thống kê cho thấy vay có thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng cho vay.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dau_co_chung_khoan, 16/11/2008.

3433 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 01:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 465 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    thống kê cho thấy vay có thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng cho vay.

    http://cafef.vn/20081116063013718CA35/tim-loi-thoat-cho-bat-dong-san.chn
  2. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Thông thường, ba tháng cuối năm là thời điểm thị trường nhà đất sôi động. Tuy nhiên, năm nay kênh nhà đất càng về cuối năm giá càng giảm và vắng khách.


    Giá còn giảm thêm


    Theo thống kê thị trường của các đơn vị môi giới có tiếng như Sacomreal, VietRees... thì giá đất nền, căn hộ tiếp tục giảm. Mức giảm có khu vực đã gần 70% so với thời điểm đầu năm.

    Ghi nhận tại các văn phòng môi giới bất động sản ở đường Trần Não (quận 2, TP.HCM), Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)... cho thấy thời điểm này không có khách hàng giao dịch.

    Ông Sơn Văn - trưởng một văn phòng môi giới nhà đất ở đường Hoàng Diệu (quận 4) giải thích mọi năm từ tháng 10 trở đi, khách hàng tìm mua căn hộ, nền đất nườm nượp. Việc mua sắm này xuất phát từ nhu cầu tích góp tài sản có giá trị lớn của người Việt, đồng thời do có một phần tiền người thân ở nước ngoài gửi về.

    Tuy nhiên, năm nay kinh tế thế giới khó khăn nên lượng kiều hối gửi về hạn chế. Mặt khác, tiền này có về thì người dân cũng dành trả nợ hoặc đem đầu tư cho sản xuất thay vì mua nhà.

    Ngoài dòng tiền khó thì tâm lý người mua nhà lúc này đợi giá rớt thêm. Chị Thu Ba - một nhà đầu tư ở quận 7 phân tích, năm ngoái, ba tháng cuối năm, nhà đầu tư vay vốn ngân hàng bơm vào nhà đất.

    Vì thế, lúc này đang là giai đoạn đáo hạn gay gắt của các hợp đồng. Nên có thể vì xoay sở nguồn vốn trả nợ không kịp mà giới đầu tư buộc phải bán căn hộ ra. Và như vậy giá nhà đất sẽ còn giảm nữa.
    Giá căn hộ giảm theo giá vật liệu


    Ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT Thuduc House nhận định thị trường bất động sản lúc này như khe cửa hẹp. Vừa qua, Ngân hàng nhà nước có văn bản chỉ đạo các ngân hàng cho vay các dự án khả thi.

    Tuy nhiên, việc chỉ đạo này chỉ mang tính hỗ trợ tinh thần là chính. Vì thực tế, cái cần hiện nay là cho khách hàng cũ vay thêm hoặc bơm vốn cho người có nhu cầu mua nhà thì ngân hàng còn đóng.
    Phân tích này rất xác đáng vì ngay Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong cuộc họp với UBND TP.HCM cũng khẳng định chính sách tiền tệ vẫn tiếp tục thắt chặt. Vì dự báo năm 2009, kinh tế vẫn còn khó khăn nên chưa khuyến khích ngân hàng cho vay tiêu dùng, mua sắm.

    Thông tin từ các ngân hàng cho biết ba tháng cuối năm cũng chỉ cho vay vào việc thanh toán xuất khẩu, kinh doanh hàng Tết chứ chưa mở lại kênh tiêu dùng. Với việc ngân hàng vẫn còn đóng các khoản vay liên quan đến bất động sản thì chắc chắn thị trường này chưa thể sôi lại như một số nhà đầu tư kỳ vọng.

    Tuy nhiên, ở một hướng khác, gần đây các chủ đầu tư đang cố gắng hạ giá thành căn hộ đã mở ra một hướng mới.

    Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Sacomreal cho biết công ty vừa hạ giá bán căn hộ Phú Mỹ (quận 7) từ 22 triệu đồng/m2 xuống 18 triệu đồng/m2. Có thông tin một số chủ đầu tư khác cũng đang xem xét hạ giá bán sản phẩm nhà đất khi giá thành vật liệu xây dựng giảm.
  3. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    chiếm 80% tổng lượng cho vay thì có vẻ ban căng đấy, em nghĩ là các bác BĐS đang gồng mình nhìn nhau, chỉ 1 bác chạy thì alôxô ...he he
  4. everest2404

    everest2404 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Tìm lối thoát cho bất động sản
    Các chuyên gia tài chính cho rằng cần có biện pháp khẩn cấp hỗ trợ thị trường bất động sản để tránh nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.


    Trong bối cảnh thị trường bất động sản gần như đóng băng, ảnh hưởng dây chuyền đến các lĩnh vực khác, một buổi tọa đàm giữa các chuyên gia trong ngành vừa được tổ chức tại Đại học Kinh tế TPHCM để tìm kiếm giải pháp làm ấm lại thị trường.

    Vì sao cần tháo gỡ cho bất động sản?

    Có mặt tại buổi tọa đàm, thạc sĩ Đinh Thế Hiển, thành viên Hội đồng đầu tư của Ngân hàng Eximbank, trình bày ý kiến của mình về việc vì sao Chính phủ cần giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
    Theo ông Hiển, bất động sản chính là tài sản quan trọng nhất, chiếm 40% tổng giá trị tài sản quốc gia, và những hoạt động kinh tế liên quan đến bất động sản chiếm 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.
    Thị trường bất động sản cũng có quan hệ chặt chẽ với các thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, thị trường lao động? Nếu thị trường bất động sản phát triển 1% thì có thể tạo ra sự phát triển từ 1,5 đến 2% đối với các ngành có liên quan, ông Hiển nói.

    Dù gì đi nữa thì bất động sản cũng là nguồn tài sản đảm bảo quan trọng nhất cho mọi hoạt động tín dụng, chuyên gia này nói và cho biết thêm rằng thống kê cho thấy vay có thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng cho vay.

    Do đó, viễn cảnh sắp tới là nếu không có biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản thì các ngân hàng buộc phải bán bất động sản để thu hồi nợ, kể cả bằng cách cưỡng chế hoặc phát mãi.

    Việc này sẽ càng làm tăng lượng cung về nhà đất trên thị trường, đẩy giá bất động sản tiếp tục giảm, và nợ xấu của ngân hàng sẽ càng tăng lên.

    Thế nhưng không phải cứ muốn là ngân hàng có thể phát mãi tài sản để thu tiền về. Theo lời ông Phạm Khắc Khoan, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long, tổng cộng thời gian để ngân hàng thực hiện hết các thủ tục để xử lý một món nợ xấu mất ba năm, với rất nhiều khó khăn.

    Dùng quỹ chung để giải quyết nợ xấu

    Đối với các món nợ xấu của ngân hàng, ông Phạm Khắc Khoan cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên thống kê chi tiết lại nợ xấu, các khoản vay thế chấp bất động sản, và đánh giá lại theo giá thị trường các tài sản đó để có hướng giải quyết; đồng thời ngân hàng và các doanh nghiệp vay vốn thế chấp bất động sản cũng nên ngồi lại để giải quyết các món nợ xấu với nhau.

    ?oĐối với những loại bất động sản nào có nhu cầu lớn và thanh khoản thì có thể giải quyết trước chứ không nhất thiết phải xử lý đồng loạt các loại nợ xấu?, ông Khoan nói.

    Giải pháp được nhiều diễn giả đồng ý trong buổi họp là các bộ ngành có thể huy động thành lập một quỹ chung từ 50.000 đến 100.000 tỉ đồng để hỗ trợ. Nguồn vốn để thành lập có thể là từ quỹ bình ổn tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, quỹ bình ổn giá cả, quỹ từ thặng dư vốn khi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước?

    Nguồn vốn lớn từ bảo hiểm tiền gửi cũng có thể được cân nhắc để đóng góp vào nguồn quỹ chung này. Chính phủ nên thành lập một cơ quan quản lý nguồn quỹ chung và giải quyết vấn đề nợ xấu này, hoặc mua lại các tài sản nợ xấu hoặc cho vay tái cấp vốn thời gian ngắn lãi suất thấp để các ngân hàng yên tâm về thanh khoản.

    Kích cầu bất động sản trở lại

    Ông Đinh Thế Hiển cho rằng các doanh nghiệp bất động sản hiện tại không phải là không vay được vốn để tiếp tục các dự án của mình mà là không có người mua. Vì vậy, theo ông cần có những biện pháp để kích thích sức mua của những người thực sự có nhu cầu.

    Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc khối nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Sacombank, cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa ngân hàng và các công ty bất động sản để kích cầu cho thị trường này.
    ?oNhu cầu mua nhà từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng rất lớn vì vậy các công ty bất động sản nên tập trung vào phân khúc thị trường này trước đồng thời tính toán để tiếp tục hạ giá bán?, ông Cường nói.
    Một thông tin được đưa ra tại buổi họp khiến nhiều người chú ý đó là các ngân hàng hiện nay dư thừa vốn khả dụng nhưng không muốn cho vay bất động sản hoặc thẩm định vô cùng khó khăn để cho vay kể cả với nhu cầu mua nhà để ở. Vì vậy, những người thực sự có nhu cầu mua nhà để ở rất khó để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

    Ông Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết theo thông tin ông có thì rất ít ngân hàng rút trước hạn tiền đã bỏ ra mua tín phiếu bắt buộc từ tháng 3 vì hiện nay lãi suất của tín phiếu 13%/năm là một lãi suất hấp dẫn và an toàn cho các ngân hàng.

    Có mặt tại buổi nói chuyện, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiệp vụ của Dragon Capital, cho biết trái phiếu Vinashin kỳ hạn 8 năm hiện có mức lãi suất là 22 - 24%/năm - một chi tiết khiến nhiều người giật mình khi lãi suất cho vay cao nhất của các ngân hàng hiện nay chỉ là 18%/năm (dự kiến sẽ còn giảm nữa).

    ?oTheo thống kê trong tháng 9 và 10, khối nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra tổng cộng 1,1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu thì khối ngân hàng thương mại trong nước mua hết?, ông Tuấn nói. Tháng 12 tới sẽ có thêm nhiều tổng công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp và dự kiến lãi suất sẽ là 14 - 15%/năm cho kỳ hạn hai, ba năm.

    Như vậy việc giảm lãi suất vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước không khiến vốn được đẩy vào sản xuất và những nơi cần vốn, và theo ông Tuấn, nếu lợi tức trái phiếu không được đưa về mức 9-10% thì vốn cho doanh nghiệp lẫn người có nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục khó.

    Theo Thủy Triều
    TBKTSG


    Chỗ tô màu vàng cho thấy GĐ Tài chính của Vinashin cực ngu. Lúc LS Ngân hàng sốt thì chỉ sốt lãi ngắn hạn, lãi dài hạn trên 1năm thấp hơn rất nhiều, mà phát hành trái phiếu những 8 năm, LS 22-24%, dự kiến sắp tới LS NH về dưới 12% tức là chỉ 1/2 LS Vinashin huy động, giờ cắn răng mà trả lãi suất trên trời trong khi kinh tế suy thoái không làm ăn được => nguy cơ phá sản cao lắm.

  5. baovitieu

    baovitieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Giờ này đừng ai nhắc đến Vinashin là gì cho nó mệt, bọn này nó ăn sẵn quen rồi, cho tự làm có mà chết rục xác
  6. simtete

    simtete Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ có gì mới đâu nhể
  7. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Cho chúng nó sập đi để em còn có nhà. Bơm thổi quá rồi chết thoai.

Chia sẻ trang này