Thừa vốn, lãi suất ngân hàng còn giảm mạnh (07/10/2008)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thang_nvt, 07/10/2008.

4060 người đang online, trong đó có 477 thành viên. 08:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 226 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. thang_nvt

    thang_nvt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Thừa vốn, lãi suất ngân hàng còn giảm mạnh (07/10/2008)

    Hằng ngày, toàn hệ thống dư thừa từ 30.000 - 40.000 tỉ đồng.


    Ông Võ Văn Châu, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông, nói: ?oMấy ngày qua, mặc dù lãi suất tiền đồng và ngoại tệ huy động đã giảm nhiều so với những tháng trước nhưng người gửi tiền vẫn đông, làm cho nguồn vốn của ngân hàng tăng cao.



    Thừa thanh khoản

    Nhờ thị trường tiền tệ ổn định nên hệ thống ngân hàng thương mại trên cả nước đã huy động được nguồn vốn dồi dào, thừa đáp ứng nhu cầu giải ngân tín dụng và nhu cầu rút tiền của khách hàng.

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết: ?oHằng ngày, toàn hệ thống dư thừa từ 30.000 - 40.000 tỉ đồng? . Nguồn vốn thừa, tiền gửi dự trữ bắt buộc được tăng lãi suất từ 3,6% lên 5%, trong khi cho vay không tăng thì buộc các ngân hàng phải giảm lãi suất huy động để giảm lãi cho vay.


    So với hai tháng trước, lãi huy động đã giảm từ 1% - 2% (hiện còn khoảng 17%/năm) và cho vay đã giảm 2% - 3% (hiện còn 18% - 19%/năm). Mức lãi đó vẫn còn rất cao so với khả năng vay vốn của khách hàng.

    Theo ông Võ Văn Châu, chỉ đến khi lãi suất cho vay xuống đến 13% - 14%/năm thì doanh nghiệp (DN) mới có thể chấp nhận được. Để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, giúp DN có vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng dư nợ tín dụng, trong thời gian tới chắc chắn các ngân hàng sẽ phải giảm mạnh hơn nữa lãi suất huy động vốn.

    Khách hàng sợ vay tiền

    Do kinh tế trong nước và thế giới suy giảm, việc làm ăn rất khó khăn, cơ hội kiếm lợi nhuận không còn tốt nên dù lãi suất cho vay đã giảm nhưng DN và cá nhân không còn mặn mà với nguồn vốn tín dụng.

    Để tăng dư nợ, nhiều ngân hàng đẩy mạnh kế hoạch cho vay tiêu dùng, bơm tiền vào chứng khoán nhưng vẫn khó hấp dẫn khách hàng.

    Ông Nguyễn Văn, một nhà đầu tư, cho biết: Nhân viên môi giới Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn đã nhiệt tình mời nhà đầu tư vay tiền (hợp tác với ngân hàng) theo hình thức cầm cố cổ phiếu nhưng đa số đều... lắc đầu. Trong thời điểm chứng khoán phập phù, tâm lý chưa yên, xu hướng tăng chưa hình thành thì nhà đầu tư không dám vay tiền.

    Còn với DN, những năm trước khi thị trường thuận lợi, lãi suất tín dụng chỉ khoảng 12% - 14%/năm, DN vay tiền ngân hàng dễ tạo ra đòn bẩy tài chính, tăng hiệu quả hoạt động; nhưng hiện nay với mức lãi 18% - 19%/năm thì vốn tín dụng thật sự là gánh nặng.

    Ông Đinh Huy Tam, Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, nói: ?oThị trường đang ế ẩm, làm bằng vốn tự có đã khó có lãi, nói chi đến sử dụng vốn vay. Chỉ những DN có nhu cầu bức bách về đầu tư mới nhờ đến tín dụng?.

    Lãi suất... nghịch lý

    Chỉ số lạm phát sau khi đã giảm mạnh trong tháng 9 (tăng + 0,18%), đến tháng 10 dự báo tiếp tục tăng rất thấp (ở mức + 0,2%). Nếu tình hình thị trường tiếp tục ổn định thì lạm phát trong năm tới sẽ thấp hơn rất nhiều so với năm nay. Khi lạm phát thấp, người dân có tiền không còn lo bị mất giá trị nhiều nên yên tâm gửi tiết kiệm.

    Đó là điều kiện căn bản giúp ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động, song vẫn bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi.

    Đón đầu xu hướng đó nên các ngân hàng hiện đang áp dụng lãi suất rất... nghịch lý. Tức là, lãi huy động dài hạn thấp hơn rất nhiều so với ngắn hạn.

    Tại Eximbank, tiền gửi kỳ hạn từ 1 ?" 3 tháng lãi suất trên 17%/năm, trong khi kỳ hạn 12 tháng lãi suất là 14,7%/năm.

    Còn tại Ngân hàng Phương Đông, kỳ hạn từ 1 ?" 3 tháng lãi suất từ 17,88% - 18,12%/năm, trong khi kỳ hạn 18 tháng lãi suất là 14,52%/năm và 24 tháng lãi suất là 13,8%/năm.


    Nguồn NLĐ

Chia sẻ trang này