Thủ thuật xào nấu với BCTC ! Nhà Đầu tư thông minh cần nhận ra .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Xich_Bang, 26/06/2018.

4166 người đang online, trong đó có 220 thành viên. 08:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1998 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Xich_Bang

    Xich_Bang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    332
    1. “Cookie Jar Reserve”

    Công ty tạo ra “Cookie Jar” (Lọ kẹo ngọt) nhằm mục tiêu “để dành” lợi nhuận. “Cookie Jar” được tạo ra từ các khoản dự phòng, ghi nhận trước chi phí và trì hoãn ghi nhận doanh thu.

    Còn về "Cookie Jar Reserve" (thủ thuật để giành hủ bánh) thì bản chat cũng không khác nhiều với "Take a big bath" ở chỗ nếu một doanh nghiệp thấy rang giai đoạn sắp tới là tương đối khó khăng trong việc tạo ra lợi nhuận, thì người quản trị có thể chơi chiêu trích lập dự phòng mạnh các loại TS như "khoảng phải thu", dĩ nhiên hệ quả là KQKD năm đó sẽ rất xấu. Tuy nhiên ở những năm tiếp theo, công ty đã có "1 hủ bánh lợi nhuận" để giành thông qua trích lập, để khi thấy tình hình kinh doanh không ổn với LN thấp, người quản trị sẽ thông báo "đã thu được tiền từ khách hàng đã quỵt tiền trước đó" nhằm thực hiện hoàn nhập lại khoảng trích lập trước đó để tạo ra lợi nhuận bù đắp cho giai đoạn khó khăn hiện tại.

    2. “Take a Big Bath”

    Công ty xoá bỏ những khoản mục “treo” trên bảng cân đối kế toán nhằm “gột rửa” báo cáo tài chính. Thường nghiệp vụ “Take a big bath” sẽ làm cho công ty lỗ lớn, nhưng có mục đích rất rõ ràng cho các kỳ tiếp theo.

    (trường hợp ông Trình Xuan Thanh của PVX (PVC) đoạn 2012 - 2013 mọi người có thể xem trong bctc của PLX sẽ thấy thủ thuật "gọi rữa" (take a big bath) cho sạch sau khi ông này đi bang cách trích lập hoặc đánh gí lại TS để làm giảm LN that mạnh trong năm 2013, để sau đó dành dư địa giữ LN dương trong giai đoạn sau đó ( để k phải bị hủy niêm yết vì có LN âm 3 năm liên tiếp )

    3. “Big bet on the Future”

    Công ty “đánh cược vào tương lai” thông qua áp dụng các lỗ hổng trong quy định của chuẩn mực kế toán để ghi toàn bộ lợi nhuận có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Một số công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lợi dụng triệt để thủ thuật này.

    đỐi với case "big bet on the future" ( đặt cược vào tương lai ), mn có thể xem case của VĨnh HẢo trong năm 2013 đã mua lại 1 cty con là Krongfa với giá thấp hơn giá trị TS thuần (NAV) nên đã dc ghi khoảng lợi thế thương mại âm hơn 200 tỷ như là LN tài chính ngay trong kỳ. Thực tế đây là chiêu của cty mẹ Masan Consumer chỉ đạo nhằm tăng LN hợp nhất. Tuy nhiên với khối TS từ cty con này, VĨnh Hảo mặt dù có được lợi nhuận đột biết ở thời điểm hiện tại, nhưng sẽ phải trích lập khấu hao cho TS mới mang về trong tương lai, điều này sẽ tạo áp lực lên LN trong các giai đoạn sau này nếu hoạt đông kinh doanh của cty không tạo ra đủ LN tự hoạt động cốt lõi để bù đắp lại cp khấu hao TS. RÕ rang là 1 chiệu đặt cược.

    4. “Throw out the Problem Child”

    Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ ba. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    5. “Change GAAP”

    Công ty sử dụng thủ thuật thay đổi chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Chính sách kế toán được “lợi dụng” nhiều nhất là chính sách ghi nhận doanh thu. Rất nhiều công ty đã thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn.

    6. “Sales and Lease Back”

    Thủ thuật “Bán tái mua/tái thuê” là thủ thuật được Lehman Brothers áp dụng trước khi bị “lộ” và phải bảo hộ phá sản. Năm 2016, Eximbank cũng bị đưa ra công chúng là đã lợi dụng kỹ thuật này.

    "Sales and Lease back" thì điển hình ở VN mình hiện tại có 1 ông dùng nhiều nhất đó là VJC, mn dành thời gian tìm hiểu trên mạng thông tin khá nhiều về hoạt động này. Bản chat hoạt động này vẫn là hình thức "cấp vốn" từ các công ty tài chính cho thuê máy bay, chứ VJC hoàn toàn không trực tiếp bỏ ra 1 đồng nào mua máy bay cả. Tuy nhiên hoạt động này giúp VJC tiếc kiệm dc chi phí thuê và lại không phải để lên bang can đối kế toán 1 khoảng nợ tài chính quá lớn trong trường hợp phải thuê tài chính trực tiếp mà k dùng nghiệp vụ này.

    7. “Use of SPEs”

    Công ty sử dụng các “đơn vị có mục đích đặc biệt – SPEs” nhằm tạo doanh thu ảo, giấu nợ. TTF là trường hợp điển hình nhất sử dụng thủ thuật này.

    Chiêu "Use of SPEs" (SPE = Special Purpose Entities = Các đơn vị có mục đích đặt biệt = chân gỗ), thì mọi người hôm qua cũng thấy nhiều ở các case của HAG hay TTF, nên mn người có thể xem lại bctc của các ty này để hiểu rõ hơn nhé

    8. “Above the Line, Below the Line”

    Thủ thuật phổ biến trên thế giới. Trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu được giới đầu tư gọi là “con tàu ma” đã áp dụng thủ thuật này, nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư về lợi nhuận.

    9. “Cherry Picking”

    Một thủ thuật thông dụng, khi các công ty “chọn lọc” khéo léo hàng bán, chứng khoán đầu tư nhằm tăng lợi nhuận bán hàng. Các hãng bán lẻ như Tesco đã áp dụng thủ thuật này.

    10. “Holding gain”

    Hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm là dấu hiệu thủ thuật “holding gain” đã được sử dụng để “cook” lợi nhuận. Vấn đề hàng tồn kho đang là vấn đề nóng nhất trên thị trường năm 2016 và có thể là năm tài chính tới.

Chia sẻ trang này