Thực tế hôm nay:"Khối lượng CP chờ được giải tỏa trên thị trường hiện nay còn rất lớn"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ae1268, 24/08/2007.

3555 người đang online, trong đó có 287 thành viên. 06:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 273 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. ae1268

    ae1268 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Thực tế hôm nay:"Khối lượng CP chờ được giải tỏa trên thị trường hiện nay còn rất lớn"

    Một thực tế mọi người đều thấy rõ ràng như bài báo này viết:
    Xuất hiện nguồn cung mới

    23-08-2007 22:31:09 GMT +7

    Thị trường chứng khoán trong thời gian này được tăng lực nhờ nhiều cổ phiếu phát hành thêm được niêm yết trở lại. Trong khi đó, những nguồn cầu lớn chưa ?olộ diện?, kéo theo sự trầm lắng của toàn thị trường


    Trong khi thị trường chứng khoán đang chờ đợi nguồn cầu mới của các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước, một nguồn cung mới đã xuất hiện. Hàng loạt cổ phiếu (CP) phát hành thêm của các công ty đã niêm yết trở lại; một loạt các công ty cổ phần vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán CP ra công chúng... là những minh chứng cho thực tế này.

    Nhiều cổ phiếu lớn niêm yết trở lại

    Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đã có đến gần chục công ty niêm yết trở lại thị trường lượng CP phát hành thêm. Đó là SSI, SJS, STB, FPT, PVD, TRI, ITA, PPC..., làm cho cán cân cung - cầu ngày càng chênh lệch hơn. Hầu hết lượng CP niêm yết trở lại thị trường lần này đều là những CP lớn, ảnh hưởng đến sự chuyển động của chỉ số VN-Index. Đáng quan tâm nhất trong đợt niêm yết trở lại này là Sacombank (mã STB) với 235.940.136 CP. Sự nhầm lẫn trong việc tính lại room tại CP STB ngày 21-8 vừa qua cho thấy: Không chỉ mức giá đang giao dịch hiện tại từ 50.000 - 54.000 đồng/CP khá hấp dẫn đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài, mà với khối lượng giao dịch (chiếm gần 40%) toàn thị trường ngày hôm đó chứng tỏ lượng bán ra của các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân là rất lớn. Thông thường, khi có lượng đặt mua lớn tại mức giá trần ngay từ đầu phiên, bên bán thường dừng lại hoặc đưa ra với khối lượng thấp. Nhưng do e ngại lượng ?ohàng về? quá nhiều, nên khi lượng mua vào lớn, các NĐT cá nhân đã nhanh chóng bán ra. Như vậy, khối lượng CP chờ được giải tỏa trên thị trường hiện nay còn rất lớn.

    Nguồn cầu: Vẫn phải chờ

    Trong khi lượng cung ngày càng tăng, lượng cầu vẫn chưa có. Theo một số chuyên gia, lượng cầu hiện nay chủ yếu vẫn trông chờ vào các tổ chức đầu tư nước ngoài. Sau một số nhận định của các tổ chức tài chính quốc tế như HSBC, VinaCapital..., các NĐT nước ngoài có mua mạnh trong một số phiên rồi ngưng. Hầu hết những nguồn tiền lớn của các tổ chức đầu tư vẫn đang trông chờ vào các đợt chào bán CP lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp lớn. Một lượng cầu đang được trông đợi nữa là việc mua vào của các NĐT cá nhân khi thị trường giảm tới mức hợp lý. Nhưng sự trông đợi này là không thực tế. Trong quá khứ cũng như hiện nay, tâm lý chung của các NĐT cá nhân là kinh doanh ngắn hạn theo quy luật cung - cầu nhiều hơn là xác định giá trị nội tại của công ty.

    Theo ông Lê Thanh Trí, Trưởng Phòng Đầu tư - Công ty Chứng khoán EPS, mức 900 điểm đã chính thức bị phá vỡ. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 880 điểm. Khả năng thị trường sẽ dao động trong khoảng từ 880 - 900 điểm trong thời gian này?. Hiện nay, có đến 2/3 CP đang trở lại mức giá cũ, nhất là những CP gia nhập sàn vào thời điểm cuối năm 2006. Theo phân tích kỹ thuật, khi thị trường rớt sâu, thời gian rớt kéo dài, sự phục hồi sẽ rất khó. Trong khoảng 7 năm hoạt động, thị trường chứng khoán VN đã có đến 4 năm trầm lắng. Thế nên, rất khó dự báo đợt giảm giá này sẽ kéo dài bao lâu?

    Tăng lực cho thị trường OTC

    Lượng cung mới không chỉ hiện hữu trên thị trường chính thức, mà trên cả thị trường OTC. Hàng loạt công ty, ngân hàng thương mại cổ phần cũng vừa được nhận giấy phép IPO của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như chào bán CP mới ra công chúng. Nhiều công ty có tên tuổi hiện nay vẫn không bán hết được lượng CP. Đợt chào bán CP mới đây của Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (Vinare), số lượng đăng ký tham gia đấu giá chỉ bằng 1/16 số lượng chào bán. Lo ngại trước tình hình trên, một số công ty như: Bóng đèn Điện Quang, Shinpetrol đã rút hồ sơ chào bán ra công chúng. Sau Chỉ thị 03, để giữ mức dư nợ cho vay chứng khoán 3% (vào cuối năm 2007), khả năng tháng 10 tới sẽ là thời điểm thu nợ của các ngân hàng, nên chắc chắn, dù lời hay lỗ, các NĐT sẽ phải bán ra để trả nợ. Vì lẽ đó, một nguồn cung mới sẽ xuất hiện.
    MAI Ly
    Source : http://www.nld.com.vn/tintuc/thi-truong/200116.asp

Chia sẻ trang này