Thực tế bộ máy nhà nước ta đang x2 do có chức bên đảng và chức bên chính quyền trùng lặp!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mentally_stable, 19/12/2024 lúc 20:13.

4875 người đang online, trong đó có 601 thành viên. 22:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 9 người đang xem box này (Thành viên: 3, Khách: 6):
  2. SOLAR,
  3. johnsilvers
Chủ đề này đã có 555 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. mentally_stable

    mentally_stable Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2024
    Đã được thích:
    44
    Tôi không thấy mỹ hay một số nước phương tây sát nhập bộ xây dựng với bộ giao thông hay bộ y tế với bộ lao động? Phải chăng tinh gọn bộ máy thì sát nhập không phải vấn đề mà cắt giảm nhân sự mới là cốt yếu? Ví dụ tôi thấy nước ngoài đứng đầu một tỉnh không có kiểu x2 như mình là có bí thư lại còn có chủ tịch, họ chỉ có một người đứng đầu, ở ta đang bị x2 nhân sự lên khi chức bên đảng rất giống chức bên chính quyền!
    Danh sách 15 bộ của chính phủ Mỹ:
    1. Bộ Ngoại giao (Department of State): Phụ trách quan hệ đối ngoại và chính sách ngoại giao.
    2. Bộ Tài chính (Department of the Treasury): Quản lý tài chính quốc gia, thuế, và ngân sách.
    3. Bộ Quốc phòng (Department of Defense): Điều hành các lực lượng vũ trang và chính sách quốc phòng.
    4. Bộ Tư pháp (Department of Justice): Bảo vệ luật pháp và thi hành pháp luật, đứng đầu là Tổng Chưởng lý.
    5. Bộ Nội vụ (Department of the Interior): Quản lý đất công, tài nguyên thiên nhiên, và các vấn đề liên quan đến người bản địa.
    6. Bộ Nông nghiệp (Department of Agriculture): Phụ trách nông nghiệp, lâm nghiệp, và an toàn thực phẩm.
    7. Bộ Thương mại (Department of Commerce): Hỗ trợ phát triển kinh tế, thương mại, và công nghiệp.
    8. Bộ Lao động (Department of Labor): Quản lý các vấn đề về lao động, việc làm, và an toàn nơi làm việc.
    9. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Department of Health and Human Services): Quản lý hệ thống y tế và các dịch vụ xã hội.
    10. Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị (Department of Housing and Urban Development): Giải quyết các vấn đề về nhà ở và phát triển đô thị.
    11. Bộ Giao thông Vận tải (Department of Transportation): Quản lý hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng vận tải.
    12. Bộ Năng lượng (Department of Energy): Chịu trách nhiệm về chính sách năng lượng và nghiên cứu hạt nhân.
    13. Bộ Giáo dục (Department of Education): Quản lý hệ thống giáo dục và các chương trình đào tạo.
    14. Bộ Cựu chiến binh (Department of Veterans Affairs): Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho cựu chiến binh.
    15. Bộ An ninh Nội địa (Department of Homeland Security): Bảo vệ nước Mỹ khỏi các mối đe dọa và quản lý an ninh biên giới.
  2. ntbcantho

    ntbcantho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2024
    Đã được thích:
    331
    So với Mỹ thì vni giờ phải 5000
    Paladin1987Viet1978 thích bài này.
  3. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.524
    Ơ ... ở Mỹ ko có bộ an ah cụ, Bí Thư vẫn là to nhất chứ sao lại x2 là người chịu trách nhiệm và chỉ đạo trực tiếp, chủ tạch chỉ là nô bộc đầy tớ thi hành làm công ăn lương thôi mà.
  4. Viet1978

    Viet1978 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2019
    Đã được thích:
    2.217
    ngoài x2 thì còn + 2 nữa là nuôi cho hội thanh việt nam , hôi đoàn thanh niên, hôi phụ nữ , hội ... hội .. gần mấy trăm nghìn người như thế tiền ở đâu mà trả nhiều thế,,,,
  5. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.466
    Bí thư thì quản chủ tịch,nhiệm vụ vậy thôi
    --- Gộp bài viết, 19/12/2024 lúc 20:50, Bài cũ: 19/12/2024 lúc 20:49 ---
    Vậy mới tốn thuế của dân
  6. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.543
    Các bác tham khảo. Lý do bộ máy nặng nề như tạ là đây nè

    https://vietnamnet.vn/viet-nam-theo...c-thuoc-nen-bo-may-khong-be-duoc-2348250.html


    Vậy mô hình tổ chức của Việt Nam là mô hình gì, thưa ông?


    Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Mô hình của Việt Nam là song trùng trực thuộc (duel subordination). Đây là mô hình thứ tư của thế giới. Về bản chất, các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đều theo mô hình này. Nước ta theo mô hình này kể từ khi chúng ta ban hành Hiến pháp năm 1960.

    Trung Quốc cũng theo mô hình này nhưng họ đã đổi mới rất nhiều. Họ chỉ còn tập quyền về chính trị, nhưng lại phân quyền rất mạnh về kinh tế cho địa phương; và vì thế họ cải cách và phát triển rất nhanh.

    Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã tạo nền tảng pháp lý để phân quyền nhiều hơn cho địa phương, nhưng khi làm Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương thì chúng ta lại chưa thực hiện tốt điều này.

    Mô hình song trùng trực thuộc mà nước ta đang theo biểu hiện như thế nào, xin ông mô tả?

    Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta theo mô hình song trùng trực thuộc, tức là bộ máy trải dài theo chiều dọc từ trên xuống và theo chiều ngang, vì thế bộ máy không thể nhỏ được. Ví dụ, các sở vừa trực thuộc bộ, vừa trực thuộc ủy ban nhân dân.

    Hơn nữa, chúng ta có 4 cấp chính quyền, nên bộ máy lại càng lớn hơn của các nước. Gần đây, một số cải cách đã được triển khai để giảm bớt các cấp chính quyền ở đô thị. Ví dụ, ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản là có chính quyền hai cấp, tức là cấp trung ương và cấp thành phố là hết; ở Hà Nội có ba cấp chính quyền là trung ương, thành phố và quận.

    Vấn đề là các địa phương này chỉ bỏ hội đồng thôi. Còn các hệ thống khác vẫn y nguyên.

    Bên cạnh đó, pháp luật lại được thiết kế theo cách làm phình bộ máy. Ví dụ, một dự án đầu tư công phải qua mọi cấp, qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở liên quan, qua Ủy ban Nhân dân, qua Hội đồng Nhân dân, lên trên thì qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư rồi mới lên đến Chính phủ.

    Từ mấy chục quốc gia mà tôi được biết và có dịp đi nghiên cứu, khoảng 80% các nước trên thế giới có ba cấp chính quyền; có 15% các nước có hai cấp chính quyền; chỉ có 5% các nước còn lại là có bốn cấp chính quyền. Việt Nam nằm trong số ít nhất này.
  7. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.543
    Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Thế giới có 4 mô hình cơ bản.

    Mô hình thứ nhất là song trùng giám sát (duel supervision) mà nhiều nước áp dụng, đặc biệt là Pháp, gần ta đây là Thái Lan.

    Đây là mô hình tập quyền cho trung ương khá mạnh. Bộ nội vụ giám sát các chính quyền địa phương về hành chính; các bộ chuyên ngành giám sát về chuyên môn.

    Mô hình này có từ thời đế chế La Mã. Khi đế chế này xâm chiếm gần như toàn bộ Châu Âu, họ đã không phá bỏ cơ cấu quản trị bản địa, mà chỉ cử đại diện của mình xuống để cai quản.

    Một phần của mô hình này đã từng tồn tại ở Việt Nam trước năm 1945, khi Pháp cử đại diện của mình đến cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.

    Mô hình thứ hai là mô hình điều chỉnh (regulation), theo đó luật pháp phân chia quyền nào cho trung ương thì không phân chia cho địa phương và ngược lại. Mô hình này được áp dụng ở Anh và các nước theo truyền thống Anh-Mỹ.

    Ví dụ ở Bỉ, các quyền về kinh tế được phân chia cho ba vùng, các quyền về văn hóa cho 3 cộng đồng; còn những vấn đề về ngoại giao, quốc phòng, an ninh thuộc thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương. Họ chia quyền như vậy, thì chính quyền trung ương không có bộ máy to lớn để quản lý kinh tế nữa.

    Một ví dụ khác là Mỹ, nếu chính quyền trung ương có quyền của mình, thì các tiểu bang cũng có quyền của họ. Khi tiểu bang giữ quyền nào, thì họ có bộ máy đó để thực thi, còn trung ương sẽ không có bộ máy như vậy. Ông Donald Trump dọa bỏ Bộ Giáo dục của Mỹ là bởi vì quyền giáo dục chủ yếu thuộc về các tiểu bang. Bộ giáo dục của Liên bang chủ yếu chỉ có vai trò điều phối và hỗ trợ là chính.

    Mỹ có ba cấp chính quyền là liên bang, tiểu bang và địa phương (thành phố, thị trấn). Theo mô hình này thì chính quyền Trung ương là khá bé, chỉ có 15 bộ.

    Mô hình thứ ba là mô hình bổ trợ (subsidiarity). Mô hình này có nghĩa là cái gì cấp dưới làm được thì giao hết cho cấp dưới, chỉ có cái gì không làm được thì mới chuyển lên trên cho cấp trên. Mô hình này xuất phát từ bối cảnh lịch sử và triết lý chính trị đặc thù của Đức và châu Âu. Nó có nguồn gốc từ sự phát triển lịch sử và phản ánh cách các tiểu vương quốc Giéc-manh từng hợp nhất để bảo vệ lợi ích chung mà không từ bỏ hoàn toàn quyền tự trị của mình.

    Nhật Bản tổ chức bộ máy theo mô hình bổ trợ. Họ chỉ có 13 bộ vì cấp tỉnh làm hết rồi. Chỉ những việc gì cấp tỉnh không làm được thì trung ương mới làm. Thành thử, theo nguyên tắc này thì bộ máy biên chế của trung ương cũng rất bé, vì họ đã phân quyền hết cho địa phương.

Chia sẻ trang này