Thời điểm nào nên mua cổ phiếu ngân hàng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HaThiGiangHuong, 16/09/2007.

4464 người đang online, trong đó có 417 thành viên. 19:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 647 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. HaThiGiangHuong

    HaThiGiangHuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Thời điểm nào nên mua cổ phiếu ngân hàng?

    Mời các bác tham khảo rồi tự đưa ra quyết định chính xác cho việc đầu tư của mình có hiệu quả hay không nhé!

    Cổ phiếu ngân hàng: thời điểm mua hợp lý

    (ĐTCK-online) Hiện có hơn 100 tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.

    Đặc điểm ngành ngân hàng Việt Nam

    Các tổ chức tín dụng này có thể phân thành các nhóm: ngân hàng quốc doanh (gồm 5 NHTMQD, Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam); ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP); ngân hàng có yếu tố nước ngoài; công ty tài chính và cho thuê tài chính; và hệ thống các tổ chức tín dụng nhân dân.

    Ngân hàng thương mại quốc doanh

    Phần lớn NHTMQD có quy mô vốn và tài sản nổi trội, có năng lực tài chính phù hợp để tài trợ các dự án lớn và dài hạn. Các NHTMQD chiếm hơn 70% thị phần cho vay cũng như huy động vốn.

    Điểm yếu của hệ thống NHTMQD là cơ chế quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro, chưa được áp dụng theo các thông lệ tốt nhất. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá rủi ro, chất lượng tín dụng vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Trong thời gian qua, NHNN cũng đã phải bơm thêm vốn và xử lý mạnh các khoản nợ xấu để cải thiện tình hình tài chính của các NHTMQD.

    Ngân hàng thương mại cổ phần

    Nhóm NHTMCP hiện chiếm số lượng lớn trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, với 35 ngân hàng. Tuy vậy, phần lớn NHTMCP có quy mô vừa và nhỏ, nhiều ngân hàng có vốn dưới 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của các NHTMCP dao động lớn, từ 200 tỷ đồng đến 4.449 tỷ đồng.

    Các NHTMCP có quy mô vốn khiêm tốn và hệ thống phân phối còn nhỏ hẹp. Sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập thị trường vì vậy còn hạn chế. Khối NHTMCP chỉ chiếm từ 15-20% thị phần dịch vụ ngân hàng, tập trung vào mảng dịch vụ bán lẻ và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

    Theo quy mô tài sản, thị phần và sức cạnh tranh, dẫn đầu khối NHTMCP là ACB, Sacombank và NH Đông Á với thị phần đáng kể, có sức cạnh tranh cao trong mảng bán lẻ và cho vay các DNNVV. Các ngân hàng khác như Techcombank, Eximbank đang dần có chỗ đứng trong thị trường với sức cạnh tranh tương đối. Phần lớn ngân hàng còn lại, với quy mô vốn và tài sản nhỏ, gặp khó khăn khi quy định về mức vốn tối thiểu mới được áp dụng.



    Xu hướng phát triển của ngành

    Mặc dù tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán còn cao so với các nước trong khu vực, song tỷ lệ này đã liên tục giảm qua các năm (năm 2005 chiếm 18,13%; 2004: 20,35%; 2003: 22,03%). Điều này thể hiện sự mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây là cơ hội rất lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng trong tương lai.

    Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ gấp 2 lần tăng trưởng GDP, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ngân hàng duy trì tốc độ phát triển. Tuy vậy, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng bị thu hẹp, làm cho thu nhập của các NHTM cũng bị ảnh hưởng.

    Bốn NHTMQD lớn nhất (Agribank, Vietcombank, BIDV và Incombank) sẽ tiếp tục thống lĩnh và chi phối thị trường trong tương lai gần. Cho vay khối doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giảm dần và cho vay khối tư nhân và vay tiêu dùng (vốn có hiệu quả cao hơn) sẽ phát triển mạnh. Điều này tạo cơ hội mở rộng kinh doanh cho các ngân hàng năng động, đặc biệt là các NHTMCP.

    Hiện đang có hơn 30 hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Dệt may, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thép? Cùng với cam kết gia nhập WTO, từ 01/04/2007, Việt Nam mở cửa lĩnh vực ngân hàng. HSBC, ANZ và Standard Chartered Bank đã nộp hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Bốn ngân hàng khác ở châu Á cũng đã đưa ra đề nghị lập ngân hàng tại Việt Nam. Việc gia nhập của các ngân hàng mới và sự trưởng thành của các ngân hàng nhóm dưới làm cho cạnh tranh trong ngành ngân hàng sẽ ngày càng tăng và chỉ có những NHTM hoạt động hiệu quả mới có khả năng tồn tại và phát triển.

    Phân tích một số ngân hàng quan trọng

    Các ngân hàng này bao gồm: Vietcombank, BIDV, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VBA), NHTMCP Á châu (ACB), NH Sài Gòn Thương Tín (STB, Sacombank), NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB, Eximbank) và Ngân hàng Kỹ Thương (TCB, Techcombank). Dữ liệu tài chính của các ngân hàng lựa chọn này cũng được dùng để tính giá trị so sánh trung bình trong ngành ngân hàng.

    Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản (Return on assets - ROA): ROA được tính bằng cách lấy thu nhập thuần chia cho tổng tài sản trung bình trong một giai đoạn. Xu hướng ROA tăng nhìn chung là tích cực, với điều kiện là ngân hàng không thực hiện chính sách kinh doanh chấp nhận nhiều rủi ro.

    ROA trung bình ngành đạt 1,0%/năm trong giai đoạn 2004 - 2006. Chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,3% (VBA) đến 1,7% (STB và TCB). ROA trung bình ngành năm 2006 tăng khá mạnh và đạt 1,3%. Xu hướng tăng ROA thể hiện hiệu quả quản lý ngày càng tăng của khối ngân hàng nói chung. VCB dẫn đầu khối quốc doanh; trong khi STB và TCB là hiệu quả nhất trong khối TMCP xét theo ROA. Theo Standard and Poor''s, ROA các ngân hàng ở Mỹ đạt được trong khoảng 0,6 - 1,5%.

    Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE): ROE là một thước đo khả năng sinh lợi của ngân hàng, thường được dùng kết hợp với ROA. ROE của ngân hàng được tính bằng cách lấy thu nhập thuần chia cho vốn bình quân trong một giai đoạn.

    ROE trung bình ngành đạt gần 14% giai đoạn 2004 - 2006, trong đó có thể xếp hạng như sau: khối quốc doanh, VCB (19%) dẫn đầu; khối TMCP: ACB (28%), TCB (20%). ROE các ngân hàng ở Mỹ đạt khoảng 10 - 25% (S&P).

    ROE trung bình ngành năm 2006 đạt 19% (2005 đạt 17%). ROE khá cao cho thấy hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Tuy vậy, điều này cũng có nghĩa là nền tảng về vốn của các ngân hàng Việt Nam còn tương đối nhỏ.

    Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (Loan/Deposit ratio - LDR): LDR trung bình giai đoạn 2004 - 2006 của các ngân hàng đạt 84%. Nếu LDR quá cao (VBA, 135%), có thể ngân hàng có chính sách thiếu thận trọng trong quản lý tín dụng, kinh doanh với mức rủi ro cao, dựa nhiều vào nguồn vốn huy động. Ngược lại, nếu LDR quá thấp (ACB, 43%), có thể ngân hàng chưa sử dụng tốt vốn huy động.

    Nợ xấu (Non-performing loans): Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo cách phân loại nợ của quy định hiện hành. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ số cho biết chất lượng tín dụng của một tổ chức tín dụng. Lưu ý rằng, việc phân loại nợ (và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng) theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là có khác biệt so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). (Bảng số liệu sử dụng kết quả phân loại nợ theo VAS).

    So sánh giá thị trường của cổ phiếu NHTMCP: VN-Index giảm 24% từ đỉnh vào tháng 3/2007 xuống mức 900 điểm vào cuối tháng 8/2007. Giá cổ phiếu đã được điều chỉnh xuống mức gần hơn với giá trị hợp lý. Đối với hai cổ phiếu ngân hàng đã được niêm yết, STB (sàn TP. HCM) và ACB (sàn Hà Nội), chỉ số giá trên thu nhập đầu cổ phiếu 4 quý gần nhất đến 30/06/2007 (PE trailing) đạt tương ứng 14,4 lần và 14 lần. Chỉ số PE ước tính cho năm 2007 (PE forward) của STB và ACB tương ứng khoảng 15,2 lần và 16,1 lần. Chỉ số PE ước tính năm 2007 cho TCB và EIB tương ứng là 32,6 lần và 31,1 lần, khá cao so với hai cổ phiếu niêm yết đề cập ở trên.

    Kết luận

    lHiện tại, chỉ có khoảng hơn 7% dân số tham gia vào dịch vụ tiền gửi, mở tài khoản ở ngân hàng. Ngành ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, tiềm năng phát triển còn rất lớn.

    lMức độ tập trung của thị trường cao, một số ngân hàng lớn, chủ yếu là các NHTMQD, chiếm thị phần lớn. Tuy nhiên, doanh thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng (đòi hỏi cao về quản trị rủi ro); doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng khác vẫn còn hạn chế.

    lMặc dù đã được cải thiện, nợ xấu vẫn là một vấn đề phổ biến trong các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là NHTMQD. Đây là hệ lụy của hệ thống quản trị rủi ro và đánh giá chất lượng tín dụng chưa hiệu quả. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của các NHTM ở Việt Nam cũng là một vấn đề cần xem xét khi phân tích hoạt động ngân hàng.

    lCùng với việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng và sự lớn mạnh của các NHTMCP, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt; xu hướng mua lại và sáp nhập có thể xảy ra. Dịch vụ khách hàng tiện lợi lúc này trở thành một nhân tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Các ngân hàng trong nước có lợi thế khi có sẵn mạng lưới giao dịch rộng khắp và sự am hiểu nhất định về thị trường.

    lTrong khi TCB và EIB ngày càng lớn mạnh và dần xây dựng được vị thế trên thị trường ngân hàng, STB và ACB là những ngân hàng đã tạo lập được tên tuổi và giá tại thời điểm này, dường như là hợp lý để mua vào.

    Theo báo đầu tư chứng khoán - Ngày 15/09/2007, 08:45 - Tác giả là:
    Đinh Như Đức Thiện và Trần Việt Thắng (Phòng Phân tích, CTCK EPS)

  2. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Chủ nhật, 16/9/2007, 10:47 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

    Hỗn loạn tại ngân hàng lớn thứ 5 của Anh

    Sáng 15/9, cảnh tượng hỗn loạn xảy ra tại 72 chi nhánh của ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh - khi hàng nghìn khách hàng có mặt từ sáng sớm để xếp hàng chờ rút tiền.

    Hệ thống chi nhánh Ngân hàng Northern Rock đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Hàng chục chi nhánh của ngân hàng hôm qua phải làm việc đến khuya vì số lượng khách hàng quá tải. Khách hàng ùn ùn kéo đến "bủa vây" để đòi rút tiền.

    Suốt trong hai ngày 14 và 15/9, đường dây điện thoại của Ngân hàng Northern Rock bị tắc nghẽn, trang web bị quá tải vì số khách hàng truy cập tăng vọt... sau khi nghe tin cổ phiếu của ngân hàng bị tụt giảm đến 32%. Thông tin rò rỉ cho biết, Northern Rock đã phải hỏi đến nguồn quỹ khẩn cấp của Ngân hàng Anh.

    Điều này làm hoang mang các khách hàng và họ quyết định đến ngân hàng rút tiền càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù các nhà chức trách ngân hàng ra sức trấn an 1,4 triệu khách hàng rằng, với nguồn vốn đến 113 tỷ USD, ngân hàng bảo đảm chi trả đầy đủ và khách hàng nên sắp xếp thời gian để rút tiền, nhưng khách hàng vẫn ùn ùn kéo đến, ai cũng muốn rút tiền trước, tạo cảnh hỗn loạn ở các chi nhánh ngân hàng.

    Ông Christipher Howard, 64 tuổi, cùng vợ là bà Fiona, 48 tuổi, ở Cheltenham, đã kiên nhẫn đứng chờ hàng giờ liền trước quầy giao dịch để cương quyết rút cho được khoản tiền 1 triệu bảng, dù các nhân viên ngân hàng cố sức thuyết phục.

    Ảnh hưởng từ cổ phiếu và địa ốc

    Thị trường cổ phiếu đang chao đảo tại Anh đã dẫn đến sự hoang mang trong giới đầu tư và làm đau đầu các nhà kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, trong đó bị tác động nặng nề nhất là Ngân hàng Northern Rock. Vào cuối phiên giao dịch ngày hôm 14/9, chỉ số FTSE-100 của sàn giao dịch London đã tụt giảm 1,17% (74 điểm) và chững lại ở mức 6,289 điểm.

    Trong những tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát tại Anh liên tục gia tăng. Theo thống kê của Ngân hàng HSBC, chỉ tính riêng trong tháng 7, tỷ lệ lạm phát tại Anh đã lên đến mức 1,9%. Trong khi đó, thị trường nhà đất tại Anh cũng đã góp vào các khoản nợ rất lớn từ thế chấp và tín dụng, khiến tổng vay mượn đến nay đã vượt toàn bộ giá trị nền kinh tế.

    Hãng tư vấn tài chính Grant Thornton dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay chỉ đạt 1.330 tỷ bảng Anh, ít hơn con số 1.350 tỷ bảng nợ chưa trả được với nợ thế chấp, nợ tín dụng và các khoản vay mượn cá nhân trong tháng 6. Có khả năng các khoản vay mượn cá nhân đã vượt xa sự kiểm soát và sẽ có thêm nhiều người nữa sẽ bị đẩy đến bờ vực phá sản.

    (Theo AFP, SGGP)

Chia sẻ trang này