Thuế đối ứng,cơ hội và thách thức cho VN !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vuhgph, 09/04/2025.

3915 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 11:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1178 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    [​IMG]
    https://vn.investing.com/news/econo...-gia-nao-neu-thue-doi-ung-co-hieu-luc-2342547
    Nhìn vào giá gốc chưa thuế và giá gốc sau thuế đối ứng chúng ta thấy lơih thế so với nước khác chênh không nhiều nhưng khi nhìn vào bảng sau thuế cớ hội của VN tăng thêm 50% cơ hội:drm4
    Hy vọng DN của chúng ta biến cơ hội thành hiện thực xuất khẩu tăng thêm 1,5 lần là tuyệt vời @};-
    Có lễ cơ hội kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là có thât nếu ta nắm bắt được cơ hội thuế đối ứng của TT Trump mang lại cho chúng ta :drm4
    llavie thích bài này.
  2. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    Hàng hoá Việt Nam vẫn sẽ rẻ hơn quốc gia nào nếu thuế đối ứng có hiệu lực?
    [​IMG]
    Tác giảThảo Tạ
    Kinh tế
    Ngày đăng 09:01 09/04/2025
    Hàng hoá Việt Nam vẫn sẽ rẻ hơn quốc gia nào nếu thuế đối ứng có hiệu lực?

    [​IMG]
    Investing.com -- Hầu hết các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ đều bị áp thuế đối ứng cao. Vì cùng bị áp thuế, liệu hàng hóa của Việt Nam có thể nào vẫn rẻ hơn hàng hóa của các quốc gia cạnh tranh trực tiếp hay không?
    Các quốc gia cạnh tranh trực tiếp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ bao gồm Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.

    Bảng dưới đây cho thấy mức thuế đối ứng của các quốc gia này:

    [​IMG]

    Tuy nhiên nếu chỉ so sánh về mức thuế sẽ không thực tế vì hàng hóa của mỗi nước sẽ có chi phí khác nhau dựa trên giá nhân công lao động và chi phí nguyên vật liệu. Dưới đây là bảng so sánh chung về các loại chi phí đó, lấy Việt Nam làm gốc với số điểm 100 để biết được các quốc gia khác cao hơn hay thấp hơn.

    [​IMG]

    So sánh vật giá giữa các quốc gia này so với Việt Nam:

    [​IMG]

    Thông thường chi phí lao động chiếm 40% giá thành, chi phí nguyên vật liệu (vật giá) chiếm 40%, còn lại là chi phí vận hành (overhead) 20%. Chi phí vận hành thường tương đương với chi phí sinh hoạt vì vậy chúng ta sẽ tính gộp vào 60%. Vậy chi phí gốc ước tính của hàng hóa Việt Nam sau khi áp thuế là:


    [​IMG]
    Như vậy có thể thấy hàng hóa Việt Nam chỉ đắt hơn nhiều so với Bangladesh và Ấn Độ sau khi áp thuế. Tuy nhiên Bangladesh có bất ổn về chính trị, nên Ấn Độ có khả năng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam.
    Tuy nhiên Ấn Độ có một số thách thức mà bấy lâu nay đã ngăn cản nước này thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới dù đông dân và thu nhập bình quân thấp. Một số thách thức có thể kể đến là cơ sở hạ tầng, đường xá, cảng biển, logistics, điện, nước viễn thông, xã hội chia giai cấp khó hòa hợp trong công việc, bất ổn về chính sách, thường hay thay đổi.

    Vậy nên, dù bị áp thuế, hàng hóa Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh nhất là khi Trung Quốc bị áp một mức thuế quá khủng khiếp. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ để giảm hàng rào thuế quan.
    trongdanTigerAnGiang thích bài này.
  3. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    Bị Mỹ áp thuế 46%, doanh nghiệp Việt tức tốc tìm đối tác mới, sang cả Trung Đông
    Tâm An

    [​IMG]
    Ứng phó với việc Mỹ muốn áp thuế 46% hàng hoá Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng quy mô 11 tỷ USD không ngồi im, đẩy mạnh đàm phán và toả đi khắp các thị trường tìm khách hàng mới.
    Năm 2024, xuất khẩu cà phê, điều và tiêu của nước ta đều lập kỷ lục lịch sử với kim ngạch lần lượt là 5,62 tỷ USD, 4,34 tỷ USD và 1,31 tỷ USD. Đáng chú ý, Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm mặt hàng này. Thế nên, việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hoá Việt Nam khiến các doanh nghiệp xuất khẩu ngỡ ngàng, vượt ngoài tầm dự đoán.

    Không ngồi im, sang ngay Mỹ đàm phán với đối tác

    Trao đổi với VietNamNet trưa 9/4, CEO một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở nước ta cho biết, năm ngoái xuất khẩu sang thị trường Mỹ của họ đạt gần 2.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp.

    Thế nên, ngay khi hay tin Mỹ muốn áp thuế 46% với hàng Việt, doanh nghiệp tức tốc toả đi các thị trường tiềm năng để tìm kiếm khách hàng mới. Vừa hôm qua, doanh nghiệp nhận được một tin tích cực từ đối tác mới tại thị trường Đức.

    Còn với những đơn hàng đã ký với phía đối tác Mỹ, doanh nghiệp cũng liên hệ đàm phán để tìm giải pháp hài hoà lợi ích của hai bên, vị này cho hay.

    Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group thừa nhận, chính sách thuế mới của Mỹ ảnh hưởng đến nhiều ngành hàng của nước ta như may mặc, gia dụng, đồ gỗ, thuỷ sản, thiết bị máy móc…

    Phúc Sinh Group đang xuất khẩu cà phê, hạt tiêu và điều. Song, ông nhấn mạnh, Mỹ không sản xuất được hạt tiêu. Cà phê và điều cũng không phải thế mạnh của Mỹ. Cho nên, họ muốn ăn thì sẽ phải chịu giá cao. Khách hàng của Phúc Sinh là người chịu thuế.

    Song ông cũng nhìn nhận, cuộc sống luôn phải đối mặt với khó khăn và chúng ta cần tìm cách xử lý, vượt qua khó khăn đó. Chúng ta không có nhiều sự lựa chọn, lo lắng cũng không giải quyết được gì. Thay vì lo lắng, thì doanh nghiệp bằng mọi cách tìm đơn hàng, toả đi khắp nơi tìm thị trường.

    Năm 2024, doanh nghiệp của ông xuất khẩu tổng cộng 30.000 tấn tiêu đi 102 thị trường, trong đó không chỉ có Mỹ là thị trường lớn mà cả Brazil, châu Âu… “Vừa mới đây, chúng tôi đã chốt một đơn hàng xuất khẩu tiêu đi Canada và vẫn xuất khẩu vào Mỹ như bình thường. Phúc Sinh đang là doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ. Nếu không mua hạt tiêu của Việt Nam thì họ mua tiêu của nước nào?”, ông Thông nói.

    Ông Phùng Văn Sâm - đại diện Hiệp hội Hồ tiêu và gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Do đó, thông tin về mức thuế 46% của Mỹ khiến các doanh nghiệp ngành hàng “vàng đen” hết sức bất ngờ. Nhiều hợp đồng đã ký với đối tác Mỹ phải dừng lại hoặc hủy, bởi họ lo sợ thuế tăng sẽ rất rủi ro.

    Trong khi, mức thuế 46% áp dụng, rất nhiều nông dân ở nước ta sẽ bị ảnh hưởng.

    Chủ tịch VPSA đang có mặt tại Mỹ để đàm phán trực tiếp với đối tác. Hiệp hội Gia vị Mỹ cũng đề nghị Chính phủ nước này không nên áp mức thuế 46% lên hồ tiêu và gia vị Việt Nam, ông Sâm cho hay.

    Chuyển hướng sang thị trường mới

    Ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho hay, sau khi có thông tin về chính sách thuế mới, phía đối tác bên Mỹ đã có thông báo hợp tác với doanh nghiệp xuất khẩu điều của của nước ta. Theo đó, với những đơn hàng đã ký và hàng hoá đang trên tàu đến Mỹ vẫn giữ nguyên không thay đổi.

    Với những container hàng đang nằm trong kế hoạch xuống tàu sang Mỹ, họ đề nghị tạm hoãn, chờ xem chính sách của Tổng thống Donald Trump áp dụng mức thuế cụ thể như thế nào. Bởi, mức thuế cao ngất ngưởng 46% cũng ảnh hưởng trực tiếp tới họ do giá sản phẩm sẽ biến động theo.

    Doanh nghiệp xoay chuyển sang thị trường mới tiềm năng Trung Đông. Ảnh: Pan
    Theo ông Bạch Khánh Nhựt, khoảng 10 năm trở lại đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu số 1 của hạt điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch. Thế nên, xét về tổng thể, ngành điều sẽ bị ảnh hưởng.

    Song, trong nguy có cơ. Lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam nhấn mạnh tới thị trường mới nổi và tiềm năng rất lớn là Trung Đông. Bây giờ, các doanh nghiệp điều lập tức điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu, trong đó quan tâm thị trường Trung Đông và quyết liệt hơn trong việc khai thác thị trường mới.

    Trong dài hạn, một số thị trường ổn định khác chúng ta đều có các quan hệ bền vững nên sự hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi khi khai thác thị trường.

    Ông Bạch Khánh Nhựt đánh giá tiềm năng tại thị trường Trung Đông sẽ thừa sức cân bằng nếu chúng ta bị áp thuế cao ở thị trường Mỹ. Ngành điều Việt sẽ có cơ hội bình ổn chứ không gặp khó khăn nhiều như các mặt hàng khác.

    Tuy nhiên, tại thị trường mới nổi này, sự hiện diện của đại sứ quán Việt Nam cũng như tham tán thương mại chưa phát triển mạnh như ở các thị trường mà ngành điều Việt đang có quan hệ mua bán lâu đời. Vì thế, hiệp hội và doanh nghiệp ngành điều mong muốn có tham tán thương mại tại khu vực này, thường xuyên cập nhật về thị trường, các chính sách thuế, chính sách kêu gọi đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu một cách đầy đủ hơn, chi tiết hơn.

    Từ đó, Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ cho doanh nghiệp, giúp họ xúc tiến nhanh với đối tác nhằm hạn chế sự thiệt hại tại Mỹ.
  4. hardrock16

    hardrock16 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2016
    Đã được thích:
    1.724
    Lợi gì thì lợi nhưng DN phải có lãi thì mới bán hàng, ko thì kệ mẹ thằng Trump đi mua hàng chỗ khác
    vuhgph thích bài này.
  5. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    TP HCM đã chuẩn bị kịch bản "tệ nhất" khi Mỹ giữ nguyên mức thuế đối ứng 46%
    Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

    09/04/2025 14:28
    (NLĐO) – Nhận định khả năng Mỹ đưa về thuế đối ứng 0% rất khó nên chắc chắn doanh nghiệp, người lao động sẽ bị tác động bởi thuế quan mới của Mỹ

    Ngày 9-4, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được chủ trì hội thảo khoa học "Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ" để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp giữa bối cảnh đang chờ đợi kết quả đàm phán về thuế đối ứng Việt Nam – Mỹ.
    • Phát biểu tại hội thảo, TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (HIDS) nêu ra 3 kịch bản về thuế quan có thể xảy ra.
    Trong đó, kịch bản bi quan nhất là thuế đối ứng 46% được áp dụng, hệ lụy là thương mại toàn cầu xấu đi, những ngành trọng điểm của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ mất một nửa thị phần tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp đóng cửa và TP HCM có thể rơi vào tình trạng "đình trệ xuất khẩu" trong ngắn hạn cho đến khi tìm được hướng đi mới.
    Quang cảnh hội thảo khoa học sáng nay 9-4
    Kịch bản lạc quan nhất, thuế đối ứng đàm phán xuống từ dưới 15%, căng thăng thương mại sớm tháo gỡ, Mỹ và Việt Nam đạt được thỏa thuận song phương và từ quý II đến quý III/2025, Mỹ sẽ giảm hoặc gỡ bỏ mức thuế đối với hàng Việt Nam.
    Ở kịch bản còn lại, Việt Nam đàm phán một phần và đạt mức thuế suất 25%. Việt Nam và Mỹ có những động thái hoãn ở mức độ nhất định và doanh nghiệp kịp thích nghi một phần. Hai nước đạt được một số ngoại lệ hoặc giảm thuế cho một số mặt hàng chiến lược.

    Ở kịch bản này, tỉ giá, lạm phát tương đối ổn định nhờ dòng vốn FDI vẫn duy trì và doanh nghiệp TP HCM năng động và chủ động mở rộng thị trường mới.
    Ba kịch bản về thuế đối ứng
    Kịch bản tăng trưởng TP HCM tương ứng với các kịch bản về thuế đối ứng
    Tại hội thảo, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu ra nhiều giải pháp chủ động thích ứng với tình hình thuế đối ứng của Mỹ.
    Ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, cho biết phía đối tác Mỹ vẫn tiếp tục yêu cầu giao hàng và đặt hàng mới vì không có nguồn cung thay thế. Ông gợi ý từng ngành hàng cần tìm hiểu mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu ở Mỹ có sản xuất hay không và nếu có sản xuất thì giá bao nhiêu.

    "Ví dụ, một món đồ chơi cho thú cưng, giá xuất khẩu từ Việt Nam là 1,4 USD nhưng giá trên siêu thị Mỹ là 48 USD thì thuế 46% vẫn có thể xuất khẩu được. Ngoài ra, cần xem đối thủ hàng nhập khẩu mặt hàng đó tại Mỹ phải chịu thuế là bao nhiêu thì mới đánh giá chính xác mặt hàng đó còn có thể xuất khẩu qua Mỹ sau thuế đối ứng hay không"- ông Việt Anh nói.

    Ông cũng mong muốn được nghe tiếng nói của các doanh nghiệp FDI bởi với quy mô toàn cầu, họ thường có giải pháp tốt. Đây là khối giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nếu đơn hàng ít hay họ dịch chuyển nhà máy sẽ gây ra tình trạng thiếu việc, mất việc.
    Chủ tịch UBND TP HCM kết luận buổi hội thảo
    Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam, nhận định với thuế đối ứng của Mỹ, kỷ nguyên thương mại tự do toàn cầu kết thúc và trước mắt chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ vượt khó tìm kiếm thị trường mới, đa dạng thị trường. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cần giữ vững thị trường trong nước, giữ chất lượng, khai phá thị trường mới.

    Đối với ngành dệt may, bà Vũ Kim Hạnh đề xuất cần có các giải pháp giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, sử dụng các nguyên liệu bản địa như xơ dứa, sen, nguyên liệu tái chế - rất phù hợp với xu hướng thời trang chậm hiện nay.

    Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được nhận định khả năng Mỹ bỏ áp thuế đối ứng khó xảy ra nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống người lao động.

    "Chúng ta cần học tập triết lý của Bác Hồ là "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trong khó khăn, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, không quá bi quan, không hốt hoảng và kinh nghiệm thấy rằng trong cái khó ló cái khôn" – ông Nguyễn Văn Được nhắn nhủ.

    Theo Chủ tịch UBND TP HCM, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, tăng nội lực, tăng tỉ lệ hàng "Made by Vietnam" bởi mang tính bền vững.

    Về giải pháp, ông Nguyễn Văn Được cho biết sẽ tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp FDI để lắng nghe ý kiến góp ý, tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu đúng về thuế đối ứng để không bị hoang mang.

    Về nội lực, TP HCM tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ các dự án gặp vướng mắc, khơi thông "cục máu đông", cản trợ sự phát triển của TP HCM.

    Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại một cách hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ trung tâm tài chính, đào tạo lao động chất lượng cao,…
    --- Gộp bài viết, 09/04/2025, Bài cũ: 09/04/2025 ---
    Đúng rồi,lo làm gì, làm không lãi thì nghỉ cho khỏe chả sao !:-bd
  6. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ dự kiến gặp Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hôm nay
    09-04-2025 - 12:54 PM | Thị trường chứng khoán
    Nguồn tin Reuters từ quan chức cấp cao và tài liệu lịch trình cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự kiến hội đàm với Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hôm nay.
    Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự kiến có cuộc hội đàm ngày 9/4 (giờ địa phương) với Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam có thể có các cuộc gặp với các giám đốc điều hành của Boeing, SpaceX và Apple trong tuần này.

    Một quan chức cấp cao của Mỹ cũng xác nhận cuộc gặp giữa ông Bessent và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết hay chủ đề cuộc gặp.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent.
    Việt Nam và Mỹ đang trong quá trình đàm phán liên quan đến chính sách áp thuế 46% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội. Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm hiệu quả.
    Việt Nam cũng đề nghị Mỹ hoãn áp dụng thuế đối ứng (hiệu lực từ 11h ngày 9/4) và nêu quan điểm sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận thuế quan bằng 0 với Washington.
    Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer phát biểu trước Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ hôm 8/4 nói Việt Nam đưa ra nhiều đề nghị với Mỹ bao gồm giảm thuế và tăng nhập khẩu. "Họ đã hạ thuế đối với quả anh đào. Họ đã hạ thuế đối với quả hạnh nhân và táo... Đây là hướng đi đúng đắn chúng ta đang hướng tới". Nghị sĩ Mỹ nói thêm những mặt hàng xuất khẩu này rất quan trọng đối với các tiểu bang miền Tây Mỹ.
    Ngay sau cuộc họp với ông Bessent, đoàn Việt Nam cũng dự kiến có kế hoạch gặp các giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy bay Boeing, tham dự lễ ký kết thỏa thuận giữa hãng hàng không Việt Nam Vietjet và quỹ đầu tư KKR.

    Reuters đưa tin tuần trước rằng Vietjet chuẩn bị ký một thỏa thuận tài trợ máy bay trị giá 200 triệu USD với một đối tác của KKR tại một buổi lễ có sự tham dự của Boeing, khi hãng hàng không giá rẻ này tìm cách hoàn tất việc mua máy bay phản lực Boeing.

    Nhiều quan chức Mỹ cho rằng việc các công ty Việt Nam mua máy bay có thể là một cách giải quyết các mối quan ngại về thương mại của Mỹ.

    Phó Thủ tướng cũng được cho là có kế hoạch gặp các giám đốc điều hành của SpaceX, công ty đang có kế hoạch cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam; bên cạnh đó là giám đốc điều hành của Apple, các công ty Mỹ khác có hoạt động sản xuất tại Việt Nam như Intel.
    Theo Phương Anh (Nguồn: Reuters )
  7. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    Tranh thủ nhặt giá đẹp AE..
    TT Mỹ vẫn không bật tăng manh mẽ là vẫn còn lo 500 tỷ $ thương mại với TQ bị tắc vì mức thuế kg tưởng125% khó có ai thay thế đươc !
    Yên tâm các DN VN mình tăng công suất ngày đêm thêm 150% công suât thiết kế chắc sẽ gánh thêm được 150 tỷ-200 tỷ $@};-:drm4
  8. vuhgph

    vuhgph Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2008
    Đã được thích:
    1.617
    Bộ trưởng Bessent đánh giá cao Việt Nam đã có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ
    Tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảm ơn Việt Nam đã kịp thời có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ; đánh giá cao hai nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương; cho biết chính quyền Mỹ cử ông làm trưởng đoàn đàm phán với Việt Nam.
    Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, ngày 10/4 (giờ địa phương) Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có các cuộc làm việc tốt đẹp với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.

    Trong chuyến công tác đặc biệt tại Mỹ, Đoàn công tác đặc biệt Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi, thảo luận với Chính phủ Mỹ để đi đến thống nhất sẽ tiến hành đàm phán một thoả thuận thương mại song phương giữa hai quốc gia.

    Đặc biệt hai bên đã chính thức đồng ý sẽ đàm phán nội dung về thuế quan, trụ cột quan trọng nhất của Hiệp định này.

    Đây là bước đột phá lớn nhất trong suốt những ngày đàm phán căng thẳng vừa qua mà Đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam đã đạt được với Chính phủ Mỹ do trước đó nội dung về ký hiệp định thương mại song phương mà phía ta đưa ra nhiều lần nhưng Mỹ chưa đồng ý.

    Như vậy, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã mở "cánh cửa thép" lâu nay đóng chặt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã giao cho đoàn công tác đặc biệt. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ xem xét thành lập nhóm đàm phán kỹ thuật cấp bộ trưởng để cụ thể hóa những kết quả mà đoàn công tác đặc biệt đã đạt được những ngày qua.

    https://image.*********.vn/2025/04/11/pho-thu-tuong-gap-bo-truong-tai-chinh-my.jpg​
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ để đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Mỹ đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam

    Tại cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, hài hòa, bền vững.

    Phó Thủ tướng đánh giá cao việc bên hai đã nhất trí khởi động đàm phán thoả thuận thương mại đối ứng, trong đó bao gồm các thoả thuận về thuế quan.

    Khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng đàm phán, Phó Thủ tướng đề nghị hai bên sớm trao đổi cụ thể để đạt thoả thuận trong thời gian sớm nhất, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.

    Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent bày tỏ vui mừng được gặp Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, cho biết từng thăm Việt Nam và cá nhân ông có nhiều ấn tượng tốt đẹp và nhiều kỷ niệm về đất nước và con người Việt Nam.

    Bộ trưởng Bessent cảm ơn Việt Nam đã kịp thời có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ; đánh giá cao hai nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương; cho biết chính quyền Mỹ cử ông làm trưởng đoàn đàm phán với Việt Nam.

    Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ sớm đạt được những giải pháp phù hợp, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại ổn định, cùng có lợi.

    Bộ Thương mại Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để đàm phán

    Tại cuộc gặp Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng việc hai bên nhất trí khởi động đàm phán một thoả thuận thương mại song phương có ý nghĩa hết sức quan trọng, phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ.

    https://image.*********.vn/2025/04/11/pho-thu-tuong-gap-bo-truong-thuong-mai-my.jpg​
    Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
    Nhấn mạnh ý nghĩa hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2025), Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột quan trọng.

    Phó Thủ tướng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là duy trì ổn định chính trị, kinh tế và xã hội; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

    Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thương mại Mỹ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam trong quá trình đàm phán.

    Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick khẳng định hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, cho rằng Việt Nam là nền kinh tế lớn, nhiều tiềm năng, là đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực.

    Bộ trưởng Lutnick nhấn mạnh hiện nay Mỹ ưu tiên tái công nghiệp hóa, đưa sản xuất trở lại Mỹ, bảo đảm thương mại công bằng.

    Bộ trưởng khẳng định Bộ Thương mại Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để đàm phán, giải quyết các vấn đề đặt ra trong quan hệ kinh tế- thương mại song phương, hướng đến một thoả thuận phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của cả Mỹ và Việt Nam.

Chia sẻ trang này