Thử đo áp lực giải chấp tại ngưỡng 500 điểm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi paper_tiger, 21/05/2010.

7772 người đang online, trong đó có 1189 thành viên. 15:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 209 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. paper_tiger

    paper_tiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Chưa ai có thể thống kê được lượng tiền từ đòn bẩy tài chính, cũng như chỉ ra áp lực giải chấp khi nào sẽ chấm dứt.




    Gần đây, TTCK liên tục điều chỉnh giảm, một trong những nguyên nhân chính là do tác động của việc giải chấp cổ phiếu. Tuy nhiên, chưa ai có thể thống kê được lượng tiền từ đòn bẩy tài chính, cũng như chỉ ra áp lực giải chấp khi nào sẽ chấm dứt. Mặc dù thị trường đã "xanh" trở lại trong phiên giao dịch hôm qua (20/5), do nhiều NĐT "bắt đáy" nhưng áp lực giải chấp vẫn là một nỗi lo sợ chung. Song, không ai rõ áp lực này lớn đến mức nào.
    Con sóng "ngược"

    VN-Index ngày 6/5 là 549,51 điểm, đến ngày 19/5 còn 494,9 điểm, giảm 9,94%. Trong khoảng thời gian này, HNX-Index giảm 14,27%, từ 187,22 điểm xuống 160,51 điểm. Thống kê cho thấy, nhóm 20 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên hai sàn đều là những cổ phiếu thuộc nhóm vừa và nhỏ (xem bảng). Điểm chung của các mã này là có quá trình tăng giá khá mạnh trong vòng 1 tháng trở lại đây, bình quân là 33% trên sàn HNX và 21% trên sàn HOSE. Tuy nhiên, sau 9 phiên giảm điểm, các mã này hầu như trở lại mức giá ban đầu (các mã trên sàn HNX giảm bình quân 33,6%, các mã trên sàn HOSE giảm bình quân 24%).

    Đòn bẩy tài chính hấp dẫn
    Hiện thị trường đang tồn tại 2 loại hình hỗ trợ tài chính cho NĐT là cầm cố cổ phiếu (repo) và giao dịch ký quỹ (margin). Repo là việc CTCK phối hợp với ngân hàng/công ty tài chính cho NĐT cầm cố lượng cổ phiếu thực có trong tài khoản để vay tiền. Số tiền này NĐT được toàn quyền sử dụng trong thời hạn cầm cố, nếu trả nợ trước sẽ bị phạt. Ví dụ, CTCK Âu Việt phối hợp với PVFC cho NĐT vay trong 6 tháng, mức cho vay tối đa/mệnh giá cổ phiếu từ 150 - 500%, tuỳ thuộc vào thị giá cổ phiếu cầm cố.
    Margin thì đơn giản và thuận tiện hơn. Đây là việc CTCK tự tìm nguồn, rồi cho vay dựa trên tỷ lệ đối ứng của NĐT. Chỉ cần ký hợp đồng trước, NĐT có thể sử dụng hạn mức linh hoạt, số tiền vay thực tế theo giá trị mua chứng khoán, chi phí lãi vay tính theo thời gian thực tế. Tỷ lệ ký quỹ rất linh hoạt, tùy theo loại cổ phiếu NĐT đặt mua. Ở một số CTCK, nếu mã có thanh khoản cao, NĐT có thể ký quỹ tới 70 - 100%, tức là có 100 triệu đồng thì được mua 170 - 200 triệu đồng).
    Áp lực giải chấp
    So với ngày 6/5, giá nhiều cổ phiếu hiện đã giảm 20 - 30%. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính, mất khả năng duy trì tỷ lệ ký quỹ, NĐT buộc phải bán cổ phiếu hoặc bị CTCK giải chấp tài khoản nhằm thu hồi vốn.
    Nếu là repo, thì khi giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 70% so với thời điểm vay, NĐT buộc phải bổ sung tài sản (nộp thêm tiền) trong vòng 2 ngày, nếu không sẽ bị CTCK giải chấp số cổ phiếu cầm cố để thu hồi nợ và lãi vay.
    Còn nếu là margin, NĐT phải duy trì tỷ lệ NAV/số nợ vay = 100%. Nếu tỷ lệ này giảm, NĐT buộc phải nộp thêm tiền ngay sau phiên giao dịch, nếu không sẽ bị giải chấp cổ phiếu để thu hồi nợ. Việc giải chấp được thực hiện trên tất cả cổ phiếu có trong tài khoản của NĐT.
    Thực tế, NĐT thường repo đối với các mã blue-chip và xác định nắm giữ dài hạn. Còn việc ký quỹ được NĐT sử dụng để đầu tư vào các cổ phiếu "nóng" trong thời gian ngắn (trong thời gian qua chủ yếu là các mã penny-stock).
    Môi giới tại một số CTCK cho biết, áp lực giải chấp trong thời gian qua chưa mạnh, chủ yếu là do NĐT tự bán cổ phiếu sớm nhằm tránh nguy cơ bị CTCK giải chấp. Tuy nhiên, khi VN-Index giảm sâu xuống dưới mốc 500 điểm thì không ít NĐT thuộc diện bị giải chấp. Nếu không nộp thêm tiền để duy trì tỷ lệ ký quỹ, áp lực bán ra sẽ rất mạnh, có thể kéo thị trường giảm sâu hơn.
    Hiện không có số liệu thống kê chính thức về dư nợ cho vay chứng khoán của các tổ chức tín dụng. Dựa trên các số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán trên cả nước đến thời điểm cuối tháng 6/2009 là vào khoảng 8.800 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, theo quy định hiện nay thì tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Thống kê tổng vốn điều lệ của 39 ngân hàng TMCP đô thị và 17 công ty tài chính là 110.819 tỷ đồng, như vậy dư nợ cho vay chứng khoán có thể đạt tối đa là 22.164 tỷ đồng. Giả sử các tổ chức tín dụng mới chỉ sử dụng 50% hạn mức này thì con số dư nợ cho vay chứng khoán cũng lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.
    Trong thời gian từ ngày 19/4 đến ngày 6/5, tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đạt 49.000 tỷ đồng. Nếu giả định tỷ lệ NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính là 20%, thì tổng giá trị của dòng tiền "nóng" chảy vào chứng khoán là 9.800 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi phiên có khoảng 890 tỷ đồng tiền "nóng" được đưa vào thị trường.
    Tuy nhiên, sau 9 phiên điều chỉnh vừa qua, giá trị giao dịch giảm sút và không ít cổ phiếu mất thanh khoản, khiến áp lực giải chấp cổ phiếu kéo dài hơn. Giả định 10% giá trị giao dịch trong 9 phiên vừa qua được rút ra để trả nợ đòn bẩy tài chính, thì mỗi phiên mới có khoảng 380 tỷ đồng được rút ra, tức là chưa bằng 1/2 giá trị tiền vay. Nếu đúng như vậy thì nguy cơ là thị trường có thể cần gấp đôi số ngày điều chỉnh để áp lực giải chấp lắng xuống.
    Quản lý dòng tiền "nóng"
    Thực tế cho thấy, dòng tiền "nóng" có thể khiến thị trường tăng giá, nhưng cũng có thể khiến thị trường giảm giá, nhiều khi là quá đà. Khi thị trường điều chỉnh giảm, các cổ phiếu được NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính phải chịu áp lực bán tháo rất lớn.
    Theo ghi nhận của ĐTCK, việc thực hiện ký quỹ ở các CTCK hiện nay rất phổ biến, trừ một số CTCK nhỏ (liên kết với nước ngoài). Đây là hình thức không bị pháp luật cấm và đem lại những lợi ích không nhỏ cho NĐT, tăng tính hấp dẫn cho thị trường. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên có văn bản hướng dẫn thực hiện và kiểm soát lượng tiền "nóng" đổ vào thị trường.
    Bởi nếu để một dòng tiền rất lớn liên tục ra vào thị trường sẽ khiến thị trường biến động mạnh và không bền vững. Nên chăng, cần có một quy định buộc các CTCK phải báo cáo thường xuyên (hàng tuần/tháng) về số lượng tiền cho NĐT vay thông qua nghiệp vụ margin? Từ đó, cơ quan quản lý có thể điều tiết được lượng tiền nóng hoặc cảnh báo nguy cơ "bong bóng" cho thị trường.

Chia sẻ trang này