Thủ tướng *************** nhận định năm 2009 tình hình kinh tế rất khó khăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sweetmoney, 01/01/2009.

5261 người đang online, trong đó có 700 thành viên. 22:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 865 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Thủ tướng *************** nhận định năm 2009 tình hình kinh tế rất khó khăn

    KINH DOANHThứ năm, 1/1/2009, 14:53 GMT+7 E-mail Bản In Dự báo nhiều khó khăn năm 2009

    Hầu hết các ý kiến trong buổi Tổng kết ngành Công thương hôm qua đều bày tỏ sự lo ngại về kịch bản xấu của nền kinh tế thế giới trong năm 2009. Các báo cáo tham luận của đại biểu các cụm từ: "khó khăn", "thách thức" hay "kịch bản xấu"... xuất hiện với tần xuất dày đặc.


    Xuất khẩu năm 2009 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hoàng Hà.

    Dù được coi là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực kinh tế với doanh thu năm 2008 đạt trên 280 nghìn tỷ đồng, song lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) cũng bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn mà các doanh nghiệp VN phải đối mặt trong năm 2009. Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN - Đinh La Thăng cho hay việc giá dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Tập đoàn đã chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng với sự biến động của giá dầu, đồng thời có đối sách ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra trong năm 2009.

    Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2008 dù chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng thế giới song kinh tế VN vẫn duy trì được sự ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tăng 6,23%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, riêng công nghiệp tăng 8,14%. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tăng 14,6% so với thực hiện năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007...
    Trong đó, ngoài 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD từ năm 2007 như thủy sản, gạo, cà phê, dầu thô, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính..., năm 2008 đã xuất hiện thêm một mặt hàng có khả năng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là dây điện và cáp điện. Tuy vậy, trước biến động tình hình thế giới, xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp các tháng cuối năm liên tục giảm.

    Theo ông Thăng, thời gian qua, sự phối hợp giữa các "anh cả" còn lỏng lẻo. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tập đoàn với các bộ, ngành, địa phương cũng hời hợt. Vì thế, có những việc doanh nghiệp có thể tự giải quyết nếu ngồi lại được với nhau, nhưng cuối cùng vẫn phải đẩy lên tận Chính phủ. "Tôi mong rằng, trong năm 2009, sự phối hợp giữa các tập đoàn, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước sẽ chặn chẽ hơn", ông Đinh La Thăng nói.

    Tại hội nghị, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cũng bày tỏ lo lắng về những khó khăn mà ngành điện sẽ phải gặp trong năm 2009. Tổng giám đốc EVN - Phạm Lê Thanh cho hay, sản lượng điện sản xuất năm 2008 tăng 10,8% và sản lượng điện thương phẩm tăng 12,8% so với năm 2007, trong đó điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 14,8%.

    Những tháng đầu năm 2008, do thời tiết trong nước không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên sản xuất, kinh doanh và phân phối điện gặp nhiều khó khăn. Trong quý 3, dù lượng nước về các hồ tăng dần song hệ thống điện được bổ sung các nhà máy điện Cà Mau 1, Nhơn Trạch 1, Cà Mau 2, Tuyên Quang, A Vương... chưa hoạt động chưa ổn định nên hay bị sự cố. Hệ thống điện thường bị thiếu hụt công suất, nhất là vào thời gian cao điểm. Chính vì vậy tình hình thiếu điện đã xảy ra ngay cả khi mùa khô đã kết thúc.

    Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh thừa nhận dù bị "mang tiếng nhiều" vì chuyện cắt điện, nhiều dự án chậm tiến độ do thiếu vốn song 2008 cũng là năm ngành điện đạt được những kết quả đáng kể trong công tác tiết kiệm điện, sử dụng có hiệu quả mạng lưới. "Năm 2009, chúng tôi sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của mình để hàng nghìn cán bộ công nhân viên của chúng tôi không bị oan ức vì tiếng xấu", ông Thanh nói. Theo ông, hiện nay, hệ thống điện đã bắt đầu có dự phòng nên khả năng thiếu hụt điện lưới trong năm 2009 có khả năng ít căng thẳng hơn so với năm 2008.

    Kế hoạch đặt ra cho EVN năm 2009 là tập trung đầu tư bảo đảm đúng tiến độ đưa vào huy động thêm 4.082 MW công suất các nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Hải Phòng, Ô Môn, Quảng Ninh, nhà máy điện lọc dầu Dung Quất; các nhà máy thủy điện: Cửa Đạt, Sông Côn, Sê San 4, An Khê-KaNak và các nhà máy thủy điện nhỏ. Trong đó, lượng điện mua ngoài dự kiến khoảng 25,8 tỷ kWh, tăng 24,5% so với năm 2008; trong đó có khoảng 10 tỷ KWh của các nhà máy điện Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; 2,4 tỷ KWh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để bảo đảm điện cung cấp tốt hơn năm 2008.

    Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng nhìn nhận thực tế rằng kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cực kỳ khó khăn nên năm 2009 sẽ là năm phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều tin xấu. Năm 2009, ngành công thương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 13% so với 2008. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mục tiêu này không dễ đạt được nếu không có sự nỗ lực của tất cả các bộ ngành, doanh nghiệp ngay từ bây giờ.

    Ông Hoàng cho hay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới. Điều này ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng, các nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để nhập khẩu hàng hóa. Nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ đã được các nước dựng lên sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, sản phẩm gỗ?.

    Trong bối cảnh đó, hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa cùng chủng loại của các nước châu Á như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, điện tử. Như vậy, những thuận lợi về giá như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, khoáng sản... năm 2008 nhìn chung sẽ không còn.

    Do đó, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đối diện với những khó khăn sẽ xảy ra.

    Dù đánh giá cao vai trò của ngành công thương trong việc duy trì ổn định kinh tế 2008 song Thủ tướng *************** cho rằng những yếu kém trong công tác dự báo cần phải được khắc phục nhằm làm tốt hơn nữa công tác điều hành chỉ tiêu xuất khẩu. Bộ Công Thương cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2009 tăng khoảng 13% và nhập siêu được kiểm soát ở mức bằng hoặc thấp hơn năm 2008. Thủ tướng cho biết lãi suất vừa qua đã được điều chỉnh giảm theo mức giảm giá cả. Nhưng sắp tới sẽ tiếp tục kéo lãi suất xuống khoảng 8% một năm - đúng bằng mức mà nhiều doanh nghiệp mong đợi - nhằm kích thích sản xuất.

    Tham dự Hội nghị, Thủ tướng *************** nhận định năm 2009 tình hình kinh tế rất khó khăn, xu hướng FDI giảm, xuất khẩu gặp khó khăn, lượng kiều hối về không nhiều và du lịch cũng đã giảm rất mạnh... Do vậy, Bộ Công thương phải định hướng và có biện pháp giúp doanh nghiệp khai thác tốt thị trường trong nước. Khi người Việt Nam ưa chuộng hàng Việt Nam thì chắc chắn sản phẩm ngoại sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường nội địa.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương phải đi sâu vào từng lĩnh vực, xem vướng mắc cụ thể để tháo gỡ. Tập trung sửa cơ chế để khắc phục hiện tượng nhiều thủ tục nhỏ đang gây trì trệ cả cái lớn. Đồng thời tìm ra những khúc mắc cơ chế còn sót khiến doanh nghiệp không thể làm đúng, nếu làm đúng không thể hiệu quả, bởi tất cả sự bất cập này cuối cùng người dân và xã hội phải gánh hậu quả.

    Hồng Anh
  2. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    ''Nạn thất nghiệp có thể diễn ra vào đầu 2009''
    16/12/2008


    "Tại thời điểm này, mức độ thất nghiệp của ta chưa phải trầm trọng. Thất nghiệp ở Việt Nam không diễn ra ồ ạt như các nước mà trễ hơn một chút, khoảng đầu năm sau", Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa trao đổi với báo chí sáng nay.

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa: "Thất nghiệp của ta chưa trầm trọng". Ảnh: Hồng Khánh.

    - Thứ trưởng đánh giá thế nào về tình trạng mất việc làm của lao động trong và ngoài nước do suy thoái kinh tế toàn cầu?

    - Đến giờ con số thất nghiệp cụ thể chưa có. Cách đây mấy tuần, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Sở yêu cầu doanh nghiệp khảo sát, báo cáo tình trạng thất nghiệp do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Nhìn chung, tại thời điểm này, mức độ thất nghiệp của ta chưa phải trầm trọng. Thất nghiệp ở Việt Nam không diễn ra ồ ạt như các nước mà trễ hơn một chút, khoảng đầu năm sau.

    Riêng xuất khẩu lao động, có tình trạng lao động phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng không nhiều. Hiện tại Đài Loan chỉ khoảng 200 người sắp phải về nước trước thời hạn, Cộng hòa Czech vài trăm người và nước này có cái hay là đã chuyển chủ cho lao động. Malaysia cũng có, nhưng ít hơn.

    - Trước nguy cơ thất nghiệp diễn ra vào đầu năm sau, Bộ Lao động đã có giải pháp nào?

    - Sắp tới Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị, trong đó có chính sách liên quan đến an sinh xã hội, đó là triển khai ngay bảo hiểm thất nghiệp và chính sách cho 61 huyện nghèo cả nước. Như tôi đã nói, quan trọng nhất hiện nay là các địa phương, các ngành phải nắm chắc thông tin doanh nghiệp, khả năng mất việc, nhu cầu việc làm mới, từ đó mới có giải pháp phù hợp.

    Còn đối với việc làm ngoài nước, các Ban quản lý lao động lần này sẽ họp với nhiệm vụ trọng tâm là nắm vững tình hình lao động tại các nước, xem khả năng phải về nước trước thời hạn hợp đồng. Thứ hai là xem chính sách của bạn có gì để hướng dẫn doanh nghiệp thu xếp, bảo đảm quyền lợi cho lao động. Thứ ba là có điều kiện thì chuyển chủ cho số người mất việc. Việc phải về nước trước thời hạn là do khách quan, do đó rất cần lao động chia sẻ.

    - Các thị trường xuất khẩu lao động đều gặp khó, ông đánh giá thế nào về khả năng thực hiện chỉ tiêu 90.000 lao động xuất khẩu trong năm 2009 do Quốc hội giao?

    - Tình hình chắc chắn có khó khăn, nhưng ta có thuận lợi là có rất nhiều thị trường (hiện ta có khoảng 500.000 lao động làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ). Nếu quyết tâm thì ta vẫn hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 90.000 lao động của năm 2009.

    Để đạt mục tiêu, có nhiều giải pháp, trong đó phải quan tâm tất cả thị trường, từ bình dân đến chất lượng cao. Với thị trường thu nhập không cao như Malaysia thì doanh nghiệp phải chọn hợp đồng tốt, thẩm định kỹ càng và nếu thu nhập 4-5 triệu đồng mỗi tháng là đi được.

    - Bộ có khuyến cáo gì với doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới?

    - Chúng tôi đã khuyến cáo doanh nghiệp phải theo dõi số người đang làm việc để xử lý tốt quyền lợi cho lao động, tránh để họ thiệt thòi. Nếu bạn có chế độ cho người thất nghiệp thì ta phải đấu tranh bằng được. Với hợp đồng đưa lao động mới thì phải lưu ý thẩm định kỹ hợp đồng, tìm chỗ làm việc ổn định lâu dài, thu nhập khá.

    Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).

    Hồng Khánh (VNexpress.net)
  3. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Dự báo càng xấu, VNI càng ko giảm...
  4. cai_cun

    cai_cun Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Đã được thích:
    629
    Kệ mia chim lợn cho topic nó trôi đi, đầu năm nói chuyện CK làm gì
  5. anh_dau_chi_dep_trai

    anh_dau_chi_dep_trai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Đã được thích:
    20
    Mồng 1 tết mà chim lợn vẫn hót
  6. anh_dau_chi_dep_trai

    anh_dau_chi_dep_trai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Đã được thích:
    20
    Mồng 1 tết mà chim lợn vẫn hót
    Mà cũng chí cần có sóng thôi là được, mặc tốt xấu
  7. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Phải nói rào trước là rất khó khăn để khi đạt được thành quả thế này mới oách

    http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=16544[/url]

    Ngày 10-12-2008, 16:37
    WB đánh giá tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 là 6,5%
    (ĐTCK) Ngày 10/12/2008, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo này, nền kinh rế Việt Nam vẫn được các chuyên gia của WB đánh giá là ổn định và có khả năng duy trì được mức tăng trưởng cao 6,5% trong năm 2009.

    Sẵn sàng đối phó với khủng hoảng

    Theo các chuyên gia của WB, các quốc gia Đông Á hiện đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư nước ngoài rút lại đột ngột các tài sản lưu động, kết hợp với việc nhà đầu tư trong nước tháo chạy vốn ở một số nước đã đẩy các nền kinh tế này quay lại vùng nguy hiểm mà họ chỉ vừa mới thoát ra vài năm trước đó. Hoàn toàn không có sai lầm gì, nhưng các quốc gia trong khu vực này vẫn phải chịu chi phí vốn tăng lên vùn vụt trên các thị trường quốc tế, đe dọa khả năng cung cấp tài chính cho các chương trình phát triển và phá hủy những nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong khu vực.

    Để kìm hãm tác động trước mắt của khủng hoảng đến khả năng thanh khoản trong nước, hầu hết mọi chính phủ của các quốc gia Đông Á đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua một loạt các công cụ và bơm thêm những khoản tiền lớn vào hệ thống ngân hàng. Mặc dù nhờ vào hành động nhanh nhạy này mà mối nguy trước mắt đối với các nền kinh tế trong khu vực đã được ngăn chặn, nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp tại đây vẫn phải đương đầu với áp lực tài chính lớn. Áp lực này chỉ có thể tăng lên vì hoạt động kinh tế đang chậm lại và bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng tiếp tục xấu đi.

    Tăng trưởng ở tất cả các quốc gia Đông Á, ngoại trừ Malaysia và Indonesia, đều đã chậm lại trước khi cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh cao vào giữa tháng 9. Bất kể những nỗ lực kích cầu trong nước tại nhiều quốc gia, tốc độ mở rộng kinh tế vẫn được xác định là sẽ tiếp tục chậm đi trong năm 2009, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cầu giảm tại các thị trường phát triển, mặc dù khả năng cạnh tranh ngày càng cải thiện của Đông Á có thể hạn chế bớt phần nào tác động này. Dự báo xuất khẩu cũng như luồng vốn vào đều giảm sút (nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) sẽ kìm hãm chi tiêu đầu tư. Tiêu dùng cá nhân có khả năng bị ảnh hưởng nhiều bởi thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp và trả lương thấp tăng, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, trong khi mong muốn tiết kiệm gia tăng vào những thời kỳ bấp bênh.

    Nhìn tổng thể, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ở khu vực Đông Á đang phát triển có khả năng giảm từ mức kỷ lục 10,5% năm 2007 và 8,5% năm 2008 xuống còn 6,7% năm 2009.




    2007


    2008 f


    2009 f

    Đông Á


    9,0


    7,0


    5,3























    Cam-pu-chia


    10,2


    6,7


    4,9

    Trung Quốc


    11,9


    9,4


    7,5

    In-đô-nê-xia


    6,3


    6,0


    4,4

    Lào


    7,9


    7,0


    6,0

    Ma-lai-xia


    6,3


    5,5


    3,7

    Mông Cổ


    9,9


    10,0


    7,5

    Phi-líp-pin


    7,2


    4,0


    3,0

    Thái Lan


    4,9


    4,6


    3,6

    Việt Nam


    8,5


    6,5


    6,5

    Nguồn: Ngân hàng Thế giới; f = dự báo



    Triển vọng của Việt Nam vẫn tốt đẹp

    Theo báo cáo này, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh khả năng nhanh chóng hồi phục của nền kinh tế quốc gia.

    Ông Martin Rama, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã phải chịu 2 cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau. Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng khởi nguồn từ dòng vốn vào ồ ạt. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Hành động quyết tâm của Chính phủ trong gói giải pháp hồi tháng Ba đã dần từng bước ổn định tình hình kinh tế. Tuy nhiên, đáng tiếc là cuộc khủng hoảng thứ hai lại diễn ra trong nửa cuối năm nay. Rủi ro liên quan đế mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Hoa Kỳ đã thổi bùng cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu với những diễn biến khó lường. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy thoái này tới kinh tế Việt Nam như thế nào còn chưa rõ được. Chính phủ Việt Nam đã hành động kiên quyết trong việc giải quyết tình trạng kinh tế quá nóng trong nửa đầu năm và xứng đáng được ghi nhận trong nỗ lực bình ổn kinh tế. Hy vọng rằng Chính phủ sẽ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt khi phải đối mặt mới cuộc khủng hoảng lần hai ngoài ý muốn này.

    Cũng theo bản báo cáo của WB, sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trên 8%, tốc độ mở rộng kinh tế của Việt Nam đã đi chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2008, và phản ánh tác động từ gói giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ. Tăng chi tiêu đầu tư chậm lại khi các điều kiện thắt chặt tín dụng cùng với các hạn chế ngân sách. Tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng mạnh, phản ánh tác động của lạm phát tăng và điều kiện tiếp cận tín dụng khó khăn hơn. Giá trị bán lẻ tăng 6% từ tháng 1 đến tháng 8, nhưng chỉ bằng một nửa tốc độ của cả năm 2007.

    Chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó để đối phó với lạm phát đã tạo ra những áp lực đối với các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất tiền gửi, nhưng lãi suất cho vay bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định, do đó biên lợi nhuận phải chịu áp lực lớn. Khối doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn do lãi suất ngân hàng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2008 và do điều chỉnh giá cả bất động sản theo hướng đi xuống. Lãi suất thấp hơn có thể khiến áp lực của người đi vay trở nên nhẹ nhàng hơn khi các khoản tín dụng cũ được gia hạn. Nhưng chất lượng các tài sản ngân hàng có lẽ sẽ suy giảm trong năm 2009.

    Thâm hụt tài khoản vãng lai đã bắt đầu giảm sau khi đột ngột tăng cao vào sáu tháng đầu năm 2008, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại do các biện pháp khắc nghiệt của chính phủ và sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai cả năm 2008 vẫn có thể tăng từ 10% GDP năm 2007 lên 13% GDP.

    Cho đến nay, các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rất lớn. Giá trị phê duyệt FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục là 59,3 tỷ USD, bằng khoảng 2/3 GDP. Giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng so với 8,1 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, những con số này được dự báo sẽ giảm trong năm 2009.

    Nhìn chung, cân bằng tài khóa vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng và biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải pháp bình ổn kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung của năm 2008, kể cả các hạng mục ngoài bảng và các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng so với mức 5,6% GDP của năm 2007.

    Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á là báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Thế giới về các nền kinh tế trong khu vực. Đây là báo cáo một năm hai lần và được công bố tại trang web của Ngân hàng thế giới.


    Quang Sơn
  8. cuong_neu80

    cuong_neu80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Không sao đâu, cuối năm hoàn thành hết các chỉ tiêu ấy mà
  9. TieudietVNI

    TieudietVNI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này