Thư của đứa con của nông dân- Nguyễn Quang Thiều, báo Phụ Nữ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dbp, 05/12/2008.

4383 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 12:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1602 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Thư của đứa con của nông dân- Nguyễn Quang Thiều, báo Phụ Nữ

    Đọc để hình dung tương lai kinh tế-xã hội-an ninh của nước ta trong thời gian tới:

    Thư của một đứa con những người nông dân

    Bức thư thứ hai: "Tổng thu nhập một tháng của chúng tôi"

    Nhiều lúc, tôi vẫn tự hỏi, những người quản lý nông thôn nói riêng và những người quản lý xã hội nói chung đã bao giờ đặt câu hỏi cho chính trách nhiệm của họ: ?oMỗi tháng, tổng thu nhập của một khẩu trong mỗi gia đình nông dân là bao nhiêu? Với thu nhập như vậy, họ sẽ sống thế nào??.

    Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Và dù đã biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả, tôi vẫn kinh ngạc khi được nghe con số cụ thể: ?oTổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000đ?. 40.000đ để chi tiêu tất cả những gì họ cần trong một tháng, trong khi chừng ấy tiền chỉ là giá của hai bát phở, giá của hai lít xăng, giá của hai suất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của ba ly cà phê...

    Theo khảo sát tạm thời của tôi, hiện mỗi một khẩu ở nông thôn trung bình có một, hai sào ruộng để canh tác. Mỗi năm họ cấy hai vụ lúa với sản lượng trung bình là hai tạ/một sào. Mỗi tạ thóc có giá 250.000đ, có khi lên đến 300.000đ nhưng giá thóc chỉ cao trong một thời gian không đáng kể. Như vậy, mỗi năm trồng lúa, một khẩu sẽ thu nhập khoảng một triệu đồng. Xen vào hai vụ lúa là một vụ màu (ví dụ là ngô). Sản lượng ngô/một, hai sào lúc này tính ra tiền xấp xỉ lúa. Như vậy, tổng doanh thu của một người nông dân trong một năm từ lúa và hoa màu trên mảnh ruộng của họ là khoảng 1.300.000đ.

    Trong khi đó, chi phí cho tất cả các dịch vụ từ cày cấy, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu hoạch, chế biến... chiếm ít nhất 60% tổng doanh thu. Thực thu còn lại của một người nông dân từ việc canh tác trên mảnh ruộng của họ mỗi năm là khoảng 500.000đ. Nếu chia ra 12 tháng thì mỗi người nông dân chỉ có khoảng 40.000đ cho toàn bộ chi tiêu trong một tháng.

    Tất nhiên, ngoài nguồn thu nhập ấy, người nông dân phải tìm những nguồn thu nhập phụ khác như chăn nuôi, làm nghề phụ, làm thuê trong thời gian giáp hạt v.v... Nhưng, những thu nhập phụ này không phải là nguồn thu nhập ổn định và cũng không đáng bao nhiêu. Chăn nuôi cũng chỉ để cải thiện thêm đời sống, nghề phụ thì hầu hết các làng nghề truyền thống đã và đang teo dần lại vì tính hiệu quả quá thấp.

    Số ruộng tính trên một đầu người mà tôi đưa ra ở trên là một con số hơi lạc quan. Thực tế, có những gia đình nông dân tính đầu người không quá nửa sào ruộng, có nơi còn ít hơn thế vì tất cả những người sinh sau năm 1993 không còn được chia ruộng nữa. Do vậy, một gia đình có hai vợ chồng trẻ và ba đứa con, tổng cộng năm người, chỉ có 2,5 sào. Số gia đình như vậy ở nông thôn đang càng ngày càng nhiều.

    Nhiều người nói, ruộng canh tác của nông dân ngày càng ít đi. Thực tế không hẳn là như thế, mà vì dân số ngày càng tăng nên tất yếu số ruộng tính trên đầu người sẽ ít lại. Các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí lại đang ngày càng mở rộng, góp phần nuốt chửng hàng trăm, hàng ngàn và rồi sẽ đến hàng triệu hecta ruộng của những người nông dân.

    Với hiện trạng như vậy, người nông dân và con cháu của họ sẽ ra sao? Đất nước đã và đang phát triển. Đó là sự thật không ai có thể phủ nhận. Nhưng, sự phát triển này đang ngày càng mất cân bằng. Nếu chúng ta dựng đồ thị sự phát triển của các đô thị và các vùng nông thôn, sẽ thấy ngay sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày một cao. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông dân và thị dân càng ngày càng làm cho những người nông dân thêm tủi nhục và cay đắng. Một thị dân chi tiêu một ngày đã gấp ba, gấp bốn tổng chi phí một tháng của một người nông dân. Đó mới chỉ là sự so sánh giữa một thị dân nghèo với một người nông dân, chứ chưa phải so sánh với một thị dân thu nhập cao.

    Cách đây khoảng bảy năm, tôi có làm việc với huyện Mai Châu, Hòa Bình và được biết: số tiền mà Nguyễn Văn Mười Hai vay ngân hàng Nhà nước và đã làm thất thoát bằng tổng thu nhập trong 80 năm của cả huyện. Ngày nay, việc làm thất thoát tài sản của nhân dân còn lớn gấp nhiều lần Nguyễn Văn Mười Hai trước kia. Trong khi đó, thu nhập của người nông dân vẫn chẳng cải thiện được bao nhiêu.

    Những cuộc vận động ?olá lành đùm lá rách? chỉ là một lối hành xử văn hóa chứ không phải là một chính sách, một chiến lược đối với nông dân. Chính vì với thu nhập ?okinh hoàng? như thế mà tương lai của các thế hệ trẻ ở nông thôn Việt Nam là một tương lai bất ổn. Những thiếu nữ từ các vùng nông thôn đi như trẩy hội về thành phố làm những nghề ?omập mờ?. Việc liều thân đi làm dâu ở Hàn Quốc, Đài Loan v.v... là một bi kịch. Tất cả cũng chỉ vì họ cố tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống quá nghèo đói và không nhìn thấy hy vọng nào ở tương lai của chính họ và gia đình.

    Họ cũng không làm thế nào để cải thiện được cuộc sống hiện tại. Họ chỉ có từng ấy đất đai, từng ấy mùa vụ, từng ấy sản lượng, chỉ có bấy nhiêu phương tiện lao động và cả từng ấy tư duy canh tác... Cho nên, kết quả đương nhiên là chỉ có từng ấy thu nhập.

    Phải thừa nhận là chúng ta không quan tâm đến họ một cách thiết thực, mà nói thẳng ra là chúng ta đã từng bỏ rơi họ. Mấy gói mì tôm, mớ quần áo cũ ném xuống làng họ khi bị bão lũ đâu phải là một chính sách hay là một chiến lược. Có thể có một doanh nhân nào đó sẽ khó chịu, nói: ?oNông dân hãy làm đi, đừng kêu than!?. Tôi xin hỏi: ?oGiữa một doanh nhân được mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất ruộng của những người nông dân với giá vài trăm ngàn đồng/mét vuông để ngay sau đó bán lại một mét vuông đất đó trên sơ đồ quy hoạch với giá hàng chục triệu đồng, thậm chí hơn thế thì ai là người được ?oquan tâm? và ai là kẻ bị bỏ rơi??.
  2. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Thư của một đứa con những người nông dân

    Bức thư thứ tư: Lựa chọn nào?

    Trong một lần về quê cách đây vài tháng, tôi ghé trạm y tế xã, nơi trước kia được gọi là trạm xá. Trạm y tế là một căn nhà cấp bốn tường đã bắt đầu mục nát, một quầy thuốc hình như không để đựng thuốc, vài chiếc giường cái có chiếu, cái không... Tôi lên tiếng mãi chẳng ai đáp lại. Những cán bộ y tế của trạm giờ thực ra chỉ là những người bán thuốc lẻ giá cao cho người dân ở vùng đó. Những hình ảnh ấy như chứng minh sự ?olụi tàn? của mạng lưới y tế cơ sở.

    Bọn trẻ hôm nay ở làng - Ảnh: Long Thuỷ

    Bây giờ, những căn bệnh hiểm nghèo ngày một tăng. Nguồn nước những người nông dân sử dụng hàng ngày chưa hề có bất kỳ sự xử lý ô nhiễm nào. Nhiều nơi, những người nông dân vẫn dùng nước từ những chiếc giếng làng mà thực chất là nước đầm nước ruộng chảy vào. Đa số các gia đình nông dân dùng giếng khoan với một hệ thống lọc tự chế. Mới đây, một tài liệu khoa học công bố 80% nguồn nước ở nông thôn bị ô nhiễm. Tôi nghĩ, ở nhiều làng, 100% nguồn nước đã bị nhiễm độc. Bởi thế, trong thế kỷ này ở Việt Nam đã xuất hiện những làng ung thư.

    Bây giờ về quê, khác với mấy chục năm trước, lúc nào cũng nghe người làng nói về những căn bệnh hiểm nghèo và quái dị mà người làng tôi mắc phải. Nhiều đêm, tôi ngồi nghe chó sủa và những câu chuyện bệnh tật của những người trong họ ngoài làng mà buồn, mà hoang mang vô hạn. Bệnh tật là như thế, còn việc chữa bệnh đối với những người nông dân có thu nhập vài chục ngàn đồng một tháng thì thế nào? Việc chữa bệnh cho những người nông dân giờ đã thị trường hóa. Tất cả những người nông dân đều không có bảo hiểm. Vì vậy, họ đứng trước thách thức của việc chữa bệnh như đứng trước một bức tường không thể vượt qua.

    Một tháng thu nhập trên dưới 40.000đ, trong khi những vỉ thuốc loại trung bình đã hơn trăm ngàn. Mà khi có bệnh, đâu phải chỉ uống một vỉ thuốc là khỏi. Giá thuốc tăng cao đẩy người nông dân đến gần hơn với cái chết. Có những người nông dân làng tôi mắt mờ dần khi tuổi còn chưa cao. Nếu đi mổ mắt để thay thủy tinh thể chẳng hạn, họ phải mất đôi ba triệu đồng chỉ cho một con mắt. Mổ cả hai mắt, tất nhiên chi phí gấp đôi. Đó là chưa kể tiền tàu xe đi lại, tiền ăn uống, tiền nằm viện, tiền bồi dưỡng các ?olương y như từ mẫu?. Bởi thế, họ phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc là bán tất cả những gì có thể bán để chữa bệnh hoặc dần trở thành người mù. Thật đau lòng là có không ít người nông dân chọn sự mù lòa.

    Tôi có một người chú họ bị ngã gãy xương bả vai. Như muôn vàn người bị tai nạn như thế, ông muốn được bó bột. Nhưng, bao năm qua, không bao giờ trong túi ông có quá 50.000đ. Các con ông cũng nghèo khó quá, cay cực quá, không dám đưa ông đi bó bột. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định bỏ mặc cái xương bả vai bị gãy ấy. Ông không nói cho hàng xóm láng giềng biết mình bị gãy xương, âm thầm chịu đựng những cơn đau đớn do cái xương gãy gây ra.

    Đến một ngày, vai ông thành tật. Lúc đó, ông mới kể chuyện cho vài người thân nghe. Ông nói: ?oTôi già rồi, không lao động được nữa thì bó bột cái xương gãy cũng chẳng cần thiết. Tiền bó xương để con cái mua gạo, mua muối còn tốt hơn?.

    Cách đây dăm năm, làng tôi có người bị thận suy. Nếu ông muốn sống, chỉ còn cách hoặc thay hai quả thận đó hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên để chạy thận. Với hai con đường ấy, ông chỉ còn cách bán cả nhà lẫn ruộng mới đủ chữa bệnh. Nhưng, bán hết thì con cháu ông chỉ còn nước đi ăn mày để mà sống. Cuối cùng, ông chọn cái chết. Ông nói: nếu ông có sống đến 90 hay 100 tuổi thì cũng không thể làm ra đủ số tiền để mua lại cho con cháu nhà cửa, ruộng vườn mà ông đã bán để chữa bệnh. Vậy thì chọn cái chết là quyết định sáng suốt nhất của ông. Bạn có tin, có người đã lựa chọn cái chết cho mình một cách bi thương như thế không?

    Mỗi lần nghĩ đến câu chuyện này, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác kinh hoàng. Nếu người đó là cha, là anh mình hay là một người ruột thịt nào đó của mình thì chúng ta sẽ nghĩ thế nào và sẽ đau đớn đến khi nào mới nguôi?

    Trước những câu chuyện thực ấy, chúng ta còn cách nói nào khác hơn là phải nói rằng: những người nông dân đang bị bỏ rơi trong thế giới này. Họ cùng con cháu họ đang phải sống với rất nhiều đe dọa. Cho dù người Việt Nam ta có truyền thống lá lành đùm lá rách. Để giúp họ, cần một lương tâm rộng lớn: vì con người và một tư duy chiến lược thực sự về nông thôn và những người nông dân.

    Nguyễn Quang Thiều
  3. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Thư của một đứa con những người nông dân

    Bức thư thứ năm: Vẫn chỉ là xóa nạn mù chữ (?)

    Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhiều làng quê đã phá đền chùa để xây dựng các công trình như sân kho hợp tác xã, trụ sở chính quyền địa phương, trường học... Tôi đã chứng kiến ngôi chùa làng tôi bị phá đi để xây trường. Chùa làng tôi rất lớn, đã có từ lâu đời, nên làng tôi còn được gọi là làng Chùa. Tôi cũng tận mắt nhìn thấy người ta ném những tượng Phật bằng đất xuống ao chùa. Sau đó, một trường cấp I đã mọc lên.

    Sau khi có trường, những người nông như sống trong giấc mơ. Con cháu họ bắt đầu được đi học. Cuộc cách mạng xóa nạn mù chữ lần thứ hai được tiến hành với một quy mô rộng khắp. Trước năm 1954, phong trào bình dân học vụ coi như cuộc cách mạng xóa nạn mù chữ lần thứ nhất.

    Sau khi phá chùa xây trường học, con đường mà người ta vạch ra cho một nền giáo dục ở nông thôn là một con đường lý tưởng. Bởi, chủ nghĩa xã hội được xây dựng không chỉ ở các thành phố lớn mà là trên toàn miền Bắc. Những thế hệ trẻ là con cái những người nông dân sẽ được đào tạo để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, mà cụ thể là nông thôn của họ. Nhưng, nền giáo dục đã không đáp ứng được bao nhiêu cho điều ấy. Hiệu quả nền giáo dục ở nông thôn xét theo chiều sâu chất lượng và sự phát triển xã hội đã gần như giẫm chân tại chỗ.

    Ngày nay, với mức thu nhập ?obi thương? của mình, đời sống của những gia đình nông dân đang bị những cơn bão giá tàn phá một cách thảm hại trên đường đi của nó. Toàn bộ sức lực của người nông dân gần như chỉ để duy trì mức sống tối thiểu hàng ngày cho gia đình họ. Việc sử dụng tài chính cho chuyện học hành của con cái họ là điều không tưởng. Giấc mơ lớn nhất của họ chỉ còn là tìm cách đưa con cái mình thoát cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau và con cháu mình đi... sau rốt..

    Không phải những người nông dân không còn yêu những cánh đồng, vốn là mồ hôi và máu của họ. Nhưng nếu cứ làm ruộng như họ đang làm thì suốt đời phải sống trong lam lũ, thiếu thốn. Đáng buồn là, trong tay họ không có gì để thực hiện giấc mơ đó. Bắt đầu một thời đại của sự thả nổi tương lai con em những người nông dân, mà trước hết là qua việc thả nổi chuyện học hành của những đứa trẻ.

    Thực tế lâu nay, những người nông dân không quan tâm đến việc nhà trường dạy gì và dạy thế nào con em họ. Họ không quan tâm đến dạy thêm, đến luyện thi, đến việc vào trường này hay trường kia. Những đứa trẻ đến trường một buổi và ra đồng một buổi. Học hết phổ thông trung học, chúng lại trở về cày cấy như ông bà, cha mẹ và anh chị chúng. Cũng có những gia đình nông dân cho con cái họ theo học ở một trường nghề nào đó nhưng khi ra trường, chúng lại cũng không xin được một việc làm nào cho tử tế.

    Nhìn sự mệt mỏi của học sinh và sự hờ hững của phụ huynh, thầy cô cũng chẳng còn hứng thú mà truyền đạt kiến thức hay những giấc mơ về tương lai cho học sinh. Như vậy, hiệu quả giáo dục ở nông thôn sẽ là gì? Không ít thầy cô giáo ở các trường làng chặc lưỡi: Thôi cứ cho chúng nó lên lớp dù chẳng biết chữ gì. Học xong cũng về đi cày cấy chứ làm được trò trống gì đâu.

    Hiện tượng học sinh bỏ học ở một số vùng càng ngày càng nhiều, bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất: gia đình học sinh quá nghèo khó. Thứ hai: phụ huynh ở những vùng đó nhận thấy nếu tiếp tục cho con em mình đi học cũng chỉ là kéo dài thời gian đến trường mà thôi chứ chẳng giải quyết được gì cho gia đình và cho bản thân học sinh đó. Học hành lơ mơ, học sinh là con em những người nông dân đã kém lại càng kém. Chỉ một số rất ít con em những gia đình có điều kiện mới học lên cao, còn đa số học sinh nông thôn, có đến lớp cũng thừa biết sẽ gắn cuộc đời với đồng ruộng trâu bò.

    Lại phát sinh một vấn đề khác: học sinh sau khi rời ghế nhà trường trở về cày ruộng, có khi suốt nhiều năm liền không dùng đến giấy bút một lần nào, cũng không đọc một trang sách hay một mẩu báo nào, vì ở nông thôn lấy đâu ra báo, ra sách mà đọc. Trình độ của những học sinh ấy lại quay về với khởi điểm của người mới được xóa mù chữ.

    Những gì chúng ta nhìn thấy khi đi qua một làng nào đó chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi. Nghĩa là, chỉ thấy những ngôi nhà xi măng quét vôi vàng vôi xanh và thấp thoáng những chiếc xe máy Tàu. Thực chất, dân trí của hầu hết các làng quê là quá thấp và không được cải thiện bao nhiêu. Tất cả chỉ vì nền giáo dục hời hợt và vì chúng ta không có một chính sách nào có tính chiến lược cho nền giáo dục ở các vùng nông thôn.

    Tôi đã học ở Cuba bốn năm và thấy dù rất khó khăn về kinh tế, nhưng một trong chiến lược quan trọng nhất của Chính phủ Cuba là phổ cập giáo dục ở trình độ cao cho các vùng nông thôn. Chính phủ Cuba đã dành cho giáo dục ở các vùng nông thôn những điều kiện ưu tiên đặc biệt.

    Tại sao Cuba làm được, cả trong những năm tháng đất nước này rất đói khổ mà chúng ta không làm được, ngay cả bây giờ? Bởi Chính phủ Cuba đã nhận thức một cách sống còn rằng: chiến lược về tri thức con người là chiến lược đầu tiên và tối thượng. Còn đi học cho có học và dạy cho có dạy cũng chỉ là một hình thức xóa nạn mù chữ mà thôi.

    Nguyễn Quang Thiều
  4. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    hư của một đứa con những người nông dân

    Bức thư thứ sáu: Làng đang mất!

    ?oChúng tôi đang mất làng? không chỉ là tiếng kêu của những người nông dân mà còn là nỗi lo chung của những người sinh ra và lớn lên từ các làng quê, giờ đang định cư trong các đô thị.


    Trên những con chữ tôi đang viết, bạn đọc sẽ khó có thể cảm nhận được tiếng kêu ấy một cách đầy đủ. Nó là một thông báo giống như thông báo về một cái chết. Tôi không hề phóng đại. Cái chết của một truyền thống hay của một nền văn hóa thường không được nhận ra ngay.

    Những gì tạo nên một làng Việt Nam truyền thống đang càng ngày bị phá vỡ. Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, có hai nền tảng cơ bản của một làng Việt Nam truyền thống đang bị phá vỡ. Thứ nhất là mô hình kiến trúc làng truyền thống. Thứ hai là bản chất của văn hóa làng. Sự phá vỡ này dẫn đến sự hủy diệt làng Việt Nam.

    Công cuộc đô thị hóa nửa vời và thiếu trách nhiệm ở các vùng quê đã đẩy mô hình kiến trúc làng vào một bi hài kịch. Các nhà quy hoạch và quản lý nông thôn dường như không hề có khái niệm gì về làng truyền thống và cũng không có trách nhiệm gì về sự phát triển nông thôn. Không có một luật nào quy định việc bảo tồn thiên nhiên và kiến trúc làng; cũng không có một hướng dẫn nào của những người quản lý và quy hoạch nông thôn cho việc đó.

    Kiến trúc ở nông thôn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là một kiến trúc tồi tệ nhất trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Nó hỗn tạp đến kinh hoàng. Chỉ lấy ví dụ về kiến trúc ở các vùng nông thôn của một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, sẽ thấy các nhà quản lý và quy hoạch nông thôn Việt Nam chính là thủ phạm phá hỏng các làng Việt Nam truyền thống. Các làng ở các nước vừa kể vẫn lưu giữ được những vẻ đẹp và tính truyền thống của kiến trúc đặc trưng, đồng thời vẫn có những tiện ích cho một đời sống hiện đại. Vì thế, không thể lấy lý do của đời sống công nghiệp mà biện minh cho những sai lầm trong kiến trúc nông thôn hiện đại.

    Những người nông dân cũng không có nhận thức và kiến thức đúng về vấn đề này, nhưng họ không hề có lỗi. Các nhà quản lý và quy hoạch nông thôn phải có chiến lược tuyên truyền cho họ và có luật pháp để ngăn chặn sự tùy tiện của họ. Làng Việt Nam truyền thống không phải là một cụm cư dân lâu đời mà là nơi sinh ra văn hóa Việt. Thử làm phép loại trừ, bạn sẽ nhận ra rằng, chúng ta chẳng còn gì khi không còn văn hóa làng.

    Hầu hết những người có hiểu biết và có ý thức đều kinh hoàng và thất vọng khi nhìn thấy ngày càng nhiều làng quê Việt Nam chỉ còn là một đống bê tông thô thiển, nặng nề, vô cảm. Tôi tin chắc rằng, 30, 50 năm sau hoặc có thể lâu hơn chút nữa, người ta sẽ phải phá bỏ những ngôi nhà và những công trình công cộng ở các làng quê hiện nay để tìm lại những giá trị văn hóa của làng, tìm lại chính mình.

    Kiến trúc nông thôn là hình thức của làng truyền thống thì lối sống của người thôn quê là bản chất của văn hóa làng. Nhưng, lối sống của những người nông dân đang thay đổi quá nhiều. Những năm gần đây, việc xây dựng lại đền chùa, tổ chức lại các lễ hội không phải là sự phục hưng văn hóa làng, vì ngay chính trong việc xây dựng lại đền chùa, tổ chức lại lễ hội ấy chứa đựng tính thực dụng quá nhiều.

    Chính những hoạt động lễ hội ở các làng hay các vùng quê trong một hai thập niên trở lại đây, đã gián tiếp giết chết bản chất của các lễ hội truyền thống. Những hoạt động gọi là văn hóa khác lại rơi vào tính phong trào. Cứ như thế, những hoạt động đó từng bước phá vỡ sự thuần khiết của tâm hồn con người ở thôn quê.

    Bây giờ, những người nông dân không đói nghèo như trước kia, nhưng theo đó là họ đã không còn tin nhau nữa. Họ đang đánh mất tính cộng đồng rất đặc biệt của làng xóm Việt Nam. Chủ nghĩa thực dụng đã gặm nát truyền thống tối lửa tắt đèn có nhau của người thôn quê. Chủ nghĩa thực dụng này hiện hữu ngay trong cả nhiều hoạt động từ thiện rầm rộ.

    Tôi còn nhớ mãi câu chuyện mẹ tôi kể về những người hàng xóm đã giúp đỡ một gia đình nghèo khó trong xóm tôi như thế nào. Ngày ấy, mỗi nhà ở quê chỉ có một cái cổng ngõ hoặc một bờ giậu sơ sài, ai cũng có thể vào được. Họ đã phân công từng gia đình bí mật bỏ lúa bỏ khoai vào bồ của gia đình nghèo khó đó, mỗi người một ít, mỗi lúc một ít. Họ làm vậy để gia đình nghèo khó kia không thể nhận ra ngay sự giúp đỡ của người khác. Họ đã vì nhau mà không cần quảng bá ?olòng tốt? của mình, cho thiên hạ biết. Khi đã tìm cách quảng bá cho thiên hạ biết ?olòng tốt? của mình, thì chủ nghĩa thực dụng đã nằm sẵn trong đó rồi.

    Giờ thì chẳng thể tìm được những câu chuyện như vậy nữa. Từ đó đến nay mới chỉ hơn 30 năm mà lòng người đã đổi thay quá nhiều. Bây giờ con người đâu đói khổ như 30 năm trước, nhưng lòng tham và thói ích kỷ lại tăng lên gấp bội. Quan hệ giữa người này với người kia, giữa nhà này với nhà khác trong làng ngày càng giống quan hệ của những người ở chốn đô thị. Mỗi một cộng đồng dân cư có những đặc điểm trong sinh hoạt cộng đồng khác nhau, nếu làng mất đi quan hệ tối lửa tắt đèn có nhau thì có nghĩa là văn hóa làng đang mất.

    Chúng ta thường nói nhiều về sự tăng trưởng kinh tế, nhưng lại chẳng mấy khi nói về sự phát triển nhân cách và tâm hồn con người. Ngay cả trong các sáng tác văn học nghệ thuật, nơi lẽ ra chỉ dành để tôn vinh cái đẹp và sự dâng hiến, cũng lại chứa đầy thói vị kỷ và tự phụ của chúng ta.

    Đối với dân tộc Việt Nam thì làng, nơi khởi sinh và cũng là nơi trú ngụ cuối cùng những vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn đã và đang bị phá vỡ. Tâm hồn chúng ta sẽ tìm về đâu để được trú ngụ, để được phục sinh trong cội nguồn văn hóa? Những công dân cuối cùng của làng quê Việt Nam đang kêu cứu: ?oChúng tôi đang mất làng?. Làng mất đi, họ mất đi, thay vào đó sẽ là những con người của chủ nghĩa thực dụng và thói vô cảm.

    Nguyễn Quang Thiều
  5. dbp

    dbp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Bức thư thứ bảy: Một dự báo về làng

    Tôi sống giữa làng quê như người ngồi trên một con tàu. Con tàu đã thực sự chệch đường ray, nhưng cho dù bây giờ cả người lái lẫn hành khách đều nhận ra điều ấy thì cũng không thể dừng lại ngay hay điều chỉnh hướng đi được. Đoạn đường để con tàu chạy chậm dần và dừng lại sẽ phải mất một thời gian sớm nhất là 30 năm nữa.

    Ảnh: Long Thủy

    Với những gì chúng ta đang đối xử với làng quê của chúng ta trong một hai thập niên trở lại đây cho thấy, ?otốc độ? sai lầm của chúng ta vẫn tiếp tục tăng lên. Kiến trúc làng quê Việt Nam truyền thống bị phá vỡ gần như hoàn toàn. Người nông dân không được ai chỉ bảo và định hướng nên vẫn ?ođắm mê? với sai lầm của mình. Chiến lược về văn hóa nông thôn thì gần như không có, hoặc nếu có chỉ là những văn bản chung chung để báo cáo chứ không phải để thực hiện. Việc gìn giữ, tuyên truyền và phát triển văn hóa nông thôn, nền văn hóa cơ bản của nước Việt ?" văn hóa lúa nước ?" chỉ do một số người ở mỗi làng quê tự nhận thức và tự hành động. ?oBàn tay cụ thể ? của những nhà quản lý văn hóa còn trực tiếp làm hư hại đến văn hóa làng Việt Nam truyền thống.

    Thử hỏi, một năm có bao nhiêu hoạt động văn hóa ở mỗi làng? Đa số các làng ở toàn bộ nông thôn Việt Nam chỉ có một hoạt động văn hóa là ngày hội làng. Ngay ở một thị xã, cả năm cũng khó có thể tìm ra một hoạt động hay một sự kiện văn hóa đúng nghĩa, nói gì đến một làng. Nhưng, ngày hội làng giờ đây lại bị dẫn đi xa khỏi bản chất của nó, bởi người ta đang biến ngày hội làng thành một cơ hội kinh doanh thu lợi.

    Cũng tương tự chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp, chủ trương sách cho nông thôn cũng chết hoàn toàn. Mấy chục năm trước, người nông dân còn có ham muốn đọc sách, nhưng giờ thì không còn nữa. Ngay cả những cán bộ thôn, xã và giáo viên ở nông thôn cũng đã mất ý thức đọc sách vì sách quá đắt và vì văn hóa đọc sách đã ?ochết?. Thử hỏi, có bao nhiêu làng có thư viện, dù ngân sách chi cho văn hóa không nhỏ. Có vẻ hầu hết ngân sách đó đã được dùng để chi cho những hoạt động mang tính thành tích. Thử hỏi, cứ 1.000 người ở nông thôn thì có bao nhiêu người đọc sách? Tự tin lắm thì tôi cũng chỉ dám nói: có 1/1.000. Chính vì thế, cả hình thức lẫn nội dung của làng Việt Nam truyền thống đã không được bảo tồn và phát triển. Chính chúng ta đã đẩy làng Việt Nam đi xa khỏi bản chất của nó.

    Vài chục năm tới, chúng ta sẽ chỉ thấy hầu hết các làng Việt Nam - những cộng đồng chứa đựng những đặc tính cơ bản của văn hóa Việt, chỉ còn là một cụm dân cư hổ lốn vô bản sắc. Với cách xây dựng nhà ở và các công trình ở nông thôn như hiện nay, làng sẽ trở thành một đống bê tông xám xịt và rối loạn. Chính sách giáo dục và văn hóa sai lầm đối với nông thôn sẽ làm biến mất, hay nói cách khác là giết chết những nét đẹp của văn hóa làng Việt Nam. Tính dòng họ và tính cộng đồng làng xóm Việt Nam bị phá vỡ, nông thôn bị dồn đẩy vào những nhóm cộng đồng nhỏ đầy ích kỷ và bị cô lập hóa.

    Rồi sẽ đến lúc những nhà quản lý và quy hoạch nông thôn của một thế hệ mới có nhận thức, có hiểu biết và có trách nhiệm sẽ tìm cách phục hồi những vẻ đẹp của văn hóa làng. Họ phải mất bao nhiêu thời gian mới làm được điều đó? Xin trả lời: ít nhất là 50 năm. Cho dù vài chục năm tới, Việt Nam giàu có đến đâu thì chúng ta cũng chỉ phục hồi được phần kiến trúc nông thôn. Những khối bê tông phi thẩm mỹ và vô cảm có thể đập bỏ đi để xây dựng lại nhanh chóng, nhưng những gì thuộc về văn hóa có thể phải mất cả hàng thế kỷ mới có thể phục hồi.

    Những gì tôi đang nói về nông thôn và nông dân Việt Nam mới chỉ là 50% sự thật. Thực tế còn tệ hại hơn rất nhiều. Sai lầm này tất nhiên thuộc về những người hoạch định chính sách và trực tiếp quản lý nông thôn. Với cá nhân mình, tôi không chấp nhận bất cứ lời biện minh nào của những người này. Họ phải thừa nhận sự sai lầm và vô trách nhiệm của họ.

    Trong chúng ta, hẳn không ít người cũng đã nhận ra hướng phát triển nông thôn sai lầm hiện nay, nhưng đó lại là những người bất lực. Chúng ta giống như hành khách ngồi trên một chiếc tàu, nhìn thấy nó đi chệch đường nhưng không phải là những người lái tàu. Chúng ta chỉ biết kêu lên tiếng kêu của những hành khách, như một lời cảnh báo cho những người lái tàu đang ngủ gật hay đang uống bia trong toa điều khiển.

    Có lẽ những người lái tàu đang tự thỏa mãn khi thấy con tàu đang chạy với tốc độ cao về phía trước. Họ nghĩ, cứ đà chạy như thế, chẳng mấy chốc con tàu sẽ đến đích. Nhưng, khi đã chệch đường ray thì tốc độ cao chỉ dẫn đến một tai nạn khôn lường mà thôi.

    Nguyễn Quang Thiều
  6. dna2008

    dna2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong mà thấy buồn quá,đất nông nghiệp bây giờ còn phải để làm sân golf chứ, để nổi tiếng thế giới là thành phố nhiều sân golf nhất, lụt ghê nhất, bụi bẩn nhất, lem nhem nhất,....
  7. toctem1979

    toctem1979 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Thế mới thấy chủ trương của Đảng chấn chỉnh báo chí đi vào lề phải là đúng đắn. Lãnh đạo bảo GDP bình quân vượt 1000 đô, nước ta vừa vượt qua danh sách các nước nghèo, sắp sánh vai với các cường quốc năm châu mà nó kêu nghèo kêu khổ thế này à? Bậy thật
  8. phidiepdan

    phidiepdan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Đã được thích:
    0
  9. hoha7880

    hoha7880 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/08/2008
    Đã được thích:
    0
    ĐỒ dân đen! mày ăn củ chuối 3 đời thì sẽ hết khổ! mày ko biết ông bà tau ăn củ chuối mấy đời ko!
  10. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.253
    Khoá topic với lí do: Nội dung không phù hợp.


    Thông báo ngày 24 / 11 / 2008
    Để xây dựng diễn đàn quy củ và có chất lượng hơn - Ban quản trị F_319 sẽ thắt chặt việc quản lý:
    - Xử lí nghiêm các thành viên lập topic spam, nội dung không phù hợp;
    - Lock cảnh cáo tất cả các thành viên spam theo trong các topic được đánh giá là spam, vi phạm;
    - Quản lý chặt hệ thống kiểm duyệt bài của thành viên mới trong box;
    - Hạn chế vĩnh viễn không cho post bài trong F_319 với các nick phạm lỗi: nói tục, đả kích, xúc phạm thành viên.


    [​IMG]

Chia sẻ trang này