Thời điểm mua cổ phiếu ngành dầu khí đã đến ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lochv135, 11/04/2015.

2391 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 05:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 8184 lượt đọc và 82 bài trả lời
  1. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Thị trường giá dầu tạo vùng đáy qua đồ thị tuần
    ADX đạt cực trị vùng 62-65 và xu hướng đang đi xuống ,cùng Cặp DI (-) & DI (+) thu hẹp dần độ lệch giá trị

    [​IMG]


    Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật.

    Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, để khuất phục Nga, Mỹ và phương Tây tiến hành một cuộc chiến tiền tệ hòng làm sụp đổ nền kinh tế Nga bằng đòn USD-dầu mỏ. Đó là dùng sức mạnh toàn cầu của đồng USD kết hợp cùng những “cá mập tài chính” làm mất giá đồng Ruble, đồng thời giảm giá dầu tối đa để đánh vào nguồn ngân sách chính của doanh thu xuất khẩu và nguồn chính bổ sung vàng dự trữ của Nga.

    Phải công nhận, đây là đòn hiểm, miếng võ “gia truyền” của Mỹ-phương Tây. Nói là “gia truyền” vì trước đây chính quyền của Tổng thống R.Reagan đã dùng và đã có hiệu nghiệm lớn khi hạ “knock out” Liên Xô, không những thế, sức mạnh và nguy hiểm của nó ngày nay còn khủng khiếp hơn khi đồng USD của Mỹ đang trở thành chúa tể thế giới và trong bản thân nước Nga đang tồn tại những “cá mập tài chính”.

    Hiệu quả của đòn đánh bất ngờ này là sự thảm bại thê thảm của đồng ruble Nga. Ngày 16/12 được coi là “ngày thứ 3 đen tối” khi đồng Ruble giảm tới 10% và khiến Ngân hàng trung ương Nga quyết định tăng ngay lãi suất lên đến 17%/năm nhưng vẫn không ngăn được tình trang mất kiểm soát.

    Cùng với giá dầu giảm kỷ lục, đã khiến cho giới quan sát cảm nhận được khủng hoảng kinh tế Nga đến hồi trầm trọng. Tuy nhiên, ngày 18/12, Putin trong cuộc họp với hơn 1200 phóng viên báo chí vẫn tươi cười và cho rằng: “Nền kinh tế Nga như hiện nay thì chỉ chừng 25-30% là do Mỹ-EU cấm vận và giá dầu giảm”. Vậy còn 70% là tại đâu? Có liên quan gì đến “những cá mập tài chính”?

    1- Doanh vụ chưa từng có trong lịch sử thị trường tài chính(!)

    “Trước đây, một phần cổ phiếu của các công ty năng lượng thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài (người Mỹ và EU) - điều này có nghĩa rằng gần một nửa doanh thu không rơi vào ngân khố Nga mà vào các tài khoản những “cá mập tài chính" của châu Âu, Mỹ.

    Khi Mỹ-phương Tây ra đòn, đồng ruble bất ngờ giảm sút, nhưng ngân hàng trung ương không làm gì được để duy trì tỷ giá đồng ruble, xuất hiện những tin đồn đại rằng Nga không có dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá đồng ruble. Những tin đồn này và tuyên bố của Putin rằng ông sẵn sàng và sẽ bảo vệ người dân sử dụng tiếng Nga ở Ucraina đã đưa đến sự giảm sút lớn giá cổ phần của các công ty năng lượng Nga và "những cá mập tài chính" bắt đầu bán cổ phần khi chúng hoàn toàn chưa mất giá trị thực.

    Putin đã chờ suốt một tuần, và khi giá đã sụt dưới ngưỡng, ông đã bất ngờ ra lệnh lập tức mua sạch tất cả các cổ phần của cả người Mỹ và người châu Âu. Khi "những cá mập tài chính" nhận thức được rằng họ bị đánh lừa thì đã muộn, các cổ phần đã nằm trong tay Nga và bây giờ Nga kiếm được hơn 20 tỷ dollars. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nhiều 20 tỷ dollars là người Nga đã lấy lại hơn 30% cổ phần, làm chủ hoàn toàn các công ty của mình và bây giờ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ không chạy ra nước ngoài, mà sẽ ở lại Nga, giá trị đồng ruble tự thân tăng lên và không cần chi dự trữ vàng ngoại tệ để duy trì nó, còn những "cá mập tài chính" của châu Âu, chỉ trong vài phút họ đã bị mua sạch các cổ phần và không còn doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt”. (theo Kichbu)

    Một doanh vụ siêu kinh điển như…trong phim Mỹ, khiến chúng ta chưa tin đó là sự thật. Tuy nhiên, doanh vụ tiếp theo của Nga sau đây là hiện thực.

    2- Dùng vàng để triệt tiêu sự thống trị của dollars

    Trong thế giới tài chính, vàng được coi như antidoollars (kháng dollars), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố thì chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của dollars. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được dollars để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.

    Nhưng là quốc gia bá chủ thế giới, Mỹ buộc thế giới phải coi tờ dollars của Mỹ là thứ giao dịch mạnh nhất, có giá trị nhất và thực tế, với một nền kinh tế hàng đầu thế giới, dollars của Mỹ có sức mạnh như hiện nay là tất yếu. Và đương nhiên, để bảo vệ quyền thống trị của dollars trên thị trường tiền tệ toàn cầu, Mỹ có những chính sách, luật, để “đàn áp” buộc giá trị vàng phụ thuộc vào dollars tức phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Mỹ.

    Năm 1971, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đóng “cửa sổ vàng”, chấm dứt việc trao đổi tự do vàng với dollars.

    Năm 2014 khủng hoảng Ukraine, Mỹ-phương Tây, bằng các nổ lực và nguồn lực của mình đã can thiệp vào giá dầu và vàng để làm tăng sức mạnh của dollars nhằm đánh sập nền kinh tế Nga. Tổng thống Nga V. Putin lập tức mở “cửa sổ vàng” bắt đầu trao đổi tự do giữa vàng và dollars mà không cần “xin phép Mỹ”.

    Thứ nhất, về xuất khẩu. Nga không coi dollars là phương tiện thanh toán cuối cùng, không coi dollars là nguồn tích lũy chính mà thay vào đó là VÀNG. Tiền dollars thu được từ bán dầu, khí đốt…cho phương Tây đều được Nga quy ra vàng và biến thành vàng ngay và luôn.

    Điều thú vị, trớ trêu ở đây là Mỹ-phương Tây mua hàng của Nga phải thanh toán bằng dollars, mà giá trị thực của dollars đã được Mỹ-phương Tây đẩy lên cao để giảm giá dầu và vàng (giả tạo), trong khi đó, Nga thì sử dụng tiền dollars thu được này để mua ngay vàng với cái giá thấp giả tạo đó. Rốt cuộc, “Nga đã đưa Mỹ-phương Tây vào vị trí của một con rắn, mạnh mẽ và siêng năng nuốt đuôi của chính mình”. Đây là lời bình mà tôi cho rằng hay nhất trong năm bởi Golbal Research thay vì như “tự ghè đá vào chân mình”, “gậy ông lại đập lưng ông”…

    Chúng ta còn nhớ, vào những năm 70-80, Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ, vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã trắng trợn “quịt” 50% số nợ với Nhật.

    Mỹ tuy chưa làm được điều này với Trung Quốc nhưng hơn 3000 tỷ dollars trái phiếu sẽ bị FED thao tác “bốc hơi” lúc nào là chuyện dễ như trở bàn tay. Trung Quốc thừa biết nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên buộc phải chấp nhận “lót tay”, chấp nhận có thể bị “quỵt nợ” ,“cố đấm ăn xôi”mà thôi.

    Rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đã đem của cải, tài nguyên của mình đổi lấy những tờ dollars của Mỹ, do Mỹ in và phát hành, nhưng Nga thì không, Nga đem những thứ đó để đổi lấy vàng. Đây là những con số nói lên tất cả: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dự trữ vàng của Liên bang Nga trong tháng 11 năm nay đã tăng thêm 19 tấn, đạt con số 1.187,5 tấn. Đây là chỉ số dự trữ vàng cao nhất của nước này trong 20 năm qua. Nga đã nhập khẩu vàng suốt 8 tháng nay để tận dụng mức giá thấp. Trong quý 3 năm nay, khi giá vàng đã giảm 1,9%, tất cả ngân hàng trên thế giới mua vào 93 tấn thì Nga chiếm một con số kinh ngạc là 55 tấn.

    Thứ hai là về thanh toán nhập khẩu. Nga tuyên bố thanh toán bằng vàng được quy đổi theo dollars. Tuyên bố này gửi đến các nước BRICS và Trung Quốc hưởng ứng nhiệt liệt. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên bố “Dừng việc tăng dự trữ quốc gia bằng đồng dollars”. Điều này có nghĩa là cũng như Nga, vẫn chấp nhận lấy dollars làm phương tiện trung gian thanh toán hàng hóa, nhưng sau đó sẽ loại bỏ nó bằng một thứ khác trong cơ cấu dự trữ quốc gia.

    Có thể nói quan hệ Nga-Trung được coi là thành công nhất trong vụ hạn chế, tiến tới triệt tiêu sự bá chủ của đồng dollars mà Trung Quốc ấp ủ từ lâu. Hàng hóa của Trung Quốc và năng lượng của Nga được thanh toán cuối cùng bằng vàng. Trong cuộc chơi này, trong rổ tiền tiền tệ của nhóm nước BRICS sẽ không có sự xuất hiện của đồng dollars.

    Châu Âu phải mua năng lượng của Nga bằng vàng và mua hàng hóa của Trung Quốc cũng phải bằng vàng và chắc chắn lúc đó vàng từ nguồn dự trữ của phương Tây sẽ chảy vào kho của các quốc gia BRICS, những quốc gia mà họ không dùng đồng dollars làm phương tiện thanh toán cuối cùng.

    Vàng không dễ sản xuất như in ấn dollars, với sự giảm mạnh lượng dự trữ vàng hiện nay, phương Tây chỉ có thể chờ ngày dollars rời khỏi vũ đài lịch sử khi nó không còn là một phương tiện thanh toán, dự trữ cuối cùng cho các quốc gia trên thế giới. Những gì Nga và Trung Quốc đang làm cùng các nước BRICS đã thực sự thay đổi dần vị thế, vai trò của đồng dollars trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

    Khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất, Liên Xô lúc đó, đã bán vàng trong kho của mình. Kết quả là Liên Xô bị tan rã. Mỹ-phương Tây lên ngôi, đồng dollars đã trở thành chúa tể thế giới.

    Còn bây giờ, khi giá dầu giảm đến mức thấp nhất thì Nga lại mua vàng nhập vào kho của mình. Kết quả sẽ ra sao? Đó sẽ là sự sụp đổ sự bá quyền của dollars-dầu lửa, mô hình thống trị thế giới của Mỹ-phương Tây?

    Mỹ và phương Tây sẽ làm gì? Theo truyền thống, để loại bỏ mối đe dọa quyền bá chủ và lợi ích quốc gia, Mỹ-phương Tây sẽ tiến hành lật đổ chế độ Nga-Putin (cách mạng màu) hoặc tấn công bằng quân sự vào Nga, nhưng cả hai cách này xem ra đều không thể.

    Mỹ-phương Tây đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tuyệt vọng trong “cái bẫy vàng” tiền tệ của Putin sau khi đã quá hiểu quy tắc vàng: “Ai có nhiều vàng ra những quy định” và chưa biết làm gì để thoát ra.

    Lê Ngọc Thống
    --- Gộp bài viết, 11/04/2015, Bài cũ: 11/04/2015 ---
    Kì vọng nhịp hồi phục vùng 51-55
    subin05, indicators, 1919596 người khác thích bài này.
    191959luotsongthanck đã loan bài này
  2. Doilai2015

    Doilai2015 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    596
    Đánh gas là chuẩn roài
    lochv135npp2010 thích bài này.
  3. MrWolf

    MrWolf Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    395
    GAS còn nằm dài ở đó.. ;;)
    npp2010 thích bài này.
  4. cogiko

    cogiko Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2013
    Đã được thích:
    24.127
    Tks bác bài st rất hay và bổ ích
    npp2010 thích bài này.
  5. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), hơn một nửa sản lượng dầu trên toàn cầu được vận chuyển trên các tuyến đường biển. Trong đó 8 eo biển chiến lược mà các cường quốc buộc phải kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng để đảm bảo "mạch máu đen" thông suốt.

    [​IMG]

    8 điểm nút quan trọng đối với giá dầu trên thị trường

    Dưới đây là danh sách 8 điểm nút quan trọng của giá dầu hiện nay.

    1. Eo biển Hormuz: 17 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Theo EIA, có 17 triệu thùng dầu, chiếm 30% lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển, đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày. Dầu từ Ả Rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Qatar, Iran và Iraq sẽ đi qua eo biển này và hướng về phía châu Á. Eo biển Hormuz đủ lớn để các tàu chở dầu loại lớn nhất trên thế giới có thể đi qua.

    Trước đây, Iran từng đe dọa sẽ đóng cửa eo biển này đối với các tàu chở dầu nhằm trừng phạt các quốc gia đã áp đặt lệnh cấm vận lên Iran.

    2. Eo biển Malacca: 15,2 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Eo biển Malacca là con đường biển ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và vùng biển phía Nam Trung Quốc cũng như Thái Bình Dương. Năm 2013, EIA ước tính có 15,2 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển này mỗi ngày, chủ yếu là dầu mỏ từ Trung Đông vận chuyển tới Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản.

    Malacca cũng là 1 trong những eo biển chật hẹp nhất trên thế giới. Phần hẹp nhất của eo biển chỉ rộng 1,7 dặm, tạo thành nút cổ chai cho các tàu vận chuyển qua đây. Cũng bởi vậy, eo biển này là “điểm nóng” về tệ nạn cướp biển, đe dọa lớn tới các tàu thuyền di chuyển qua khu vực này.

    3. Mũi Hảo Vọng: 4,9 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Mặc dù không phải là 1 eo biển, nhưng Mũi Hảo Vọng vẫn là 1 tuyến đường quan trọng đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Năm 2013, có khoảng 4,9 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây mỗi ngày, chiếm khoảng 9% tổng lượng dầu mỏ vận chuyển qua đường biển.

    Đây cũng là lựa chọn thứ 2 của các tàu chở dầu trong trường hợp kênh đào Suez và eo Bab el-Mandab bị đóng cửa. Tuy nhiên, các chuyến tàu qua Mũi Hảo Vọng sẽ khiến dầu “đội giá” thêm bởi hành trình sẽ dài thêm 2.700 dặm để vận chuyển dầu từ Ả Rập Xê út tới Mỹ.

    4. Bab el-Mandab: 3,8 triệu thùng/mỗi ngày

    [​IMG]

    Hiện tại, eo biển Bab el-Mandab đang là khu vực bất ổn nhất trong số các nút thắt vận chuyển chính trên thế giới. Cuối tuần trước, giá dầu thế giới đột ngột tăng mạnh hơn 4% sau khi liên quân Ả Rập Xê út tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại quân nổi dậy tại Yemen. Sở dĩ tình hình chiến tranh tại đất nước này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường dầu mỏ toàn cầu là bởi, mỗi ngày có tới 3,8 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo biển Babel-Mandab phía nam Yemen.

    Bab – el-Mandab kết nối Biển Đỏ và vịnh Aden với 1 phần của Ấn Độ Dương. Nếu tình hình eo biển này quá bất ổn hoặc bị đóng cửa, các tàu chở dầu buộc phải di chuyển vòng qua phía nam của châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng.

    Đặc biệt, theo EIA, phần lớn các tuyến đường đi qua kênh đào Suez thì đều phải qua Bab el-Mandab, chính bởi vậy nếu khu vực này bất ổn, nó sẽ tạo tác động kép lên cả 2 khu vực này.

    5. Eo biển Danish: 3,3 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Eo biển Danish gồm 1 số eo biển nhỏ, đi qua đảo Danish, là eo biển an toàn nhất trong số các điểm nút mà các tàu chở dầu phải đi qua. Eo biển này nối phía đông vùng biển Baltic tới phía tây biển Bắc. ước tính có khoảng 3,3 triệu thùng dầu qua eo biển này mỗi ngày.

    Theo EIA, có khoảng 425 lượng dầu qua vùng biển Danish có nguồn gốc từ Nga và đi về phía Tây.

    6. Kênh đào Suez: 3,2 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Kênh đào Suez đi qua Ai Cập và kết nối biển Đỏ với Địa Trung Hải. Năm 2013, có 3,2 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây mỗi ngày, phần lớn là cho thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

    Theo EIA, kênh đào này đã được mở rộng năm 2010 nhằm đủ sức cho khoảng 60% các loại tàu chở dầu có thể đi qua được.

    7. Bosporus: 2,9 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Bosporus là eo biển chia cắt phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và phần thuộc châu Á của nước này. Eo biển này kết nối biển Đen với Địa Trung Hải. Năm 2013, có khoảng 2,9 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây mỗi ngày, chủ yếu xuất phát từ Nga, Azerbaijan và Kazakhstan.

    8. Kênh đào Panama: 0,85 triệu thùng/ngày

    [​IMG]

    Kênh đào Panama được xem là lối đi tắt, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Con đường này dài 83 km và có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận tải dầu thô trên thế giới. Nếu kênh đào này bị đóng cửa, các tàu chở dầu phải chạy vòng qua eo biển Magellan, mũi Sừng và eo Drake (Mar de Hoces) ở cực Nam châu Mỹ.

    Theo EIA, kênh đào Panama vận chuyển gần 1,4% sản lượng dầu trên toàn cầu năm 2013. Kênh đào này đang tiếp tục được mở rộng nhằm đủ sức cho phép các tàu chở dầu cỡ lớn hơn đi qua 1 cách dễ dàng.

    Nguồn: ĐTCK/ Business Insider
    cogikonpp2010 thích bài này.
    npp2010 đã loan bài này
  6. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    rong tuần qua, một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới là việc Iran và 6 cường quốc phương Tây đã nhất trí về khuôn khổ cho một thỏa thuận hạt nhân mà cuối cùng có thể dẫn đến gỡ bỏ lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu của Tehran. Tuy nhiên, trái với phản ứng hoan nghênh từ nhiều lãnh đạo các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức… giới đầu tư dầu mỏ lại đón nhận thông tin này với một tâm trạng thấp thỏm lo âu. Vì sao vậy?
    Thế giới sẽ “chìm” trong dầu Iran?


    Nếu như Iran và nhóm 6 “cường quốc trung gian” (nhóm P5+1) có thể đi đến một thỏa thuận cuối cùng dự kiến được ký kết trước ngày 30/6/2015, thì theo như những gì mà phương Tây đã cam kết, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran sẽ dần dần được gỡ bỏ. Điều này đồng nghĩa với việc mở toang cánh cửa cho dầu thô của Iran chảy vào một thị trường đang dư thừa. Thật vậy, ngay sau khi thỏa thuận khung này được công bố hôm 2/4, giá dầu brent chuẩn quốc tế đã tụt gần 4% trong khi giá dầu WTI giảm xuống 3,7% còn 48,21USD/thùng trước khi đóng cửa với mức giảm chốt phiên 1,9% còn 49,13USD/thùng.

    Trong một bản tin gần đây, CRB - Công ty Tư vấn, phân tích dữ liệu, dự báo thị trường hàng hóa hàng đầu thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ đã phải ngao ngán thốt lên rằng: Trong một thế giới “đã ngập chìm trong dầu”, việc nối lại hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu thô của Iran “sẽ là một thảm họa đối với OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) và dự báo xu hướng giảm sâu trên thị trường dầu mỏ thế giới”.

    [​IMG]

    Biếm họa về dự báo dầu mỏ trên thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục dư thừa nếu Mỹ và Iran “bắt tay” nhau

    Mặc dù sản lượng khai thác dầu hiện nay của Iran là 2,8 triệu thùng/ngày, tức là đã giảm trung bình khoảng 1,1 triệu thùng/ngày so với trước khi bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt vào năm 2012, nhưng con số đó vẫn đủ để Tehran chắc “chân” trong Top 5 cường quốc khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu dầu thô ròng của Tehran hiện nay là gần 1,2 triệu thùng/ngày (chủ yếu cho Trung Quốc và các nước châu Á khác), giảm khoảng 1,2 triệu thùng/ngày so với giai đoạn 1995-2006.

    Với chênh lệch lớn trong khai thác và xuất khẩu như vậy thì nếu không bán được dầu, Iran chắc chắn sẽ phải tàng trữ. Theo giới phân tích, hiện nay Tehran lúc nào cũng sẵn dự trữ 7-35 triệu thùng dầu trong kho. Một khi được “cởi trói” khỏi lệnh trừng phạt, nếu mở “van” dự trữ này, dầu thô của Iran sẽ tuôn ra thành lũ “nhấn chìm” thị trường, khiến giá dầu vốn đang chơi vơi chưa thấy động lực nhích lên ở đâu lại bị kéo tụt xuống. Tiếp theo đó, Tehran sẽ túc tắc khai thác và xuất khẩu ổn định. Điều này là tất yếu bởi chính Iran cũng đã tuyên bố rằng, họ sẵn sàng gia tăng khối lượng xuất khẩu dầu thô, nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Bản thân Teran rất coi trọng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với dầu mỏ. Do lệnh trừng phạt, chỉ riêng trong năm 2012, Iran đã thiệt hại khoảng 70 tỉ USD từ xuất khẩu dầu thô. Hơn nữa, Iran cũng đang trong tình cảnh rất cần ngoại tệ bởi đồng tiền quốc gia của Iran trong năm qua đã giảm giá kỷ lục và lạm phát tăng vọt.

    Trong khi đó, nếu đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng 6 khi xác minh được “Iran tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận” thì theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry các lệnh trừng phạt sẽ được gỡ bỏ, thời gian này có thể mất 6-12 tháng. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào dầu mỏ Iran do đó có thể được dỡ bỏ ít nhất một phần vào cuối năm nay. Với giả định này, hầu hết các chuyên gia thị trường cược rằng, trong vòng 6 tháng khi được phương Tây nới lỏng các biện pháp trừng phạt, xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tăng 200-600 nghìn thùng/ngày. Tim Boersma, quyền Giám đốc An ninh năng lượng và Sáng kiến khí hậu tại Viện Brookings còn quả quyết Iran thậm chí có thể xuất khẩu thêm 500 nghìn thùng dầu/ngày trong vòng 3 tháng.

    Bi quan và lạc quan

    Với những gì đã phân tích ở trên có thể thấy, chừng nào chưa đạt được thỏa thuận hạt nhân cuối cùng thì chừng đó giá dầu vẫn còn có thể quanh quẩn ở quãng 40-60USD/thùng và còn có hy vọng hồi phục ở trong tương lai gần. Bởi, 3 năm qua, lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Iran cũng chính là một trong những động lực giữ giá dầu lơ lửng ở mức 100USD/thùng.

    Nhưng - như chuyên gia Alexander Ershov nhận định - “Việc Iran trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ làm sụt giảm giá “vàng đen”, điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình của các nhà khai thác dầu mỏ khác trên thế giới. Hoạt động khai thác dầu ở Nga, Azerbaijan, Turkmenistan và Kazakhstan sẽ chịu áp lực lớn. Sẽ bùng nổ cuộc chiến giá cả, vì thế, ngay từ bây giờ, các nhà sản xuất cần phải suy nghĩ về đa dạng hóa và tối ưu hóa các dịch vụ hậu cần”.

    Tuy nhiên, một số nhà phân tích thận trọng cho rằng, ngay cả khi đạt được thỏa thuận cuối cùng trong tháng 6-2015, tính cả thời gian 6/12 tháng sau đó để phương Tây gỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt thì ngành công nghiệp dầu mỏ đói đầu tư của Iran cũng vẫn cần thời gian để phục hồi. Do đó, trong ngắn hạn, ít nhất phải đến năm 2016 hoặc lâu hơn, dầu thô Iran mới trở thành vấn đề đối với thị trường toàn cầu.

    Đáng lưu ý, nhà phân tích Benjamin Salisbury và Cory Palmer ở FBR Capital Markets còn nghi ngờ về năng lực khai thác dầu của Iran. Theo những chuyên gia này, Iran có khả năng sở hữu dự trữ dầu mỏ rất lớn nhưng nếu không có sự đầu tư lớn, quốc gia vùng Vịnh khó có thể tăng sản lượng khai thác lên 1 triệu thùng/ngày dễ “như trở bàn tay” như lời Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ nước này từng khẳng định. Ngoài ra, Tehran chắc chắn cũng phải tính đến lợi nhuận “thiệt, hơn” khi bán tống, bán tháo dầu mỏ ở thời điểm giá thấp như thế này. Mặt khác, quốc gia vùng Vịnh này cũng đang tìm cách giảm dần sự lệ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

    Phó tổng thống Iran về Khoa học và Công nghệ, ông Suren Sattar khi trả lời phỏng vấn của tờ Gazeta từng nói: “Lệnh trừng phạt chống lại Iran dẫn đến việc nền khoa học và công nghệ của Iran lên mức độ cao hơn. Bây giờ, ở khu vực Trung Đông, Iran đứng thứ nhất trong lĩnh vực công nghệ nano và công nghệ sinh học. Iran bắt đầu tìm kiếm các lĩnh vực khác để xuất khẩu, tìm kiếm thu nhập bổ sung để nộp vào ngân sách nhà nước, thu nhập khác với hydrocarbon. Nền kinh tế mới dựa trên tri thức chứ không phải tài nguyên khoáng sản của đất nước”.

    Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến lạc quan theo hướng “Bao giờ cho đến tháng… 6?”. Bob McNally, Chủ tịch Tập đoàn Nghiên cứu năng lượng Rapidan, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ George W.Bush cho rằng, việc xác minh sự tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận khung của Iran có thể sẽ “mất nhiều tháng sau khi thực hiện, dẫn đến việc có thể trượt mục tiêu ký kết thỏa thuận cuối cùng vào ngày 30/6/2015”. Đồng quan điểm của ông McNally, chuyên gia Jason Bordoff, Giám đốc sáng lập tại Trung tâm Chính sách Năng lượng toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ), cựu cố vấn của Tổng thống Barack Obama dự đoán: “Sẽ mất nhiều thời gian để dầu mỏ Iran trở lại thị trường, khả năng sớm nhất cũng phải đến năm 2016”.

    Thậm chí, lại có những niềm hy vọng rất mong manh đặt vào… Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - nguyên thủ quốc gia duy nhất cho đến nay vẫn một mực phản đối gay gắt thỏa thuận mà đồng minh Washington đã tốn bao nỗ lực mới đạt được. Ngay hôm 2/4, ông Netanyahu đã lập tức điện đàm với Tổng thống Barack Obama, cảnh báo rằng: Thỏa thuận khung về hạt nhân với Iran đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Israel, khu vực và toàn thế giới. Thủ tướng Israel lo ngại thỏa thuận trên sẽ đe dọa đến sự tồn vong của Israel vì nó sẽ “hợp pháp hóa chương trình hạt nhân của Iran, thúc đẩy nền kinh tế Iran, gia tăng sự gây hấn và khủng bố của Iran khắp khu vực và xa hơn nữa”. Đối với ông Netanyahu, đó là một “thỏa thuận trong mơ với Iran nhưng là ác mộng với cả thế giới”. Tuy nhiên, sự bất mãn của “chiến hữu” Israel, thậm chí là cản trở từ phía phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, có thể khiến chính quyền Obama “lung lay” khi mà mục tiêu kiểm soát cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới của vị Tổng thống sắp mãn nhiệm đang đạt được thành tựu lịch sử?

    Nguồn: Petrotimes
    npp2010cogiko thích bài này.
  7. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Vi sao ???
  8. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 5,3%, còn giá dầu ngọt nhẹ tăng 5%...
    [​IMG]
    Tuần này đã là tuần tăng giá thứ tư liên tục của dầu thô.

    Diệp Vũ
    Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chốt lại một tuần tăng giá 5%. Động lực đẩy giá “vàng đen” tăng trong tuần này là kỳ vọng suy giảm của thị trường về khả năng Iran có thể sớm tăng xuất khẩu dầu sau khi đạt thỏa thuận hạt nhân.

    Ngoài ra, dữ liệu cho thấy số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ giảm chậm lại cũng là nhân tố hỗ trợ thêm cho giá dầu.

    Lúc đóng cửa tại thị trường London phiên ngày 10/4, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 5 tăng 1,3 USD/thùng, chốt ở 57,87 USD/thùng. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 tăng 0,85 USD/thùng, đạt 51,64 USD/thùng.

    Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 5,3%, còn giá dầu ngọt nhẹ tăng 5%. Tuần này đã là tuần tăng giá thứ tư liên tục của dầu thô.

    “Thỏa thuận mới nhất với Iran chưa mở ra cánh cửa cho nước này tăng mạnh xuất khẩu dầu như nhiều người lo ngại trước đó”, chiến lược gia Harry Tchilinguirian thuộc ngân hàng BNP Paribas nhận xét.

    Tuần trước, Iran và 6 cường quốc tuyên bố đạt một thỏa thuận tạm thời về chương trình hạt nhân của Tehran. Hôm thứ Năm tuần này, các nhà lãnh đạo Iran nói mọi lệnh trừng phạt cần phải được dỡ bỏ vào cùng ngày các bên đạt thỏa thuận cuối cùng dự kiến vào cuối tháng 6 năm nay, trong khi Mỹ duy trì quan điểm sẽ chỉ nới dần lệnh trừng phạt.

    Đà tăng giá cùa dầu thô trong tuần này bị cản lại bởi thông tin nói dầu thô của Nigeria bị “ế”, lượng dầu tồn kho của Mỹ tăng mạnh nhất từ năm 2001, và Saudi Arabia đạt mức khai thác dầu lớn chưa từng có trong tháng 3.

    Tuy đã phục hồi trong thời gian gần đây, giá dầu Brent tại thị trường London hiện vẫn chỉ bằng khoảng một nửa so với mức 115 USD/thùng đạt được vào tháng 6 năm ngoái. Giá dầu đã sụt giảm chóng mặt vào cuối năm ngoái sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tuyên bố không cắt giảm sản lượng mà thay vào đó duy trì mức khai thác để dự thị phần.

    Ngoài kỳ vọng suy giảm về tác động của thỏa thuận hạt nhân Iran đối với thị trường dầu, giá nhiên liệu trong tuần này còn được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế khởi sắc ở Mỹ và Đức.

    Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ tuần này chỉ giảm 42 giàn, còn 760 giàn. Trong 6 tháng qua, các công ty dầu lửa Mỹ đã phản ứng trước sự sụt giảm của giá dầu bằng cách liên tục cắt giảm số giàn khoan, với tổng số gần 800 giàn khoan bị ngừng hoạt động, tương đương với một một nửa số giàn khoan 1.609 hoạt động ở thời kỳ đỉnh điểm.
    npp2010 thích bài này.
  9. Doilai2015

    Doilai2015 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    596
    Thánh chiến gas
    npp2010 thích bài này.
    ha chung khoan đã loan bài này
  10. jack_nguyen78

    jack_nguyen78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    4.375
    ngon thì ngon
    toàn tin tốt đấy
    nhưng vấn đề là thích game ăn 1-2 line, đánh nhanh rút gọn
    npp2010 thích bài này.

Chia sẻ trang này