Thôi xong dính bún chả ... Hỗ trợ lãi suất: Tiếp tục hà hơi cho DN hấp hối?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieuthiotc, 11/04/2009.

7152 người đang online, trong đó có 609 thành viên. 21:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 442 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Thôi xong dính bún chả ... Hỗ trợ lãi suất: Tiếp tục hà hơi cho DN hấp hối?

    Hỗ trợ lãi suất: Tiếp tục hà hơi cho DN hấp hối?
    05:22'' 10/04/2009 (GMT+7)
    - "Những lao động nước ngoài làm việc tại TP. Hồ Chí Minh đã đóng gói, thu xếp đồ đạc và rời khỏi các trụ sở làm việc. Bởi rất nhiều văn phòng của các DN có trụ sở tại các khu công nghiệp Việt Nam đã đóng cửa", bà Susan J. Adams, chuyên gia của dự án Star mở đầu bài phát biểu tại hội thảo đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cùng các chính sách ứng phó của VN do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại Hải Dương hôm qua (9/4).


    Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên tranh luận với Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền bên hành lang hội thảo. Ảnh: Lê Nhung

    Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến góp thêm câu chuyện, Hải Dương đã có tới gần 5.500 lao động thất nghiệp. Không nhiều DN mặn mà với khoản vay hỗ trợ 4% lãi suất do hầu hết làm hàng xuất khẩu, không thể xoay xở kịp khi quay về thị trường nội địa. DN đi vay chủ yếu để đảo nợ chứ không đưa vào sản xuất.

    "Như con ếch đã chui vào giỏ, nhảy ra, chúng ta lại bắt vào. Tính ra có vẻ lớn nhưng đồng tiền không được đưa vào sản xuất", ông Quyến nói.

    Vị lãnh đạo của Hải Dương cũng than thở, các DNNN được ưu ái là thế, nhưng hãy nhìn KCN do Vinashin đầu tư, nay cũng "vắng như chùa Bà Đanh". Trong số 18 dự án sẽ triển khai ở Hải Dương, đến nay chỉ còn 5 dự án xin được làm tiếp.

    Câu chuyện của bà Adams và dẫn chứng của Bí thư Hải Dương gợi mở cho những tranh luận thẳng thắn đánh giá hiệu quả thực chất của gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất.

    Hàng loạt vấn đề nóng được các chuyên gia kinh tế mổ xẻ, tranh luận với những dẫn chứng và con số khác nhau. Đâu là phản ứng phụ từ các chính sách vừa qua? Định hướng ưu tiên của Chính phủ sắp tới là "cấp cứu" nền kinh tế hay cải cách cơ cấu? Lựa chọn chính sách nào cho Việt Nam để thoát khỏi khủng hoảng ngay năm nay khi kinh tế thế giới còn bất định? Kiểm soát đường đi của dòng tiền như thế nào?

    Tăng trưởng chữ U, W hay L?

    Trong khi ông Bùi Ngọc Sơn (Viện Kinh tế Chính trị thế giới) có chung nhận định lạc quan với một số tổ chức quốc tế có văn phòng tại Việt Nam là "máu đã cầm, tất cả đang hồng hào trở lại", chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo, kinh tế thế giới 2009 vẫn ảm đạm. Chưa thể tiên lượng khả năng hồi phục sẽ đi theo hình chữ W, U hay L.

    TS Trần Du Lịch cho hay, TP.HCM sẽ triển khai riêng một gói kích cầu trong 7 năm với mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, để mua sắm máy móc, đầu tư hạ tầng. Ông Lịch ví von, "Chính phủ đang cho tiền đám ma, lấy tiền đám ma làm đám cưới. Thị trường đang làm một cuộc thanh lọc".
    Giữa lúc đáy của kinh tế thế giới liên tục biến động thì còn quá sớm để Việt Nam lạc quan "thừa thắng xông lên", tin tưởng vào khả năng thoát khỏi khủng hoảng ngay năm nay.

    Thực tế, các dấu hiệu suy giảm tăng trưởng của quý I đã lộ rõ ở tỷ trọng GDP thấp, 20% DN "hết hơi" và 60% gặp khó khăn. Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên đặt dấu hỏi, liệu VN đã đến đáy chưa khi nhập khẩu giảm 45%, khi kinh tế thế giới tiếp tục xấu đi và các thị trường xuất khẩu chủ lực còn chưa chạm đáy?

    Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Cao Sĩ Kiêm cho rằng, Việt Nam có thể ra khỏi khủng hoảng năm nay, nếu hai gói kích cầu vừa rồi được làm đúng, trúng, đủ liều lượng và chuyển biến sớm.

    "Nhưng ngay cả khi ban hành gói kích cầu lần 1 mà nhiều DN vẫn không tiếp cận được thủ tục và điều kiện. Gói kích cầu thứ nhất chưa đủ liều, chưa thấm vào đâu và đang ngày càng lúng túng và khó khăn, bù lãi suất lớn, đảo nợ được bao nhiêu?", ông Kiêm nói.

    Con số mà TS Nguyễn Quang A đưa ra là tỷ lệ đảo nợ không dưới 70%, tăng trưởng tín dụng 2%, không đáng là bao.

    TS Vũ Thành Tự Anh đặt dấu hỏi, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 3/4, tính chung tất cả các khoản giải ngân như số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (202.131 tỷ đồng), thì dư nợ tín dụng phải là 16% nhưng thực tế chỉ tăng 2,67%, vậy số còn lại đi đâu?

    "Hiển nhiên là quay trở lại ngân hàng. Cuối cùng lại không kích cầu, mà kích cung. Đây là một sai lầm lớn về chính sách?, ông Tự Anh khuyến cáo.

    "Hà hơi" cho DN hấp hối sẽ cản trở tái cấu trúc nền kinh tế

    Xuất phát từ những lo ngại này, TS Vũ Thành Tự Anh đề xuất, nên hạ lãi suất cơ bản để hỗ trợ chung cho nền kinh tế thay vì tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất. Vì điều này đang tạo ra khe hở cho nhiều người lợi dụng và lập lờ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ

    "Tôi không cho rằng nên hạ lãi suất cơ bản thay cho hỗ trợ 4% lãi suất", TS Nguyễn Đức Thành tranh luận. Vì tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất sẽ thu hút tiền gửi, đồng thời vẫn cho vay được với lãi suất thấp.

    Susan J.Adams: "Ở Việt Nam, kích thích về tài khóa nhanh, mạnh hơn còn kích thích về tài chính không rõ ràng".
    Những quan ngại về hiệu quả thực chất của gói hỗ trợ lãi suất đã dẫn đến âu lo về việc gói kích cầu lần 2 cấp bù lãi suất trong 24 tháng sẽ chỉ để giúp tình hình làm ăn của các tập đoàn kinh tế và DNNN đẹp lên và giúp cho một số DN kéo dài thời hạn lay lắt, hấp hối. Điều này sẽ cản trở tốc độ tái cấu trúc nền kinh tế - mục tiêu đang được đặt ra như một cơ hội cho Việt Nam trong khủng hoảng.

    Nhiều con số về tình trạng cầm chừng của DN nhỏ và vừa đã cho thấy cuộc ?ođại thanh lọc? để tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ kỳ vọng đã không đạt mong muốn.

    Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế TƯ Đinh Văn Ân, đã có tiêu cực trong triển khai hỗ trợ lãi suất vì những thỏa thuận riêng giữa ngân hàng và DN.

    Nếu khủng hoảng là cơ hội để chấp nhận những đổ vỡ lành mạnh, những DN thoi thóp nên chấp nhận giải thể thì thực tế, lại vẫn đang được hà hơi tiếp sức. "Sẽ sai lầm nếu nâng đỡ để các DN này tiếp tục thoi thóp. Chính sách 4% đã chỉ giúp cho nhiều DN đang "chết lâm sàng" được kéo dài thêm thời gian", ông Ân cảnh báo.

    Theo Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội VN Nguyễn Xuân Thắng, có vẻ như VN đang mắc vào một tình huống chung của thế giới là chú trọng giải pháp tình thế, cấp cứu mà chưa tính hết các kịch bản, kể cả xấu nhất. Đặc biệt là khả năng sẵn sàng cho đột phá tăng trưởng và phát triển.

    Bà con bị xơi bún chả thay cơm rồi.
  2. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    TS Trần Du Lịch cho hay, TP.HCM sẽ triển khai riêng một gói kích cầu trong 7 năm với mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, để mua sắm máy móc, đầu tư hạ tầng. Ông Lịch ví von, "Chính phủ đang cho tiền đám ma, lấy tiền đám ma làm đám cưới. Thị trường đang làm một cuộc thanh lọc".
  3. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Công ty chứng khoán và những cái chết lâm sàng
    10/04/2009 07:14 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Thị trường xấu kéo dài, các công ty chứng khoán lãnh đủ. Đặc biệt với những công ty dành tỷ trọng lớn để tự doanh. Vì kinh doanh từ vốn tự có huy động từ các cổ đông mà không phải vốn đi vay, nên với họ chưa có hiện tượng vỡ nợ. Với họ lúc này là lúc sàng lọc một cách khắc nghiệt nhất.

    >> Thế giới tài chính tuần này: Chứng khoán toàn cầu phục hồi
    >> 7 việc cần làm của thị trường chứng khoán VN
    >> Khi chứng khoán rớt giá, các quỹ tiền tệ mất cân bằng...
    >> Tăng biên độ chứng khoán: Nước cờ tính toán kỹ
    >> Bão lạm phát và lựa chọn của nhà đầu tư chứng khoán
    >> Chứng khoán tuần này: Chờ đợi sức cầu?
    >> Chứng khoán "xanh đỏ": Tăng trưởng nóng sẽ không xuất hiện

    Chỉ riêng việc chào bán cổ phiếu OTC, các sáng lập viên cũng thu được bộn tiền. Nay tình hình dường như quay ngoắt 180o. Chung quy cũng chỉ tại cuộc khủng hoảng từ bên kia bán cầu.

    Từ đầu năm 2008 tới nay, thị trường này rơi vào giai đoạn suy thoái, từ mốc 1.170 điểm vào ngày 03/12/2007, VN ?" Index đã liên tục mất điểm, rơi xuống đến mức thấp nhất nằm tại 234,66 điểm vào ngày 23/02/2009. Đứng trước tình hình này, một câu hỏi đang được đặt ra: Các CTCK sẽ làm gì để tồn tại?

    Chỉ riêng việc chào bán cổ phiếu OTC,
    các sáng lập viên cũng thu được bộn tiền.
    Nay tình hình dường như quay ngoắt 180o.
    Ảnh: vinhcity.com


    Dẫm đạp trên mảnh đất vàng

    Thống kê của UB Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, hết năm 2006 và quý I/2007, lợi nhuận sau thuế của các CTCK dao động từ 50% -70%.

    Nổi bật trong năm 2006 là SSI - cái tên được chú ý nhiều nhất với doanh thu 378 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận sau thuế là 242 tỷ đồng).

    Tiếp đến, VCBS cũng bội thu với mức lợi nhuận 108 tỷ đồng; HSC kiếm được 91 tỷ đồng; ACBS bỏ túi 84 tỷ đồng và BVSC với 50,8 tỷ đồng...

    Những khoản lợi nhuận khổng lồ các CTCK kiếm được từ những tháng đầu năm 2006 chính là nguyên nhân khiến người ta đổ xô thành lập CTCK. Và cần phải khẳng định, tính đến hết năm 2006, các CTCK ít nhiều đều kiếm được một khoản tương đối, nhưng nếu đem so sánh thì không thấm vào đâu so với những CTCK cỡ bự.

    Thực tế, trong giai đoạn TTCK đang nóng như năm 2006 với khoảng hơn 200 nghìn tài khoản hoạt động thì đại đa số đều là khách hàng của SSI, VCBS, BVSC...

    Năm 2007, TTCK chỉ sôi động được trong quý I, rồi theo đà xuống dốc. Tuy nhiên, TTCK chưa xuống cận đáy như hiện nay và các CTCK nhanh tay đã bán được một khối lượng cổ phiếu khá lớn, đẩy doanh thu cả năm vẫn ở mức chót vót.

    Nổi bật trong số đó vẫn là SSI với 858,55 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, BVSC là 214 tỷ đồng, VCBS tổng kết năm với doanh thu và lãi đầu tư ước đạt 437 tỷ đồng (tăng 87% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế khoảng 250 tỷ đồng (tăng 108% so với năm 2006)...

    Với các nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán gồm: Tự doanh; môi giới; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán... thì tự doanh là mang lại nguồn lợi lớn nhất.

    Tất nhiên, đó là vào thời điểm giá chứng khoán lên như diều gặp gió và thường xuyên xanh sàn. Với các chức năng còn lại, CTCK chỉ là kiếm tiền lẻ duy trì hoạt động, phần trăm thu về trên tổng mức lợi nhuận là rất khiêm tốn.

    Nhìn vào những khoản lợi nhuận kếch xù, chúng ta có thể hiểu được vì sao số lượng các CTCK lại tăng nhanh như vậy.

    Cụ thể, khi mới thành lập cả thị trường Việt Nam mới chỉ có 4 CTCK, nhưng 1 năm sau con số này đã là 14. Tới cuối năm 2006, số lượng các CTCK được cấp phép hoạt động là 55 và cho tới nay con số này đã tăng lên 87.

    Thời kỳ hoàng kim, CTCK sống nhờ mảng tự doanh do có lợi thế về thông tin, sở hữu đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, có khả năng phân tích thị trường tốt nên đã chớp được cơ hội.

    Đó là lý do để các công ty chứng khoán đua nhau ra đời rồi dẫm đạp lên nhau trên một mảnh đất chật hẹp là tự doanh chứng khoán. Các loại hình dịch vụ khác chưa đủ lớn để tạo ra việc làm cho một số lượng lớn công ty chứng khoán như thế.

    Khi vàng trở thành bùn

    Thị trường xấu kéo dài, các công ty chứng khoán lãnh đủ. Ảnh: cafef.vn



    Công ty CK có lợi thế hơn nhà đầu tư cá nhân ở chỗ có chuyên gia chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm để có thể dự đoán được tương lai phát triển của những DN mà họ chuẩn bị nhắm tới.

    Cùng với đó là họ sở hữu những thông tin từ ?obếp núc? của DN khi họ thực hiện nghiệp vụ tư vấn lên sàn.

    Khi công chúng còn ngơ ngác trước những doanh nghiệp không mấy tên tuổi, công ty CK sẽ tung tiền ra gom về khối lượng cổ phiếu lớn và tất nhiên khi công chúng nhận ra sự hấp dẫn của cổ phiếu đó thì nguồn cung đã cạn, giá tăng họ bán ra kiếm bạc tỷ.

    Tất nhiên đó là việc ?ođếm cua trong lỗ?, trong điều kiện sóng yên biển lặng, thị trường xanh đều thì những kế hoạch về lợi nhuận sẽ khả thi. Còn khi thị trường chuyển hướng, đặc biệt là sự trượt dài không phanh như thời gian qua thì các loại cổ phiếu liên tục mất điểm, liên tục xuống hạng.

    Thậm chí, có loại cổ phiếu đang từ Bluechip, đang từ ?ovàng?, trong vài ba tháng đã trở thành ?obùn? thì chính những nghiệp vụ này lại là con dao giết chết công ty CK.

    Thị trường xấu kéo dài, các công ty chứng khoán lãnh đủ. Đặc biệt là với những công ty CK dành tỷ trọng lớn để tự doanh.

    Có doanh nghiệp (không tiện nêu tên) đã bỏ ra hơn 200 tỷ (xấp xỉ 50% vốn điều lệ) để tham gia đấu giá cổ phiếu của Vietcombank vào tháng 12/2007. Họ đã trúng thầu với giá 105.000đ/Cp. Đến nay giá của cổ phiếu này chỉ còn hơn 20.000đ/Cp. Như vậy, xấp xỉ 80% giá trị đã bốc hơi.

    Ví dụ trên chỉ là một trong những danh mục đầu tư của họ. Trường hợp như doanh nghiệp vừa nêu trên cũng là tình trạng khá phổ biến của các công ty chứng khoán mới ra đời trong thời kỳ vàng của chứng khoán Việt Nam.

    Đến thời điểm này, họ vẫn tồn tại, vẫn mở cửa. Những danh mục đầu tư vẫn chưa thanh khoản nên chưa được thể hiện trên báo cáo quyết toán năm.

    Tuy nhiên, về thực chất, sự thua lỗ là đương nhiên. Cũng may, với các doanh nghiệp này, hầu hết kinh doanh từ vốn tự có huy động từ các cổ đông mà không phải vốn đi vay, nên với họ chưa có hiện tượng vỡ nợ. Trong trường hợp này, dân gian quen gọi là ?ochết lâm sàng? mà chưa báo tử. Với những doanh nghiệp đó, vấn đề báo tử chỉ là thời gian.

    Với tình hình hiện nay, rõ ràng Tự doanh của các CTCK không thể có được lợi nhuận lớn như năm 2006 và đầu năm 2007. Đã nửa năm trôi qua, thị trường liên tục rớt giá thảm hại nên dịch vụ môi giới không đem lại doanh thu cho các CTCK.

    Với dịch vụ tư vấn thì ở thời điểm này các doanh nghiệp đang giãn IPO, kéo theo đó là một số dịch vụ khác cũng khó khai thác.

    Mảng tự doanh vốn đem lại nhiều lợi nhuận cho CTCK, nhưng giờ nguồn tài chính đã gần như cạn kiệt, do đã giải ngân giai đoạn trước nên khó thực hiện được phương pháp phòng vệ là mua vào để cân bằng với khối lượng cổ phiếu bị trượt giá.

    Rõ ràng, khi vàng trở thành bùn thì người sở hữu vàng là người lãnh đủ. Trước sự chấn động của thị trường toàn cầu, khó khăn chồng chất đến với họ và lúc này là lúc sàng lọc một cách khắc nghiệt nhất.

    Thua lỗ, tự rao bán mình không xong



    Bài cùng tác giả:
    Thị trường chứng khoán VN trước cơn bão tài chính
    Thị trường bất động sản: ?oQuả bom? chưa được tháo ngòi
    Đâu là lối thoát cho kinh doanh bất động sản
    Dẫu đã nhận được những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ, nhưng để có sự phục hồi còn phải chờ đến cuối năm 2009 và một vài năm sau.

    Việc công ty CK phải bán một phần hoặc thậm chí bán cả công ty cho các đối thủ vì không có đủ tiềm lực tài chính duy trì hoạt động là chuyện đang diễn ra. Dẫu các chính khách có muốn đưa ra những mỹ từ nhằm trấn an dư luận thì sớm muộn gì điều này cũng trở thành sự thật.


    Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều công ty không đáp ứng được lộ trình tăng vốn theo luật định và chấp nhận bị rút bớt chức năng cung cấp dịch vụ. Có những lần, UBCK nhà nước cùng lúc ký 2-3 giấy phép rút bớt nghiệp vụ của các công ty CK.

    Thực tế trên cho thấy, việc tăng vốn là rất khó khăn, nhất là với CTCK không có sự hậu thuẫn của ngân hàng. Hiện tại, giữa hai sự lựa chọn là tăng vốn và giảm nghiệp vụ, hầu hết các CTCK đều lựa chọn giải pháp rút nghiệp vụ kinh doanh.

    Mới đây nhất, hai CTCK là CP Chứng khoán SeABank (SeABS) và TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, vốn được xem là những công ty mạnh khi có ngân hàng mẹ đằng sau hỗ trợ, nhưng vẫn không tăng đủ vốn lên trên 300 tỷ để được hoạt động đầy đủ bốn nghiệp vụ và chấp nhận bị rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

    Thậm chí, có những công ty khó khăn hơn buộc phải rút xuống còn duy nhất nghiệp vụ là môi giới chứng khoán, như các CTCK Thái Bình Dương, Tầm Nhìn (HRS)... bởi số vốn cần cho nghiệp vụ này là thấp nhất, chỉ 25 tỷ đồng. Một quan chức ở UBCK cho biết, hiện vẫn có hàng chục hồ sơ của các công ty xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do khó khăn và không thuyết phục được cổ đông bỏ thêm vốn.

    Một chuyên gia chuyên về mua bán sáp nhập DN cho biết, ông đã nhận được cả chục lời đề nghị từ các CTCK nhờ môi giới tìm kiếm đối tác nước ngoài, trong đó có những công ty cho biết, sẽ dành toàn bộ quyền điều hành, quản trị cho đối tác nước ngoài nếu đạt được thỏa thuận hợp lý.

    Những lời tự chào bán ngày càng nhiều nhưng những vụ mua bán thành công thì rất ít. Một trong số ít tự bán mình thành công là Công ty CP Chứng khoán Hướng Việt được Morgan Stanley của Singapore mua 14,5 triệu cổ phần, tương đương 48,33% vốn điều lệ với giá 145 tỉ đồng, bằng đúng mệnh giá. Điều này trái ngược hẳn với thời kỳ hoàng kim của thị trường.

    Phan Thế Hải
  4. FPS

    FPS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Túm lại là còn nhiều khó khăn, không tham nữa. Các bạn Tây cũng vậy, các bạn out dần 5 ngày nay rồi.
  5. tyq

    tyq Guest

    thế sao bác.
    Mịa, em đang định giải ngân mấy chục k HPC
    Ko mua được, bác lại chạy à
  6. FPS

    FPS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều lần chết vì tham rồi, lần này dù sao cũng ăn được 35%. Thôi không vào nữa, chúc các bác ăn dày.
  7. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Không hạ LSCB
    Xăng lại tăng giá ...

    Còn tin xấu nào nữa đây?????????????????????
  8. capvienthong

    capvienthong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ===============================================
    có tin xấu nhất là cứ cuối tháng 4 năm nào cũng thế là VNI đi xuống .xem biểu đồ kỹ thuật

Chia sẻ trang này