1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tiềm năng thị trường Data Center tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 08/01/2025 lúc 07:39.

2714 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 02:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 752 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.115
    Mỗi lần mọi người gửi email, xem video trên YouTube, hoặc đang mua sắm trực tuyến, dữ liệu đang được sử dụng không "bay lơ lửng" trên không trung. Thực ra, tất cả đều được xử lý và lưu trữ tại những trung tâm dữ liệu (data center) – nơi được ví như trái tim của thế giới số.

    Trung tâm dữ liệu là gì?

    Hiểu đơn giản, trung tâm dữ liệu là nơi chứa một số lượng lớn các máy chủ (có thể từ vài trăm đến vài trăm nghìn máy chủ tùy quy mô). Các máy chủ này hoạt động không ngừng nghỉ để đảm bảo mọi thao tác trực tuyến của bạn – từ giao dịch ngân hàng đến xem phim – đều diễn ra mượt mà.

    Ví dụ: CMG xây dựng trung tâm dữ liệu và cho các ngân hàng thuê không gian đặt máy chủ. Mọi giao dịch chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ, hay hoạt động ngân hàng trực tuyến đều được xử lý tại đây. Điều này có nghĩa là càng nhiều người sử dụng dịch vụ số, các trung tâm dữ liệu càng trở nên quan trọng.

    Khách hàng chính của data center là ai?

    Các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam chủ yếu là loại chia sẻ không gian đặt máy chủ (colocation data center). Các khách hàng chính của trung tâm dữ liệu tại Việt Nam bao gồm:

    • Ngân hàng, tài chính: là nhóm doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng data center lớn tại Việt Nam. Ví dụ Vietcombank hay BIDV sử dụng data center nội bộ hoặc thuê ngoài để lưu trữ, quản lý dữ liệu khách hàng, thực hiện các giao dịch real-time, hay vận hành các hệ thống ERP nội bộ.
    • Doanh nghiệp viễn thông: nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu để cung cấp các dịch vụ viễn thông nhu internet, cloud, dịch vụ tin nhắn, thoại hay kể cả dịch vụ OTT (truyền hình qua internet). Đặc biệt với sự phát triển của 5G, nhu cầu xử lý dữ liệu tăng đột biến, yêu cầu các data center vận hành để quản lý và xử lý lưu lượng mạng khổng lồ.
    • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cloud: các ông lớn Amazon, Microsoft, Google đang thống trị mảng này. Nhưng họ vẫn phải thuê trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam và đảm bảo khả năng truyền tải nội địa ổn định.
    • Thương mại điện tử: ví dụ Shopee, Tiki đều phải thuê data center từ các công ty viễn thông để xử lý số lượng đơn hàng khổng lồ, lưu trữ dữ liệu khách hàng hay phân tích hành vi mua sắm.
    • Chính phủ: lưu trữ dữ liệu công dân, hệ thống hành chính công, …
    Sự bùng nổ trong 2 năm gần đây

    _ Trước năm 2023, Việt Nam chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu được thương mại hóa, thấp hơn rất nhiều các thị trường khác trong khu vực, thậm chí ở sau rất xa một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

    _ Xét về quy mô thì trung tâm dữ liệu ở Việt Nam cũng còn rất khiêm tốn, trước giờ chỉ khoảng 1-10MW công suất tải điện. Trong khi các trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới ở Singapore, HongKong có thể lên đến 120-150MW hay trong khu vực Đông Nam Á cũng đã xuất hiện một số data center xấp xỉ 100MW.

    Tuy nhiên trong 2 năm gần đây rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư, đưa vào vận hành nhiều data center có quy mô lớn hơn, hiện đại hơn. Ví dụ như trong bảng dưới đây:
    Có 3 nguyên nhân chính đằng sau sự bùng nổ này:

    • Chính sách: Rất nhiều chính sách các năm qua thúc đẩy nhu cầu data center. Ví dụ Nghị định 53/2022/NĐ-CP về nội địa hoá dữ liệu quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phải lưu trữ thông tin, dữ liệu người dùng Việt Nam trong nước, khiến Facebook, Google, … bắt buộc phải thuê máy chủ tại Việt Nam. Nghị quyết số 175/NQ-CP năm 2023 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, đặt mục tiêu trên 90% các hoạt động, thủ tục hành chính công được thực hiện trên nền tảng này. Không phải tự nhiên mà chúng ta phải xác thực sinh trắc học, định danh điện tử, v..v.. Hay gần đây Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% cơ quan sử dụng điện toán đám mây, trong đó 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt cung cấp.
    • Xu hướng chuyển đổi số: diễn ra khá mạnh mẽ trong các năm gần đây, nổi bật nhất là xu hướng chuyển dịch lên đám mây (migration to cloud), khi các doanh nghiệp chuyển từ lưu trữ, vận hành truyền thống lên nền tảng số. Ngoài ra sự phổ cập điện thoại thông minh, máy tính bảng có khả năng kết nối web, xem phim, … cũng khiến nhu cầu xử lý dữ liệu tăng.
    • Công nghệ mới: ví dụ công nghệ big data, xử lý dữ liệu để đọc hành vi khách hàng, ra quyết định kinh doanh, để công nghệ này hiệu quả cần lượng dữ liệu đầu vào rất lớn, và khả năng xử lý dữ liệu cũng phải cao hơn. Cũng như rất nhiều công nghệ khác như sinh trắc học, máy học, AI, …
    Data center tiếp tục là xu hướng tương lai

    Hiện thực được nhắc đến rất nhiều trong 1-2 năm gần đây đó là, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI) và mạng 5G. Và đây chính là cú hích lớn nhất cho sự phát triển của trung tâm dữ liệu trong tương lai. Vì sao?

    • AI thúc đẩy nhu cầu xử lý mạnh mẽ hơn: Chat GPT là ứng dụng AI có lẽ được nhiều người Việt Nam biết tên nhất. Nhưng thực tế là ngày càng nhiều các ứng dụng AI được ra mắt trong thời gian vừa qua. Các ứng dụng AI cần xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi những bộ vi xử lý hiện đại (như GPU của NVIDIA). Điều này mở ra cơ hội cho các trung tâm dữ liệu mới, được thiết kế tối ưu dành riêng cho AI.
    • 5G làm tăng nhu cầu truyền tải nhanh hơn ở phạm vi hẹp hơn: Với tốc độ nhanh và độ trễ thấp, mạng 5G cần các trung tâm dữ liệu biên để xử lý gần người dùng nhất, đảm bảo trải nghiệm mượt mà.
    _ Dự báo từ một số tổ chức nghiên cứu lớn về tăng trưởng thị trường data center toàn cầu trong 5 năm tới lên đến 18-19%, thậm chí cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng khoảng 11%/năm trong 10 năm qua.

    Việt nam đang ở đâu?

    Vậy Việt Nam ở đâu trong dòng chảy này? Đất nước chúng ta không phải ngoại lệ trong xu thế nói trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trung tâm dữ liệu mặc dù đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn hạn chế và cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Theo nghiên cứu thì hạ tầng data center ở Việt Nam mới đáp ứng được 30% nhu cầu.

    Có 2 vấn đề chính Việt Nam cần cải thiện trong các năm tới để thúc đẩy sự phát triển của trung tâm dữ liệu, bao gồm:

    • Kết nối internet quốc tế còn hạn chế với ít tuyến cáp biển: Việt Nam hiện chỉ kết nối với 5 tuyến cáp biển (mới có tuyến thứ 6 gần đây) so với 26 của Singapore, 25 của Malaysia, 10 của Indonesia hay 8 của Thái Lan. Trong khi đó, các tuyến cáp của Việt Nam thường xuyên gặp tình trạng thiếu ổn định, đứt quãng do các sự cố hư hỏng.
    • Nguồn điện chưa đủ ổn định để đáp ứng nhu cầu của các trung tâm dữ liệu lớn: Nguồn cung điện vẫn phụ thuộc lớn vào thủy điện (biến động theo thời tiết) và nhiệt điện (tác động bởi nguồn cung nguyên liệu). Ngoài ra, xu hướng xanh cũng sẽ khiến các trung tâm dữ liệu & khách hàng của họ hướng tới nhu cầu sử dụng các loại điện sạch cao hơn trong tương lai.
    Những tín hiệu tích cực?

    _ Gần đây là NVIDIA – công ty đứng đầu về chip AI – đã công bố hợp tác với FPT và CMG để phát triển trung tâm R&D AI tại Việt Nam. Dù quy mô còn nhỏ, nhưng đây là tín hiệu lạc quan về vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu, đặc biệt về nguồn cung kỹ sư công nghệ có trình độ.

    Các doanh nghiệp trong nước cũng đang rất mạnh tay trong việc đầu tư vào trung tâm dữ liệu:

    • Viettel kế hoạch đầu tư thêm 10K tỷ đến 2025 và 40K tỷ đến 2030 để mở rộng số lượng tủ racks lên 34K tủ (so với khoảng 5K tủ hiện tại)
    • CMG kế hoạch đầu tư 500 triệu USD đến năm 2030 để tăng công suất data center từ 20MW hiện nay lên 100MW.
    • FPT sẽ tiếp tục đầu tư 3K tỷ cho một trung tâm dữ liệu mới tại Hà Nội sau khi vận hành 1 trung tâm mới tại Tp. HCM vào đầu 2025.
    Cơ hội đầu tư

    _ Hiện ở Việt Nam có 4 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động kinh doanh liên quan tới triển vọng của mảng trung tâm dữ liệu là FPT (gián tiếp qua FOX), FOX, CMG, và VNZ.

    _ Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu của VNZ thì quá thấp còn FPT thì động lực tăng trưởng chính đến từ Xuất khẩu phần mềm. Vì vậy, nếu nói rằng, chỉ có FOX và CMG là có tỷ trọng lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi việc phát triển trung tâm dữ liệu trong tương lai.
    Trananh1801 thích bài này.
  2. Chungkhoan369

    Chungkhoan369 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2024
    Đã được thích:
    591
  3. Cong8688

    Cong8688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2021
    Đã được thích:
    8.392
    SL cổ thấp giá hạp ní. Nên.múc
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.115
    Căng vậy à bro?
  5. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
    Vậy theo Bro thì CMG là ngon nhất nhỉ. Vốn hoá còn nhỏ, cơ hội tăng giá khoảng 10 lần khả thi đến 2030 nhỉ. Siêu cổ còn sót lại khi trước đây đã tìm ra CTR từ 2016.

Chia sẻ trang này