Thông tin mới nhất (hot)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fitdha, 23/10/2008.

7813 người đang online, trong đó có 1209 thành viên. 15:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 704 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. fitdha

    fitdha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới nhất (hot)

    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng trưởng âm
    Thứ năm, 23/10/2008, 10:37 GMT+7
    Đó là khẳng định của TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, trong cuộc trao đổi với báo giới ngày 22-10. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trưởng âm.


    Theo ông Kiêm, lạm phát tháng 10 đã bị đẩy lùi so với tháng 9. CPI giảm khoảng hơn 0,1% do nhiều mặt hàng giảm giá. Đóng góp lớn nhất là sự giảm giá đáng kể của mặt hàng xăng dầu và lương thực. Giá lương thực giảm có tác dụng kéo ngay CPI xuống vì trong rổ hàng hóa tính CPI gồm 10 nhóm hàng, nhóm lương thực chiếm tỉ trọng 42,8%.


    Về việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ khiến nhiều người lo ngại sẽ làm tăng lạm phát cuối năm, ông Kiêm nhận định lạm phát cả năm sẽ chỉ nhỉnh lên một chút chứ không tăng nhanh, khoảng hơn 24%-25%.(Nguồn: NLĐ, 23/10)
  2. fitdha

    fitdha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng tài chính và thời cơ vàng

    Trong bối cảnh NĐT trong nước và thế giới đều đang lo sợ không biết chuyện gì sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, liệu có quá lạc quan khi đề cập đến thời cơ vàng vào lúc này?


    Có thể cảm nhận của chúng ta sẽ khác, nếu nhìn lại diễn biến TTCK trước và sau các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu.


    Nhìn chung, 12 tháng sau đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, nhà đầu tư kiên trì nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn tệ hại nhất có thể khôi phục lại khoảng 70 - 80% những gì đã mất; và những người mạo hiểm đầu tư vào lúc khó khăn nhất có thể kiếm nhiều hơn (đặc biệt là nếu họ đầu tư dài hạn vào công ty tốt thì không chỉ trong vòng 12 tháng sau đó mà kéo dài cả vài năm sau, tỷ suất sinh lời hàng năm đều rất cao).


    Vậy một quy luật chung có thể nhận thấy là giai đoạn tệ hại nhất của cuộc khủng hoảng, dường như là thời điểm đầu tư tốt nhất, chứ không phải là thời điểm để tháo chạy.


    Thắng trong nguy hiểm


    Có nhiều trường hợp đầu tư (hoặc đầu cơ) và thành công lớn trong những vụ đổ bể thị trường nổi tiếng trong lịch sử, trong số đó có người đã bước lên vị trí giàu nhất thế giới tại thời điểm tháng 8/2007: Carlos Slim.


    Vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tại Mexico năm 1982, khi mà nền kinh tế nước này lâm vào khủng hoảng nợ, hệ thống ngân hàng bị quốc hữu hóa một phần và nền tài chính được mô tả là gần như tê liệt, Carlos Slim lại đẩy mạnh đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, trong đó thực hiện thâu tóm các công ty lớn.


    Wall Street Journal từng phân tích chiến lược kiếm tiền của ông này và chỉ ra một phần quan trọng trong đó chính là lợi dụng kinh tế đi xuống để đầu tư khôn ngoan vào những công ty giá rẻ. Đương nhiên, sau chiến lược mua các công ty giá rẻ, còn là chiến lược "khép góc" thị trường lại, đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, để tạo ra quyền lực độc quyền làm giá trên thị trường.


    Ở khía cạnh nào đó, chiến lược của Carlos Slim là sự kết hợp phương thức kiếm tiền bằng đầu tư khôn ngoan vào công ty giá rẻ của Warren Buffett và kiểu kiếm tiền nhờ độc quyền của Bill Gates.


    Nhưng điểm trọng yếu trong chiến lược mua công ty khi giá rẻ của Carlos Slim và Warren Buffett có nhiều điều khác nhau. Carlos Slim tuy đầu tư nhiều lĩnh vực (200 công ty với đủ mọi ngành nghề như viễn thông, thuốc lá, khách sạn, ngân hàng...), nhưng thế mạnh tập trung là trong thế độc quyền về viễn thông. Và Buffett thì hướng tới chiến lược mua cái gì mà ông ta hiểu rõ.


    Đối với hai người giàu có này, họ không vung tiền vào bất cứ cái gì thấy có vẻ rẻ. Họ hiểu biết về công ty đó và biết rằng giá nó thật sự rẻ. Cách làm này trái ngược với một số phương thức đầu tư nhắm vào cổ phiếu nhỏ kiểu penny stock mà không biết nhiều thông tin về công ty đó, chỉ mua vì thấy nó có vẻ rẻ so với thị trường.


    Dễ học, nhưng khó thuộc và khó dùng


    Mẫu hình thành công từ đầu tư trong khủng hoảng như Carlos Slim có thể dễ tìm đọc, nhưng không mấy người "thuộc bài" và cũng không mấy người thành công khi ứng dụng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tố chất bản thân, mối quan hệ, tính kiên nhẫn chờ thời cơ và? có tiền.


    Ai cũng có thể biết là phải chờ đến khi thị trường sụt giảm thì mới có cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ, nhưng không phải ai cũng có nhiều tiền để thâu tóm và áp đặt thế lực độc quyền như Carlos Slim. Cũng không phải ai cũng có nhiều mối quan hệ để có thể hiểu rõ về một công ty như Warren Buffett. Vì vậy, học và hiểu những bài học này có nghĩa là sẽ thành công.


    Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, từ những chiến lược này, chúng ta có thể thấy rằng, có nhiều cơ hội vàng đang chuẩn bị xuất hiện trên TTCK Việt Nam, cho cả đầu tư vào cổ phiếu đơn thuần lẫn mua - bán và sáp nhập công ty (đây là hoạt động rất hấp dẫn trong thời gian tới). Vấn đề chính là ở chỗ, làm sao biết rằng khủng hoảng đã đến giai đoạn tệ hại nhất hay chưa? Nếu mua thì mua ở mức giá nào và cổ phiếu nào là rẻ.



    (Nguồn: *********)





    Về dài hạn, có thể nhận ra Việt Nam cũng như Mỹ đang ở gần một điểm đáy, từ đó sẽ có một đợt phục hồi dài hạn và ngon mục, cho nên nếu đầu tư dài hạn (3 - 5 năm) thì có thể không phải quá lo lắng. Nhưng nếu mục tiêu là ngắn hạn thì đâu là điểm đáy sẽ không dễ trả lời. Hiện nay, VN-Index liệu có dừng lại trên 300 điểm (mà cụ thể là mức 360 điểm) để tạo thành một mẫu hình song đáy đi lên, hay sẽ xuống thấp nữa?


    Nhìn trên đồ thị, chúng ta có thể nhận thấy, mẫu hình hiện tại của VN-Index phần nào tương tự như giai đoạn 2001 - 2002. Nếu lịch sử lặp lại, có thể VN-Index còn phải trượt thêm nữa trước khi phục hồi, nghĩa là mức đáy có thể dưới 300 điểm. Còn nếu cho rằng, thị trường hiện tại khác với trước đây, ít nhất là về phương diện biên độ, nên sẽ không kéo dài một giai đoạn giảm giá trong biên độ quá hẹp, thì có thể lạc quan cho rằng mức đáy sẽ trên 300 điểm.


    Và do đó, có thể là không tốt nếu giảm biên độ, vì sẽ tái lập trạng thái thị trường giai đoạn 2001 - 2002. Nhiều nghiên cứu ở các thị trường khác cho thấy, thị trường biên độ hẹp thường kém thanh khoản và không hấp dẫn nhà đầu tư mới, nhất là nhà đầu tư tổ chức lớn.


    Có thể kết thúc bài viết bằng ý tưởng của John Maynard Keynes vào năm 1937 "Chiến thắng, sự an toàn và thành công luôn chỉ thuộc về thiểu số và không bao giờ thuộc về đa số".


    Ý tưởng này cũng giống như cách làm hiện nay của Warren Buffett là khi nhiều người muốn nắm tiền mặt thì bạn hãy nên nghĩ đến đầu tư vào chứng khoán, vì ông nhận thấy rằng, thật ra nắm tiền mặt thì đó là một khoản đầu tư dài hạn hầu như không đem lại gì cả, mà sẽ dần mất đi giá trị (khi mà một lượng cung tiền khổng lồ đang và sẽ được bơm vào nền kinh tế). Đây chính là "tham lam khi người khác sợ hãi", và rõ ràng hiện nay nhà đầu tư trên toàn cầu đang sợ hãi.


    Tháng 5 năm nay, người Mỹ cũng chỉ mơ hồ rằng, họ có nỗi lo trên thị trường tài chính và khi đó, thị trường còn giảm và Warren Buffett không mua vào nhiều. Nay người Mỹ hiểu rằng, ngoài khủng hoảng tài chính, họ đang đối mặt với suy thoái kinh tế và tình trạng thua lỗ của các công ty phi tài chính. Khi nỗi lo trở nên rõ ràng, Warren Buffett đang mua vào. Ở Việt Nam, có lẽ nhà đầu tư (sẽ) thành công cũng không làm khác. "Thời cơ vàng" sẽ đến nhanh hoặc đã đến, nhưng có thể chỉ một số không nhiều nhà đầu tư nắm bắt được.



    Theo Hồ Quốc Tuấn
    Nghiên cứu sinh Tiến sỹ, Đại học Manchester, Anh
    ĐTCK
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.925

Chia sẻ trang này