Thứ 6, 03/10/2008, 15:06 Thế giới bên bờ vực thẳm, ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm, một HA HO ngây ng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi myguitare, 03/10/2008.

1931 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 03:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 216 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. myguitare

    myguitare Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Thứ 6, 03/10/2008, 15:06 Thế giới bên bờ vực thẳm, ta mơ thấy em ở nơi kia xa lắm, một HA HO ngây ngất nắng, một hanoi run run heo may

    Thứ 6, 03/10/2008, 15:06
    Thế giới bên bờ vực thẳm
    (CafeF) - Cuộc khủng hoảng trong thế giới tài chính hiện nay bắt nguồn từ Mỹ nhưng nó không chỉ thuộc về nước Mỹ mà đã trở thành vấn đề chung của tất cả mọi quốc gia.

    Dù điều gì đang xảy ra tại Quốc Hội Mỹ, cuộc khủng hoảng này đã có quy mô toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc các chính phủ nên hợp tác làm việc với nhau.

    Sau khi kế hoạch bị Hạ Nghị Viện bỏ phiếu chống ngày 29/10, thị trường chứng khoán và nhà đầu tư hoảng loạn. Và lần này, sau khi kế hoạch đã được Thượng Nghị Viện thông qua kết hợp với việc thị trường chứng khoán toàn cầu chấn động quá mạnh sau quyết định lần trước của Hạ Viện, nhiều chuyên gia tin rằng bản kế hoạch sẽ nhận được sự đồng thuận cần thiết.

    Ngay cả khi bản kế hoạch được thông qua, mọi chuyện không hẳn sẽ hoàn toàn tốt đẹp. Khắp thế giới hiện nay, nơi đâu cũng thấy thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, thị trường tiền tệ mắc kẹt, hàng loạt ngân hàng ra đi, chính phủ các nước gấp rút ra tay giải cứu.

    Tất cả những yếu tố này đang kéo hệ thống tài chính gần hơn tới thảm họa, kéo kinh tế các nước giàu đến bên bờ vực suy thoái. Kế hoạch ứng cứu sẽ có thể giúp các vấn đề giảm bớt sự trầm trọng, nhưng sẽ không thể ngăn chặn được tất cả mọi chuyện.

    Khủng hoảng đang lan ra theo hai hướng, từ Atlantic sang châu Âu và từ thị trường tài chính sang nền kinh tế thế giới. Chính phủ các nước phải đương đầu với hết khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.

    Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đức cho rằng Mỹ chính là nguyên nhân và tâm điểm của cuộc khủng hoảng hiện nay. Chỉ trong vài ngày trọng tâm của ngài Bộ trưởng này và đồng sự của ông đã chuyển sang hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho ngân hàng Đức và cứu tập đoàn bất động sản Hypo Real Estate.



    Tập đoàn tài chính bảo hiểm Fortis phải bán lại tài sản. Chính phủ Anh quốc hữu hóa ngân hàng Bradford & Bingley, Bỉ, Pháp và Lucxembourg cứu ngân hàng Dexia và Iceland cứu Glitnir.

    Xét trên một số phương diện, nhiều ngân hàng châu Âu dễ tổn thương hơn ngân hàng Mỹ dù trên thực tế, tuần qua ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ - Washington Mutual và ngân hàng Wachovia buộc phải bán lại.

    Ngân hàng Tây Âu không phải là những nạn nhân duy nhất. Sự hoảng loạn này đã lan sang cả Hồng Kông, Nga và giờ đây là Ấn Độ. Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ thị trường tiền tệ, nó sẽ lan sang các doanh nghiệp tại nhiều nền kinh tế.

    Phần lớn mọi người không nhận ra dòng chảy tín dụng chảy qua lá phổi của nền kinh tế như thế nào. Mọi người chỉ nhận ra khi dòng chảy tín dụng ngừng luân chuyển qua thị trường đến các ngân hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

    Hơn một năm nay, thị trường lo lắng rất nhiều về tình hình thanh khoản và khả năng thanh toán của các ngân hàng. Sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng trước. Các ngân hàng phải vay tiền liên ngân hàng nhiều hơn thường lệ.

    Ngân hàng thường vay tiền liên ngân hàng với mức lãi suất cao hơn 0,08% so với mức lãi suất chính thức. Ngày 30/09, họ phải trả với mức lãi suất cao hơn 4% so với mức lãi suất này.
    Trong một phiên đấu giá gần đây để vay USD qua đêm từ Ngân hàng Trung ương châu Âu, các ngân hàng đã phải chấp nhận mức lãi suất lên tới 11%, gấp 5 lần mức lãi suất trước khủng hoảng. Và ngay cả sau khi FED cam kết hỗ trợ 620 tỷ USD để giảm tình trạng khan USD, tình hình vẫn không khá hơn.

    Các công ty sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi lãi suất cao hơn và đương đầu với khả năng một ngày nào đó họ sẽ không thể tiếp cận với nguồn tiền mặt từ ngân hàng. Trong cơn khát tiền mặt, họ buộc phải hủy các thương vụ thâu tóm và đầu tư để tập trung trả nợ. Nhà quản lý trì hoãn công bố sản phẩm mới, các nhà máy xây dở không được hoàn thành, nhân công bị bắt giảm hàng loạt.

    Người tiêu dùng tất nhiên phải gánh chịu hậu quả. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Ngay cả khi thị trường tín dụng hoạt động tốt, nền kinh tế các nước giàu cũng sẽ chậm lại khi bong bóng bất động sản xì hơi. Còn nếu tín dụng khó khăn, đã có quá đủ nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế.

    Thị trường tài chính cần đến những luật lệ của chính phủ và khi thị trường đi xuống, chính phủ thường sẽ giúp hồi sinh thị trường. Giống như hiện nay, cả thị trường nhà đất và thị trường tài chính Mỹ đều cần đến Washington. Tổng thống Bush là người phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về việc này, ông đã không thể giải thích được lý do tại sao.

    Các chính phủ không đơn giản chỉ đối thoại mà còn cần hợp tác với nhau. Cuộc khủng hoảng trước đây của ngành ngân hàng cho thấy các chính sách can thiệp muộn thường tốn kém và ít hiệu quả hơn. Những vụ sáp nhập có thể mang lại hiệu quả tức thời song nhu cầu cần ứng cứu vẫn tồn tại. Lời đề nghị của Pháp về việc hợp tác giữa các chính phủ châu Âu là một ý tưởng tốt. Đức không nên từ chối lời đề nghị này.

    Cho đến nay, các Ngân hàng Trung ương đã hợp tác với nhau về vấn đề thanh khoản. Khi giá dầu và lo ngại về lạm phát giảm bớt, việc cắt giảm lãi suất là phù hợp. Việc cắt giảm lãi suất này sẽ có tác dụng lớn hơn nếu các ngân hàng trung ương cùng phối hợp thực hiện.

    Tuy nhiên không chỉ đơn giản là sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương, các chính phủ cũng nên đoàn kết với nhau. Không kể đến Quốc Hội Mỹ làm gì, các chính phủ châu Âu nên hợp tác với nhau trong việc ổn định và hỗ trợ các ngân hàng về vốn. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ nhưng nó không chỉ thuộc về nước Mỹ mà nay nó là vấn đề chung của tất cả mọi quốc gia.

    Thanh Vân
    Theo Economist

Chia sẻ trang này