái Nguyên đang thiếu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. ?oNhiỿu nhà đầu tư đang rất quan tâm đến Thái Nguyên, nhưng tỉnh lại chưa có những cơ sở ăn nghỉ, vui chơi giải trí hiện đại để giúp nhà đầu tư có cuộc sống tiện nghi khi đến làm ăn tại đây?, ông giải thích.Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng chú trỿng dịch vụ. Bởi ý nghĩa to lớn đó, dự án này đã nhận được sự hỗ trợ ?olớn nhất từ trước tới nay đối với một dự án đầu tư nước ngoài? từ phía chính quyỿn địa phương.Dự án của Intra sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn I, nhà đầu tư Nhật sẽ thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao với UBND tỉnh Thái Nguyên liên quan đến việc phát triển hồ Xương Rồng và một số hạng mục hạ tầng ngoại vi.Chỉ sau khi hoàn thành giai đoạn I, chính quyỿn địa phương mới bàn giao đất để nhà đầu tư xây dựng căn hộ cho thuê, các loại nhà ở để bán và các toà nhà thương mại cho thuê trong giai đoạn II.Hơn nửa tháng trước khi dự án của Intra được đệ trình lên cơ quan chức năng, vào cuối tháng 5/2006, Tập đoàn Rockingham Asset Management LLC (Mỹ) cũng đã đệ đơn xin thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhằm xây dựng và đưa vào hoạt động một quần thể du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Công ty TNHH Phát triển bất động sản Rockingham Việt Nam sẽ có vốn điỿu lệ 200 triệu USD và dự kiến sẽ huy động 1 tỷ USD vốn đầu tư nhằm phát triển và kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng các khu du lịch, giải trí, các công trình văn hoá, thể thao, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ...Trong số những dự án đang được các cơ quan chức năng xem xét còn có dự án Công ty liên doanh TNHH Lee & Co (Việt Nam) giữa một đối tác Hàn Quốc và hai công ty Việt Nam. Ŀây cũng là dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, nhà ở, trung tâm thương mại với tổng vốn dự kiến hơn 76 triệu USD sẽ được rót vào Tp.HCM.Ngoài ra, chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Ŀầu tư đã phê duyệt giấy phép đầu tư cho một loạt dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản, như Công ty liên doanh Hội chợ và Triển lãm Sài gòn tại Tp.HCM, với vốn đầu tư gần 20 triệu USD; dự án Silver Shores Hoàng Ŀạt tại Ŀà Nẵng, với số vốn đăng ký 86 triệu USD; dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh xây dựng toà nhà văn phòng và căn hộ cho thuê và bán tại Tp.HCM, với vốn đầu tư hơn 11 triệu USD.
  3. BaohiemPVI

    BaohiemPVI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Tập đoàn Dầu khí VN: Đầu tư nhiều dự án lớn vào Hà Tây
    08:01PM - Thứ hai, 30/04/2007

    UBND tỉnh Hà Tây vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí và UBND tỉnh Hà Tây sẽ tạo điều kiện để các DN thành viên của tập đoàn tự đầu tư hoặc phối hợp cùng các DN của tỉnh Hà Tây đầu tư các dự án mà hai bên cùng quan tâm như: phát triển mạng lưới tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh BĐS; phát triển trung tâm thương mại, du lịch, các KCN, đường giao thông, kho xăng dầu, khí hóa lỏng...

    Trước mắt, Tập đoàn Dầu khí tập trung triển khai đầu tư vào các dự án: xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Hai thuộc địa bàn huyện Ba Vì; xây dựng khu khoa học công nghệ và đô thị dầu khí (bao gồm trường đại học dầu khí, bệnh viện dầu khí, bảo tàng dầu khí, phân viện dầu khí quốc gia... tại khu vực nằm giữa Hoà Lạc và thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây)...
  4. tiger68

    tiger68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bố đừng cố mà bơm BĐS đang xuống thấy rõ rồi đấy. Bán đi kẻo chết sặc tiết.
  5. cunghuongtoithanhcong

    cunghuongtoithanhcong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    2 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng hai bên bờ sông Hồng

    Bên lề Hội nghị công bố Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Hà Nội năm 2007, ông Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã tiết lộ những thông tin mới về kế hoạch xây dựng hai bên bờ sông Hồng, với số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu dự kiến lên đến 2 tỷ USD.

    Theo kế hoạch này, toàn bộ dải bờ sông và khu bãi bồi từ chân Cầu Thăng Long (bến Chèm) đến khu vực Cầu Thanh Trì sẽ được cải tạo và xây mới một chuỗi đô thị hướng mặt ra sông. Chính quyền Thành phố Seoul (Hàn Quốc) tài trợ cho Hà Nội 5 triệu USD để thực hiện khảo sát và quy hoạch dự án này.

    Về tổ chức không gian và sử dụng đất, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, dự án được phân làm 4 đoạn, gồm: phía Bắc Cầu Thăng Long, từ Cầu Thăng Long đến Cầu Chương Dương, từ Cầu Chương Dương đến Thanh Trì và từ Thanh Trì đến hết địa phận Hà Nội. Trong mỗi đoạn, ý đồ tổ chức khai thác cũng khác nhau.
  6. ventureMPI

    ventureMPI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Savills nhảy vào thị trường bất động sản Việt Nam

    Tập đoàn Savills, nhà cung cấp các dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới, vừa chính thức thông báo việc đầu tư vào công ty Chesterton Petty Việt Nam.

    Cũng theo thông báo này, kể từ ngày 2/6/2007, Chesterton Petty Việt Nam sẽ chính thức được đổi tên thành Savills Việt Nam Ltd.

    Ông Robert McKellar, Tổng giám đốc của Savills châu Á - Thái Bình Dương, nói: ?oTôi rất vui mừng khi chúng tôi có thể đầu tư vào một trong những thị trường bất động sản đang phát triển và được đánh giá là rất năng động ở châu Á vào thời điểm hiện tại. Sự đầu tư của chúng tôi vào Việt Nam thể hiện một bước đi mang tính chiến lược để có thể tham gia vào tất cả các thị trường quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương?.

    Theo ông, Việt Nam hiện đang trải qua quá trình phát triển kinh tế rất nhanh với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dự kiến sẽ tăng trên 13 tỷ USD trong năm 2007. Thành công về sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã tạo nên nguồn cầu lớn trong lĩnh vực xây dựng, phát triển bất động sản và các dịch vụ tư vấn kèm theo trong các lĩnh vực văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp và nhà ở.

    Theo ông Alastair Orr Ewing, Chủ tịch Chesterton Petty Việt Nam, việc thay đổi tên công ty chỉ là thay đổi thương hiệu. Còn đội ngũ nhân viên của Chesterton tại Việt Nam vẫn không thay đổi. ?oThương hiệu mới sẽ giúp chúng tôi tiếp tục chiến lược mở rộng tại Việt Nam, đồng thời tăng thêm chất lượng những công việc chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi đã lựa chọn Savills là đối tác mới bởi tiềm lực của họ, kế hoạch mở rộng đầy tham vọng tại châu Á và những sự đồng nhất về hoạt động của hai công ty? ông nói.

    Savills là một công ty có cổ phiếu phát hành trên sàn chứng khoán London, được thành lập vào năm 1855 và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn bất động sản thương mại, nhà ở và bất động sản đa mục đích. Công ty có tổng số vốn hoạt động trên 2 tỷ USD và có mặt tại 29 quốc gia trên toàn thế giới, với hơn 160 văn phòng và tổng số hơn 15.800 nhân viên. Trong năm tài chính 2006, Savills đạt hơn 1 tỷ USD doanh thu và lợi nhuận trước thuế trên 170 triệu USD.

    Riêng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Savills đã thiết lập văn phòng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, Đài Loan, Philippines, úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan với mạng lưới 30 văn phòng và 11.000 nhân viên. Doanh thu 2006 của Savills tại khu vực này đạt 250 triệu USD.
  7. BaohiemPVI

    BaohiemPVI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Tập đoàn Dầu khí VN: Đầu tư nhiều dự án lớn vào Hà Tây
    08:01PM - Thứ hai, 30/04/2007

    UBND tỉnh Hà Tây vừa ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí và UBND tỉnh Hà Tây sẽ tạo điều kiện để các DN thành viên của tập đoàn tự đầu tư hoặc phối hợp cùng các DN của tỉnh Hà Tây đầu tư các dự án mà hai bên cùng quan tâm như: phát triển mạng lưới tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh BĐS; phát triển trung tâm thương mại, du lịch, các KCN, đường giao thông, kho xăng dầu, khí hóa lỏng...

    Trước mắt, Tập đoàn Dầu khí tập trung triển khai đầu tư vào các dự án: xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Hai thuộc địa bàn huyện Ba Vì; xây dựng khu khoa học công nghệ và đô thị dầu khí (bao gồm trường đại học dầu khí, bệnh viện dầu khí, bảo tàng dầu khí, phân viện dầu khí quốc gia... tại khu vực nằm giữa Hoà Lạc và thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây)...
  8. investip123

    investip123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Website của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ:
    http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020529000522

    Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ
    05/29/2002 - Việt Nam đổi mới

    Để kiểm tra xem có ai đăng ký thương hiệu của mình ở Mỹ hay chưa, doanh nghiệp Viêt Nam có thể vào trang chủ của Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chỉ www.uspto.gov).

    Điều 6 trong chương II về quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định thưng mại Việt - Mỹ có một nội dung quan trọng nhưng quá ngắn gọn nên có thể doanh nghiệp không chú ý. Nội dung nói, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ "áp dụng điều 6bis, Công ước Paris, với sửa đổi cần thiết, đối với dịch vụ".

    Điều này có nghĩa là người nộp hồ sơ đăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối hay đã đăng ký rồi sẽ bị thu hồi giấy đăng ký nếu nhãn hiệu giống hay tương tự nhãn hiệu nổi tiếng đã được dăng ký ở bất kỳ nước thành viên nào của Công ước Paris (mà cả Mỹ và Việt Nam đều là thành viên). Chẳng hạn, giả thử dù IBM hay Microsoft cưa đăng ký ở Việt Nam, cơ quan đăng ký nhãn hiệu nước ta cũng sẽ không bao giờ cấp chứng nhận cho một công ty Việt Nam đòi sử dụng nhãn hiệu này hay tưng tự kiểu IBM-V hay Microsop.

    Cho nên, ở Việt Nam, Vinamilk là nhãn hiệu nổi tiếng thì khi đăng ký nhãn hiẹu này ở Mỹ, Vinamilk phải được ưu tiên, không thể có một công ty nào đó của Mỹ đăng ký sử dụng nhãn hiệu này và cấm sản phẩm của Vinamilk xuất hiện trên thị trường Mỹ. Tất nhiên, Hiệp định thưng mại Việt - Mỹ cũng định nghĩa rõ thế nào là nổi tiếng để tránh tranh cãi về sau.

    Trong tất cả các chương của Hiệp định thương mại Viêt - Mỹ, chương II về quyền sở hữu trí tuệ, ở phần nhãn hiệu hàng hóa, tinh thần quan trọng nhất là đối xử quốc gia, có nghĩa là công ty Mỹ đăng ký thươưng hiệu tại Mỹ như ư thế nào, thì doanh nghiệp Việt Nam sang bên đó đăng ký cũng chừng ấy thủ tục, không
    được gây khó dễ.

    Riêng phần nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có đề cập thêm loại nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể là loại nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của tổ chức, một nhóm như Coopmart, còn nhãn hiệu chứng nhận do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng đại loại như biểu trưng: "Hàng Việt Nam chất lượng cao".

    Muốn đăng ký nhãn hiệu thường phải thật sự sử dụng nhãn hiệu đó. airưng Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có nói, không được từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự định sử dụng chưa được thực hiện. Thời hạn tối đa hoãn ý định sử dụng nhãn hiệu là ba năm kể từ ngày nộp đơn. Nói như vậy có nghĩa là công ty Mỹ vẫn có thể đăng ký nhãn hiệu Việt Tiến cho mặt hàng áo s mi (nếu chưa có ai đăng ký) và không nhất thiết phải có sản phẩm này trên thị trường trong vòng 3 năm.

    Một nhãn hiệu sau khi đăng ký có hiệu lực trong 10 năm; sau đó cứ 10 năm gia hạn lại. Cònn một nhãn hiệu sau 3 năm không sử dụng mà không có lý do chính đáng có thể bị thu hồi giấy đăng ký.

    Muốn biết đã có ai đăng ký nhãn hiệu cửa mình
    Trên trang chủ của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO - địa chí www.uspto.gov), hiện có 168 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà người đăng ký có địa chỉ ở Việt Nam, trong đó có các nhãn hiệu đã được chấp nhận như Yomilk, sữa Phúc Lộc Thọ, Bibica.. So với 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang qun lý thì con số đó quá nhỏ.

    Ngoài ra, cũng có nhiều nhãn hiệu Việt Nam bị các công ty Mỹ đăng ký, ví dụ nước mắm nhĩ Phú Quốc do Công ty Kim Seng tại California đăng ký từ tháng 2/1998. Thương hiệu Trung Nguyên,đã có hồuee[ cửa Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuật Trung Nguyên (bằng tiếng Việt) vào tháng 11/2000. đến tháng 8/2001 mới có hồ sơ của chính Trung Nguyên đăng ký nhãn hiệu "Trung Nguyên - nguồn cảm hứng sáng tạo mới". Chưa thấy hồ s nào được công nhận chính thức.

    Giả sử kiểm tra xong, thấy có người chiếm dụng tên tuổi của mình thì doanh nghiệp phải làm sao? Thật ra ngay cả khi không đăng ký, người chủ một nhãn hiệu đã có thể sử dụng dấu hiệu TM (trademark) hay SM (service mark) ngay sau nhãn hiệu cửa mình. Sau khi nộp hồ sơ cho USPTO, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục sử dụng loại dấu hiệu này cho đến khi nào chính thức được công nhận mới chuyển sang dùng dấu hiệu đã đăng ký(registered). Thời gian xem xét công nhận tùy từng tkysường hợp, với mức bình quân khoảng 1 năm.

    Đăng ký qua mạng

    Doanh nghiệp Việt Nam khả năng tài chính có hạn, không nên mất tiền thuê luật sư hay qua tận Mỹ đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay, USPTO đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ http://teas.uspto.gov/indexTLT.html.

    Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ cửa mình, xem có ai tranh chấp không, bao giờ đựợc công nhận.

    Ngược lại, nếu thấy có ai giành quyền sử dụng thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể khiếu nại tới ủy ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu Mỹ (TTAP). Sau khi nhận hồ s, cơ quan này sẽ gửi thông báo đến người đăng ký và yêu cầu giải trình và tùy từng trường hợp sẽ giải quyết trong vòng 4 tháng. Có thể khiếu nại thươưng hiệu đang xem xét và c thươưng hiệu đã được đăng ký. Lưu ý chủ nhân thực sự của một thương hiệu có gắn yếu tố tên xuất xứ hàng hoá, ví dụ nhãn Hưng Yên, gạo nàng hương, xòai cát Hoà Lộc thường được ư ưu tiên.

    Lệ phí đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệ phí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận. Lệ phí nộp đơn khiếu nại nhãn hiệu bị chiếm đoạt là 300 USD. Gia hạn nhãn hiệu cũng phải nộp tiền, 400 USD mỗi lần gia hạn.

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ*

    Cơ sở nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:

    1- Nhãn hiệu đã sử dụng tại Mỹ.

    2- Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ.

    3 - Nhãn hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).

    4- Nhãn hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ước Paris hoặc của thỏa ước về nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).*

    Quy trình xét nghiệm:- Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ
    được xét nghiệm trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đối nào của xét nghiệm viên đưa ra trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sang công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỹ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.- Nếu không có đơn phản đối, nhãn hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụng (1) hoặc đã đăng ký tại một nước khác (4) sẽ được cấp giấy chứng nhận. Những đơn nộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác (3) sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khi đơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở. Nếu đơn nộp trên cơ sở dự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấp nhận đơn. Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trong thời hạn nộp đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp bằng.Như ư vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Mỹ kể từ khi nộp đơn đến khi cấp văn bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn.

    Địa chỉ liên lạc
    Tại Hà Nội: Công ty Sở hữu công nghiệp (INVESTIP), 8 Tôn Thất Thiệp, Hà Nội.
    ĐT: (04) 88260687.
    E-mail: investiphn@hn.vnn.vn.
    Tại TP HCM: INVESTIP, 31 Hàn Thuyên, quận 1, TP HCM.
    ĐT: (08) 8292400.
    E-mail: investiphcm@hcm.vnn.vn.
    Giám Đốc chi nhánh: Nguyễn Bích Thuỷ
  9. ventureMPI

    ventureMPI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi thông tin này là đáng chú ý
  10. mnguyenvn

    mnguyenvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Thêm Báo Tây cũng đăng tin đây này

    http://www.iht.com/articles/2007/03/19/bloomberg/sxindochina.php
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này