Thu tuong chinh phu tra loi phong van Financial Times

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bernanke, 05/03/2008.

5761 người đang online, trong đó có 754 thành viên. 22:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 403 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. bernanke

    bernanke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times nhân chuyến thăm châu Âu, Thủ tướng *************** nói về mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, thiếu sót trong điều hành và cả những suy nghĩ của ông từ thời trai trẻ.

    Xin trích giới thiệu cuộc phỏng vấn, đăng trên trang của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    - Financial Times: Hiện có nhiều lo ngại về khả năng suy thoái ở Mỹ và sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Nhiều nước châu Á lo ngại về tình hình này. Việt Nam sẽ đối phó với tình hình này như thế nào, và đặc biệt là ngài có nghĩ rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2008, trong bối cảnh đang có những khó khăn nói trên?

    - Thủ tướng ***************: Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 50 tỷ USD, chiếm hơn 60% GDP của chúng tôi. Tổng kim ngạch mậu dịch chiếm 160% GDP. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2007 đạt hơn 10 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng tôi.

    Suy thoái kinh tế Mỹ cũng như sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng không tốt tới các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Với sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, tình hình thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó khăn hơn.

    Trong bối cảnh đó, chúng tôi phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8-9% mỗi năm và đã đưa ra những giải pháp lớn sau. Thứ nhất, Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một cơ hội để mở rộng các thị trường xuất khẩu, không chỉ sang Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc mà còn tới các thị trường lớn của Trung Đông và châu Phi. Chúng tôi đang nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 20% trong năm nay. Tôi cho rằng đây là một nhiệm vụ khả thi bởi trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 30%.

    - Như vậy là ngài hoàn toàn tin tưởng về tình trạng tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, ngay cả khi kinh tế Mỹ suy thoái. Ngài có nghĩ Việt Nam có thể vừa tiếp tục tăng trưởng cao như ngài vừa nhận định, vừa kiểm soát được lạm phát - một mục tiêu quan trọng nữa của Việt Nam?

    - Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 8-9% mỗi năm bằng chiến lược đa dạng hóa và mở rộng các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ khuyến khích đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư mạnh từ mọi thành phần kinh tế, kể cả khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Chúng tôi cũng khuyến khích đầu tư từ các hộ gia đình, đầu tư của khu vực nhà nước và khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngoài....

    Trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân đạt 8 tỷ USD, là một động lực quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Chúng tôi cũng rất hài lòng với những tiến bộ đáng kể về quan hệ, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Anh và Việt Nam. Trong năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều của chúng ta là 1,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006 và năm nay con số này được dự báo sẽ tăng hơn 20%. Về đầu tư của Anh vào Việt Nam, các doanh nghiệp Anh đã đầu tư vào 99 dự án với tổng số vốn gần 1,5 tỷ USD. 50% trong tổng số 1,5 tỷ USD cam kết này đã được giải ngân. Tôi tin có những triển vọng rất hứa hẹn đối với đầu tư của Anh vào Việt Nam trong năm nay và trong những năm tới.

    - Đa dạng hóa thương mại, đầu tư trong nước, tất cả đều là những chính sách rõ ràng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Liệu những chính sách này có nguy cơ góp phần gia tăng lạm phát? Làm thế nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề lạm phát đồng thời thực hiện những chính sách thúc đẩy tăng trưởng như ngài đã nói?

    - Tôi rất quan tâm tới việc kiểm soát lạm phát. Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 8-9%, kết hợp với việc kiểm soát lạm phát, không để lạm phát cao ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và sự phát triển.

    Gần đây, chúng tôi đã thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất. Tôi nghĩ, điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục các dự án hiệu quả và để loại bỏ các dự án không hiệu quả.

    Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào bức tranh tổng thể của thế giới với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, giá nguyên vật liệu cao, sự giảm giá của đồng đôla Mỹ và sự dao động của các đồng tiền mạnh khác trên thế giới, cũng như các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, và giá dầu thô cao.

    Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng lớn tới Việt Nam và đẩy giá thực phẩm tăng cao. Đó là những lý do bên ngoài dẫn tới lạm phát cao và ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam.

    Tuy nhiên, từ phía chúng tôi, trong năm 2007 đã có những thiếu sót trong việc quản lý chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

    Chúng tôi đã tăng tín dụng quá nhanh... Các ngân hàng ở Việt Nam, muốn đạt tăng trưởng cao hơn, do vậy họ nâng mức tăng trưởng tín dụng và tăng các khoản cho vay đối với doanh nghiệp và khu vực tư nhân, do đó đã ảnh hưởng tới việc quản lý tiền tệ ở Việt Nam.
    Chẳng hạn cung tiền đã tăng 46% trong năm 2007 so với 2006. Tín dụng tăng 53% trong năm 2007 so với 2006 và căn cứ vào bối cảnh đó, GDP tăng trưởng 8,5%. Nếu chúng ta nhìn vào năm 2006, GDP của Việt Nam tăng 8,2% và cung tiền tăng 26% và tăng trưởng tín dụng là 27%.

    Với mục tiêu tăng trưởng GDP 8-% trong năm nay, chúng tôi sẽ kiểm soát lạm phát bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, khôn khéo để giảm tăng trưởng tín dụng và cung tiền xuống mức dưới 30%.

    - Khi khống chế sự tăng trưởng tín dụng quá mức như ngài vừa nói, liệu có nguy cơ rằng sự khống chế đột ngột sẽ gây ra nhiều cú sốc cho hệ thống? Theo tôi hiểu những nỗ lực thắt chặt này đang có ảnh hưởng rất đột ngột đối với hoạt động của các công ty. Ngài có lo ngại về điều đó không?

    - Có chứ. Để kiểm soát lạm phát, chúng tôi giảm tăng trưởng tín dụng và cung tiền bằng cách nâng lãi suất cho vay và trong vài tuần qua điều đó cũng đã ảnh hưởng tới đầu tư và phát triển của các công ty tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là việc làm đúng... Nó giúp loại bỏ các dự án yếu kém và tăng cường hiệu quả của các doanh nghiệp. Tôi nghĩ tất cả các biện pháp giảm tăng trưởng tín dụng và giảm cung tiền này sẽ không ảnh hưởng tới các dự án tốt.

    Đối với chứng khoán và bất động sản, chúng tôi sẽ tiếp tục cho vay để khuyến khích sự phát triển lành mạnh của các thị trường này.
  2. ThacBa

    ThacBa Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Sắp sửa tăng giá điện, cổ phiếu điện chuyến này tha hồ tăng
  3. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Đi khắp một lượt tất cả các topic, chỉ thấy anh em quần chúng hô hào đi lên. BBs thì hỏi cả ngày hôm nay đều ko ai confirm đã mua vào. Tất nhiên rồi, thị trường chỉ thực sự xuống đáy khi mọi điều ko lành đã thực sự qua đi. Còn ở VN, điều thú vị là có những vị làm chính sách sẵn sàng thách thức cả những quy luật của thị trường để thay Mr. Market hành đạo. Và cả một quần chúng ô hợp, lao vào TTCK như con thiêu thân với hy vọng đổi đời. Họ đâu biết, tiền họ kiếm được cũng như tiền FDI vào VN, vào thì nhanh, nhưng hiệu quả cho lợi ích chung thì còn lâu lắm.

    Chúng ta mua vào tất nhiên là kỳ vọng TTCK sẽ đem lại nhiều điều tốt lành cho túi tiền của chúng ta. Nhưng cái cách nhà đầu tư đang điên cuồng, say máu khiến chúng ta nghi ngại.

    Thường bao giờ cũng vậy: càng bị đánh đau, càng say đòn, càng hy vọng để rồi càng thất vọng...

    Còn bao nhiêu khó khăn trước mắt cho nền kinh tế?

    1. GDP dự báo sẽ giảm, chúng ta sẽ ko đạt mục tiêu
    2. Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN chắc chắn phải là. Điều này cũng được Thủ tướng confirm trong cuộc họp báo với Financial times: "Chẳng hạn cung tiền đã tăng 46% trong năm 2007 so với 2006. Tín dụng tăng 53% trong năm 2007 so với 2006 và căn cứ vào bối cảnh đó, GDP tăng trưởng 8,5%. Nếu chúng ta nhìn vào năm 2006, GDP của Việt Nam tăng 8,2% và cung tiền tăng 26% và tăng trưởng tín dụng là 27%.

    Với mục tiêu tăng trưởng GDP 8-% trong năm nay, chúng tôi sẽ kiểm soát lạm phát bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, khôn khéo để giảm tăng trưởng tín dụng và cung tiền xuống mức dưới 30%."

    Vậy là NHNN buộc phải hút tiền về hơn 90.000 tỷ, mà không, sau khi đã bơm thêm ra 39000 tỷ rồi, tổng cộng trong quý 1 phải là 129.000 tỷ mới đúng.
    3. Lạm phát của chúng ta tăng cao trong 2 tháng, và tháng 3 sẽ là đỉnh điểm do đồng loạt xăng, điện, giá thực phẩm và hàng tiêu dùng như sữa tiếp tục leo thang. Có thể quý 1, CPI sẽ hoàn thành kế hoạch lạm phát năm nay là 8%
    4. Có dấu hiệu của sự rủi ro tín dụng quá lớn của các NHTM, mà như tổ chức xếp hạng tín dụng S&P cảnh báo, nếu NHTM ko kiểm soát tốt rủi ro đồng nghĩa với tụt hạng, cũng đồng nghĩa với niềm tin của NĐTNN suy giảm...
    5. Nền kinh tế đang chịu hậu quả của lạm phát với chi phí đẩy, đời sống nhân dân nghèo càng ngày càng khó khăn... Đảng và Chính phủ lo điều này hơn ai hết, vì sống là phải chăm lo cho 99% số người chứ ko phải chạy theo động cơ ko lành mạnh của 1% còn lại.
    6. Chúng ta chưa có một chính sách toàn diện và có tầm nhìn xa. Chính phủ cần phải cải cách nhiều. Cái cách mà chúng ta đang điều hành cả TTCK hiện nay cũng thể hiện điều ấy. Đó là "DUY Ý CHÍ". Chỉ có tâm mà ko có tài thì cứu sao nổi. Hay lại giống UBCK, hô hào, hô hào, kiến nghị, kiến nghị, giải pháp, giải pháp. Để rồi bỏ đấy, giống như một loai tung hứng thông tin.

    Ai tham gia vào TTCK này cũng đều muốn hưởng lợi. Nhưng quan trọng là cái nồi cơm chung ấy phải tăng trưởng, thể hiện ở luồng tiền ngày càng bơm vào TTCK. Nhưng thực tế là nồi cơm ấy đang nhỏ lại, và số người ăn lại tăng thêm. Mà lại toàn người khoẻ, tham vọng, ảo vọng để rồi thất vọng đi đến những cái chết bi thảm do ko xác định được mục tiêu. Vậy chúng ta đang ăn tiền của chính chúng ta, hút máu của chính chúng ta để sống.

    Tại sao người nước ngoài ko kêu ca khi TTCK đi xuống, nhưng họ lại kêu ca trước những chính sách bất nhất và mâu thuẫn của chúng ta? Vì hơn ai hết, họ có kinh nghiệm và họ hiểu rằng, thăng trầm của TTCK là chuyện thường. Nhưng tai hại hơn nếu để cho nhà làm chính sách tham gia vào với tư cách là người bơm thổi, hay dìm giá. TTCK sẽ khó phát triển bền vững nếu tiếp tục như vậy.

    Đây có phải là thời gian mua vào, a dua theo những con sói khát máu, những người thua lỗ đến quẫn trí gào lên Up Up?

    Đây chắc chắn là thời điểm để những nhà đầu tư chân chính suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định của mình. Và cũng là thời điểm để cảnh tỉnh những người đang lao theo vòng xoáy ko có một con đường sáng sủa.

    Sẽ có rất nhiều con gà gáy sáng, và rất sớm. Nhưng mặt trời chỉ thực sự mọc như quy luật vận động, chứ không phải mọc vì tiếng gà.

Chia sẻ trang này