Thủ tục mua bán chứng khoán OTC

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phamhoangle, 10/11/2006.

4539 người đang online, trong đó có 499 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7814 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. phamhoangle

    phamhoangle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục mua bán chứng khoán OTC

    Có bác nào bớt chút thời gian bày cho em thủ tục mua bán OTC được k? Em chẳng biết giờ em muốn mua thì phải làm gì nữa! Chẳng may đặt cọc rồi mà mất tiền thì toooooooi!!!!!!
  2. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Em đã viết bài trả lời về thủ tục mua bán OTC rất rõ ràng và dễ hiều , bây giờ viết lại mỏi tay lắm , bác chịu khó lục lại mà đọc phần mua bán cổ phiếu OTC ấy , chúc thành công !

    Đặt cọc rồi mà không mua nữa thì mất tiền đặt cọc , đặt cọc ít quá đôi khi cũng bị người bán huỷ bỏ hợp đồng và đền lại số tiền đặt cọc , kể cả là gấp đôi số tiền đặt cọc này vì giá lên nhanh vượt qua cả tiền đặt cọc , cho nên mỗi khi mua thì nên đặt cọc trước 20% và có thể hơn , hẹn trong 3 ngày sau trả hết số tiền còn lại , nếu trong 3 ngày đó giá lên cũng khó vượt qua được 20% số tiền đặt cọc , vì cổ phiếu OTC ít khi lên giá trần trong 1 ngày , đó là trường hợp loại cổ phiếu này rất tốt và đang có dấu hiệu lên giá mà mình nhận định và đoán trước được , còn loại cổ phiếu bình thường mình không nắm rõ thì cứ đặt cọc 10% và hẹn trong vài ngày là trả hết tiền còn lại , nếu nó có xuống giá nhanh thì mình chịu hy sinh 10% tiền đặt cọc để có thể tránh được thảm hoạ , và lấy tiền đó để đầu tư vào thằng khác , cũng như đi đấu giá đôi khi đấu trúng cũng phải bỏ cọc mà !

    còn thủ tục mua bán thế nào thì bác lục lại mà xem nhá ! nếu khó khăn gì cứ ASK !
  3. phamhoangle

    phamhoangle Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi thế cái thủ tục mua bán OTC mà bác bảo nó nằm ở diễn đàn nào thế mà em chẳng tìm được??? Bác cố giúp em một tí đi. Cái em k hiểu là lúc đưa tiền đặt cọc thì có phải chuyển giao giấy tờ gì k? ... Nói chung là chưa hiểu gì..
  4. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    2.009
    Cách nhanh nhất là bác alo đến phòng Kế toán của Cty đấy mà hỏi , vừa kỹ càng chính xác, mà có khi lại thêm dc mối làm ăn he he
  5. sonit

    sonit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Hì, mình có lưu bài của bác sharemasterVungTau (ở dưới có tên bác ý)
    Bạn vào tham khảo nhé

    http://www.sanotc.com/topic/show/230b884e3d6e4b4ea2244d8cf605e24c/k4r.aspx
  6. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Ok nếu bác không tìm ra thì em trả lời bác sẽ hiểu toàn cảnh cuả mua bán OTC như thế nào nhá :

    OTc là hình thức mua bán không có sự can thiệp của uỷ ban chứng khoán nhà nước, mà chỉ diễn ra giữa các cá nhân với nhau không có sự giám sát của tổ chức nào cả , mọi việc mua bán đều thực hiện trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, mọi việc mua bán thiệt hay hại thì người mua và bán đều chịu .

    Cổ phiếu OTC bao gồm 3 loại cổ phiếu

    1 . Cổ phiếu ưu đãi : Đây là loại cổ phiếu được bán cho cán bộ công nhân viên trong cty A khi cty A phát hành , công nhân viên sẽ được mua với giá 60% so với giá đấu bình quân khi cty đó đấu giá , theo luật thì 3 năm loại cổ phiếu ưu đãi này mới được giao dịch chuyển nhượng và sang tên , nhưng tùy theo chính sách của mỗi cty mà có thể cho phép sang tên chuyển nhượng trước thời hạn qui định là 3 năm , có thể là 1 năm đã được sang tên vì cty đó vừa phát hành bán đấu giá được 1 năm mà đã có quyết định lên sàn giao dịch thì sẽ được sang tên và lên sàn giao dịch như những cổ phiếu khác, thường thì giá của loại cổ phiếu ưu đãi thấp hơn 10 đến 15 giá( vì đây là loại cổ phiếu số lượng ít và không được sang tên khi chưa được phép ) so với các loại cổ phiếu khác đang lưu hành được cho phép chuyển nhượng bất cứ lúc nào , cổ phiếu ưu đãi còn được gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng , sau khi đấu giá khoảng 4 tháng thì cty sẽ cấp sổ cho loại cổ phiếu này và đứng tên người được mua lúc đầu , nếu có người khác muốn mua lại cổ phiếu này thì chỉ cầm sổ cuả người bán và giao hết tiền , cho đến khi nào cty cho phép chuyển nhượng sang tên thì người bán sẽ làm thủ tục chuyển nhượng sang tên cho người mua , hai bên sẽ viết giấy tay chuyển nhượng cùng với các điều khoản viết trong tờ giấy mua bán như :

    + Người bán tức là bên A , người mua tức là bên B : Bên A cam kết sẽ giao toàn bộ giấy tờ , sổ cổ đông cho bên B sau khi bên B đã giao hết tiền cho bên A .

    + Bên A cam kết sẽ có trách nhiệm kết hợp với bên B để hoàn thành thủ tục chuyển nhượng và làm thụ tục sang tên cho bên B khi cty cổ phần cho phép chuyển nhượng .

    + Kể từ ngày giao dịch mua bán bên B sẽ được hưởng tất cả những ưu đãi hay đặc quyền mà cty cổ phần mang lại cho cổ đông như : Cổ tức , phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chia cho cổ đông hiện hữu , quyền được chia cổ tức trước so với các loại cổ phiếu khác ....

    Khi cty cho phép chuyển nhượng thì người mua và bán sẽ kết hợp với nhau để điền vào Form chuyển nhượng của cty và mang tới văn phòng chuyên trách về vấn đề cổ phiếu , họ sẽ làm cho , thường là phòng kế toán ! Cổ phiếu ưu đãi phù hợp cho những người có tiền và dự định đầu tư lâu dài , sẽ có lợi

    2 . Cổ phiếu Uỷ thác : Khi cty phát hành bán cổ phiếu thì cty đó sẽ không tự mình làm mà phải phụ thuộc vào các cty chứng khoán để tư vấn và phát hành cho cty đó , đánh vào tâm lý lo ngại cuả nhiều nhà đầu tư mới chưa hiểu nhiều về cổ phiếu không giám tự mình đi đấu giá , nếu đấu giá cao quá thì bị hớ , đấu giá thấp quá thì không trúng sẽ mất đi 1 cơ hội trong khi số tiền nhàn rỗi chưa biết để vào đâu , chính vì vậy đã có những cty chứng khoán hay tổ chức tài chính sẽ thay mặt nhà đầu tư đấu giá , tức là nhà đầu tư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cty hay tổ chức này , vì là tổ chức và cty ck nên số lượng nhà đầu tư uỷ thác đấu giá cho cty này là rất nhiều , và với số lượng uỷ thác đấu giá với số lượng lớn này thì cty hay tổ chức uỷ thác sẽ đấu sát giá hơn , và khả năng trúng gần với giá đấu bình quân là rất cao , nhà đầu tư có thể yên tâm , sau khi đã đấu giá xong cty ck này sẽ chia lại theo số lượng đăng ký cuả nhà đầu tư , nhà đầu tứ sẽ phải trả cho cho cty ck này 1 vài khoản tiền như : tiền phí uỷ thác đầu tư thường là 1% - 2% so với số lượng và giá nhà đầu tư mua , tiền phí quản lý cổ phiếu hàng năm , và phí chuyển nhượng sang tên , ct y nhận làm việc uỷ thác đầu tư được biết đến nhiều nhất hiện nay là PVFC - PetroVietNam Financial company

    Khi mua bán loại cổ phiếu uỷ thác thì người mua và bán sẽ gặp nhau và dắt nhau ra cty PVFC này để PVFC xác nhận và sẽ thực hiện quyền chuyển nhượng sang tên cho người mua , trước khi mua bán người bán phải trả hết các loại phí cho PVFC và PVFC sẽ sang tên cho người mua .

    + thủ tục mua bán loại cổ phiếu uỷ thác là người mua và bán sẽ viết giấy tay với nhau , người mua sẽ trả cho người bán 10% tổng giá trị giao dịch và hẹn 3 ngày sau , hoặc là hơn , cho đến khi người mua đã nhận được cổ phiếu mang tên mình thì người mua sẽ trả hết tiền cho người bán , tức là giai đoạn này PVFC sẽ tiến hành thủ tục sang tên
    + Cam kết trong giấy tay : Cũng như các điều khoản như loại cổ phiếu ưu đãi và thêm là : Trong thời gian tiến hành thủ tục chuyển nhượng nếu người bán huỷ bỏ hợp đồng mua bán ( tức là không bán nữa ) thì người bán sẽ mất gấp đôi số tiền đặt cọc , nếu người mua mà không mua nữa thì người mua sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc, người mua cam kết sẽ giao hết tiền cho người bán khi người bán đã giao sổ cổ đông, hợp đồng và toàn bộ giấy tờ liên quan tới cổ phiếu cho người mua , tỷ lệ đặt cọc cũng tuỳ thuộc vào giao kèo giữa 2 bên

    3. Cổ phiếu trực tiếp : Là loại cp mà người mua trực tiếp đi đấu giá mà không phụ thuộc uỷ thác vào các tổ chức hay cy ck nào cả , là cổ phiếu luôn có giá cao hơn so với cổ phiếu Uỷ thác và Ưu đãi vì tính thanh khoản , giao dịch rất dễ dàng , thuận lợi không phải trả tiền các loại phí như cổ phiếu Uỷ Thác , là loại cổ phiếu được chuyển nhượng tự do . Sau khi đấu giá được 3 - 4 tháng cty sẽ cấp sổ đỏ cho cổ phiếu trực tiếp , sau khi đã có sổ thì được tự do giao dịch , sang tên chuyển nhượng . Trước khi cổ phiếu trực tiếp chưa được cấp sổ thì người mua chỉ cầm được của người bán : Giấy đặt cọc , giấy nộp tiền lần 2


    Các thủ tục mua bán và các điều khoản đều như các loại cổ phiếu trên , chỉ vần mang giấy tờ và photo CMND của người mua và bán , điền vào Form chuyển nhượng và nộp cho bộ phận chuyên trách về cổ phiếu cty đó , họ sẽ làm , đóng vài chục ngàn tiền phí , đợi vài ngày đến lấy sổ , nếu tổng giám đốc cty đó đi nước ngoài cty thì chịu khó đợi lâu hơn và phải giao kèo với người mua hay bán , kẻo thời gian lấy sổ lâu quá mà giá loại cổ phiếu mình mua thì cứ lên vùn vụt , trong khi đó số tiền đặt cọc 10% quá nhỏ , giá lên quá 10% tiền đặt cọc thì người bán sẽ có quyền huỷ bỏ hợp đồng , tức là không bán nữa và chịu trả lại gấp đôi tiền đặt cọc , trong trương hợp này nếu thấy giá lên quá thì phải gấp rút trả thêm tiền đặt cọc lên 40 - 50% để đảm bảo người bán sẽ phải bán chứ không huỷ bỏ hợp đồng .


    Mua bán OTC dựa trên nguyên tắc tin tưởng lẫn nhau là rất quan trọng , để tránh bị lừa nên Photo CMND , số điện thoại , số nhà , biết về nơi làm việc cũng nên biết , phải biết nhà người bán ở đâu ! nên mua ở gần , không nên mua ở xa khi chưa biết rõ người ta là ai , nhà ở đâu , làm nghề gì !


    còn nhiều điều liên quan tới các loại cổ phiếu trên , trên đây chỉ là những điều cơn bản nhất nên biết khi giao dịch OTC ! mỏi tay quá ....


    ATM : Anytime Money !

  7. bong03

    bong03 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Ok nếu bác không tìm ra thì em trả lời bác sẽ hiểu toàn cảnh cuả mua bán OTC như thế nào nhá :

    OTc là hình thức mua bán không có sự can thiệp của uỷ ban chứng khoán nhà nước, mà chỉ diễn ra giữa các cá nhân với nhau không có sự giám sát của tổ chức nào cả , mọi việc mua bán đều thực hiện trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, mọi việc mua bán thiệt hay hại thì người mua và bán đều chịu .

    Cảm ơn bác rất rất nhiều, nhưng tôi muốn hỏi là nếu giao dịch mua bán thì phải ra công ty phát hành cp đấy để làm thủ tục à? nếu mình muốn làm qua 1 cty ck mà mình mở tài khoản có đươc ko? Bác trả lơi giúp nhé, tôi chỉ mua bán cp niêm yết chứ chưa ra OTC bao giờ



    Được bong03 sửa chữa / chuyển vào 23:25 ngày 10/11/2006

    Được bong03 sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 10/11/2006
  8. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5

    Có 2 kiểu mua bán OTC khi làm giấy , thủ tục :

    + KIỂU 1 : Người mua có thể cầm hết giấy tờ , sổ sách ( nếu đã có ) liên quan tới cổ phiếu , và viết giấy tờ sang tay cùng với những những điều khoản mà em đã viết ở bài viết trên , sau đó người mua sẽ cầm và trao hết tiền cho người bán , việc mua bán này không cần phải ra nơi phát hành làm thủ tục, người mua không cần sang tên chuyển nhượng ngay đứng tên mình mà cầm luôn cổ phiếu đứng tên người bán để sau này khi tìm được khách mua sẽ bán lại và tiện thể bán cái luôn cho người thứ 3 , lúc đó mình sẽ làm người trung gian vừa vừa đỡ mất thời gian mà chuyển luôn cho người khác và mình chỉ làm cầu nối giữa hai người mua bán đó , tới khi người mua thứ 3 cần sang tên chuyển nhượng đúng tên người ta thì mình sẽ hợp tác cùng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng sang tên cho người ta , kiểu này thích hợp cho những người mua qua bán lại liên tục , cứ lên vài giá là bán , còn người chơi và giữ lâu dài không phù hợp , vì tính chắc chắn không cao , lý do là nếu để lâu mà chưa sang tên mình nếu muốn sang tên mình thì cần phải tìm lại người bán, nếu người bán vẫn còn ở đó hay vẫn còn tồn tại trên trái đất này , chưa đi đâu xa thì còn dễ liên lạc . nếu để lâu không liên lạc nhỡ người bán chuyển đi nơi khác hay ra nước ngoài định cư thì sẽ rất khó khăn cho người mua trong quá trình sang tên , vì phải cần đúng chữ ký cuả người bán, hoặc ít ra cũng phải có giấy uỷ quyền.


    + KIỂU 2 : Người mua và người bán sau khi đã thoả thuận giá cả thì tốt nhất là ra ngay nơi đã khai sinh ra cổ phiếu đó ( nơi phát hành ) và làm thủ tục chuyển nhượng sang tên luôn cho người mua đảm bảo sự an toàn việc này chỉ tiến hành chậm nhất là vài ngày thì người mua sẽ cầm được cổ phiếu đứng tên mình và sẽ được hưởng các lợi ích kể từ ngày mua bán !



    Mua bán OTC thì không nhất thiết là mở tài khoản và giao dịch mà có thể trao tiền tươi , chứ không phải là hình thức đặt lệnh như bác và trao đổi qua tài khoản như bạn nghĩ như trên sàn giao dịch, mua bán OTC phổ biến là hình thức mua bán giữa 2 cá nhân với nhau, chứ không phải là mua bán giữa cá nhân với 1 cty chứng khoán hay là PVFC ( nơi nhận phát hành cổ phiếu Uỷ thác ) , cho nên người mua và bán trao tiền tươi cho nhau , hoặc có thể chuyển vào tài khoản cho nhau khi đã thoả thuận xong giá mua bán, đôi khi nơi phát hành ra loại cổ phiếu đó cũng bán ra ( vì họ cũng đã mua từ trước ) lúc này là giao dịch giữa cá nhân và cty ck , bác có thể mang tiền mặt tới đó mua , và cũng có thể chuyển tiền vào tài khoản của cty đó họ sẽ bán cổ phiếu cho bác ( cổ phiếu này là cổ phiếu OTC ).



    Câu hỏi nhiều người muốn mua bán OTC là : Nếu đã đặt cọc 10% rồi thì mình sẽ nhận được cái gì khi chưa trả hết tiền ?

    Câu trả lời là : Nếu như đã đặt cọc 10% thì người mua sẽ không cầm được cái gì liên quan tới cổ phiếu cả , vì nếu mà cầm thì người bán sẽ không đủ giấy tờ hợp lệ để mang đi làm thủ tục chuyển nhượng sang tên , để chắc chắn thì nên hiểu là trên mỗi loại cổ phiếu nếu chưa có sổ thì sẽ có bản hợp đồng cổ phiếu và trong cái bản đó sẽ có số Serious hay còn gọi là số hợp đồng người mua sẽ ghi lại số hợp đồng này , hoặc có thể mang cả hợp đồng này đi Photo , và photo luôn CMND cuả người bán, số nhà, số điện thoại liên lạc, ghi thêm trong tờ giấy mua bán là : Nếu trong quá trình làm thủ tục chuyển nhượng người bán không chịu hợp tác với người mua , cũng như có dấu hiệu né tránh làm việc này thì người mua sẽ làm đơn PHONG TỎA và gửi tới nơi đã phát hành ra cổ phiếu đó trong đó sẽ có số hợp đồng , hoặc cổ phiếu đó đã có sổ thì sẽ có số MÃ CỔ ĐÔNG, khi mua bán trên OTC nên hiểu và nắm bắt giá cả giao dịch từng ngày của loại cp đó vì trong giao đoạn mua bán giá cả sẽ lên hay xuống , điều đó có thể làm người bán huỷ bỏ hợp đồng, 1 ví dụ như trong mấy ngày qua giá giao dịch cuả cổ phiếu PVD lên rất nhanh, chỉ trong 3 ngày đã lên được 8 giá , người mua nếu đặc cọc 10% và hẹn trong 3 hoặc 5 ngày sẽ trả tiền và lấy cổ phiếu thì sẽ rất khó mà an tâm nếu đó không phải là người tử tế và không có uy tín !


    ok bác hiểu rồi nhỉ ?


    THÀ SỐNG VINH CÒN HƠN CHẾT NHỤC ! [/size=6]
  9. bong03

    bong03 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Có 2 kiểu mua bán OTC khi làm giấy , thủ tục :

    Cám ơn bác Sharemaster Vung Tau rất nhiều nhé, tôi cũng vỡ vỡ ra 1 tý rồi. Thú thực la tôi cũng chơi ck khá lâu rồi nhưng ko quan tâm đến OTC vì thấy nó phức tạp quá và tôi cũng ko có nhiều thời gian. Tôi chỉ chơi trên sàn niêm yết, cứ mua đi bán lại liên tục , gần đây thấy bạn bề rủ đi đấu giá nên tôi cũng muôn thử sức xem sao. Bác cho tôi hỏi thêm là , tôi thấy rất nhiều người bán các cp vừa đấu giá xong, theo như tôi hiểu thì lúc đó chưa có sổ cổ đông hay giấy tờ gì cả, vậy thì giao dịch bằng cái gì, mà theo như bác nói thì chỉ 2 bên thỏa thuận với nhau thôi à, vậy ko có công ty nào đứng ra làm chứng nhỡ mình gặp phải tay lừa thì sao, lúc đó mất hết tiền à, vì giao dich ck cũng khá nhiều tiền mà chỉ dựa vao lòng tin (mà lại tin những người ko quen biết) thì cũng phiêu lưu bác nhỉ, có cách nào đảm bảo an toàn nhất ko bác? Gíup tôi làn nữa nhé, cảm ơn bác rất nhiều
  10. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5

    Lúc vừa đấu giá xong thì không có loại cổ phiếu nào có giấy tờ tuỳ thân cả, nếu là loại cổ phiếu Uỷ Thác và cổ phiếu Trực Tiếp thì chỉ có 1 tờ giấy nộp tiền đặt cọc , và tờ giấy thông báo nộp hết số tiền còn lại , tức là 2 tờ biên lai thu tiền thôi như vậy là đã mua của ngườ ta rồi , nếu mua của người ta thì nên biết về người ta 1 tí , hay là nhờ người quen giới thiệu hoặc có thể mua ngay của người quen sẽ yên tâm , cầm 2 tờ biên lai thu tiền đến khoảng 2 - 3 tháng sau khi đấu giá cty sẽ cấp sổ cổ đông cho loại Trực Tiếp hoặc hợp đồng cổ phiếu cho loại Uỷ Thác đến lúc đó bác và người bán sẽ kết hợp với nhau để làm thủ tục sang tên cho bác , loại Trực tiếp thì đến ngay cty cổ phần hoá họ sẽ cấp sổ cho , họ sẽ là nhân chứng . Còn loại Uỷ thác thì hãy mang tới nơi đã nhận Uỷ thác phát hành họ sẽ làm thủ tục sang tên và làm chứng ! Cả bên mua và bán cùng ra những nơi làm chứng như vậy thì sẽ không bị lừa ! Tốt hơn hết là không nên mua OTC xuyên Quốc gia , ở HCM thì nên mua ở HCM hay là VT cũng được , chứ không nên mua ở Hà Nội xa xôi, trừ khi có người quen ở HN làm hộ , sau này làm thủ tục chuyển nhượng phải gửi ra gửi vào rách việc lắm ! Nếu đã mua của người ta mà giá lên nhiều thì khi đó gửi ra gửi vào và xin chữ ký họ cũng không nhiệt tình ! giá xuống thì người ta cũng thông cảm và nhiệt tình ngay ! Cho nên khi mua là nên sang tên người mua luôn nếu loại cp đó được phép cho sang tên !

Chia sẻ trang này