Tiền đổ về đâu = vỡ mặt chim lợn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hangdoc319, 10/04/2012.

6017 người đang online, trong đó có 630 thành viên. 22:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 769 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Lũ chim lợn xỏ lá vỡ mạt =))
    Anh em phải tin tưởng 2012 liên tục có hỗ trợ tin tốt cho CK, và tin tưởng các mã cơ bản nghiên cứu là nhất khoát có xiền[r2)][r2)][r2)]


    Từ 11/4, giảm trần lãi suất huy động xuống 12%/năm


    Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 11%/năm.
    NHNN cho biết, thực hiện chính sách tiền tệ theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trên cơ sở điều kiện thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, thống đốc NHNN quyết định:

    Giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN: Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 13%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 12%/năm xuống 11%/năm.

    Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 5%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13,5%/năm xuống 12,5%/năm.

    Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 11/4.

     

    Theo SBV
  2. Versatile

    Versatile Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2012
    Đã được thích:
    2
    Ngân hàng đầu tiên bắt nhịp giảm lãi suất
    HOÀNG GIANG

    10/04/2012 19:39 (GMT+7)
    picture Chương trình này của Eximbank thực hiện theo chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm các lãi suất điều hành, thị trường ghi nhận ngân hàng thương mại đầu tiên nhập cuộc.

    Chiều muộn 10/4, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có thông báo về chương trình tín dụng mới.

    Cụ thể, Eximbank sẽ dành 6.000 tỷ đồng với lãi suất 16,5%/năm để cho vay các đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu; các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn mua nhà đối với người có thu nhập thấp.

    Gói tín dụng với lãi suất trên bắt đầu được áp dụng từ ngày 11/4/2012.

    Ngân hàng này cho biết, chương trình trên được triển khai theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh.

    Mặt khác, cơ sở để Eximbank đưa ra mức lãi suất cho vay 16,5%/năm là từ loạt điều chỉnh các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, cũng như trần lãi suất huy động đã giảm thêm 1%/năm so với trước.
  3. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Không vào chứng khoán thì tiền đi đâu?


    Chứng khoán đang được đánh giá là kênh đầu tư khả dĩ sinh lời cao nhất trong năm 2012.
    Với quan điểm cho rằng, TTCK sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn nhất năm 2012, ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc CTCK FLC đặt vấn đề, sự dịch chuyển dòng tiền nếu không đổ vào chứng khoán, thì liệu có thể đi đâu?

    Chứng khoán: kênh đầu tư khôn ngoan năm 2012

    Giám đốc đầu tư một công ty quản lý quỹ tại Hà Nội vừa cho biết, chỉ với 2 con sóng đầu năm trên TTCK, ông đã may mắn kiếm lời hơn 50% giá trị danh mục đầu tư. Không phải người lựa chọn cách đầu tư bám sàn, nhưng ông cho rằng, NĐT đang đứng trước cơ hội rất lớn để sinh lời. Chia sẻ với ĐTCK, ông cho biết quyết định cắt lỗ căn hộ tại 1 dự án cao cấp của mình đến thời điểm này là hoàn toàn sáng suốt.

    Phát biểu tại hội thảo “Nhận diện xu thế vĩ mô, chính sách tiền tệ và cơ hội đầu tư năm 2012” do CTCK FLC tổ chức, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, có nhiều lý do để lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư của năm. Theo ông Thành, tổng giá trị giao dịch mỗi ngày vào khoảng 3.000 tỷ đồng (thời cao điểm), nếu nhân 4 phiên mới đạt 12.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 12 tấn vàng, trong khi tổng sở hữu vàng trong dân lên tới hàng trăm tấn. “Bản chất của dòng tiền là có xu hướng tập trung vào nơi sinh lời cao và nhanh, nên với diễn biến thị trường từ đầu năm tới nay, cộng thêm các dự báo tích cực về TTCK, không cần đến sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước, thị trường cũng có nhiều xung lực về dòng tiền để đi lên”, ông Thành nhận xét.

    Ông Phạm Đức Thắng cho rằng, kênh bất động sản khó có cơ hội sinh lời nhanh thời điểm này, lại đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, thanh khoản chậm hơn; đầu tư vàng từ đầu năm đến nay không mang lại hiệu quả cao, ngoại tệ lại càng không. Nếu so sánh gửi tiết kiệm ngân hàng với đầu tư chứng khoán, rõ ràng chứng khoán đang có lợi thế hơn. Theo ông Thắng, TTCK thường đi trước một bước so với diễn biến vĩ mô, lãi suất đã chạm đỉnh và đang đi xuống là dữ kiện quan trọng báo hiệu xu hướng chứng khoán đi lên. “Nhìn tổng thể các kênh đầu tư năm nay, nếu tiền không vào chứng khoán thì có thể đi đâu để có thể sinh lời tương đương?”, ông Thắng nói.

    Thực tế cho thấy, những phiên thị trường thanh khoản cao từ đầu năm 2012 tới nay đã khiến không ít NĐT giật mình. Nếu giai đoạn trước, khi thị trường còn giảm điểm, thanh khoản trên hai sàn chỉ đạt vài trăm tỷ đồng mỗi phiên thì giai đoạn này thậm chí đã lên tới hơn 3.000 tỷ đồng/phiên. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mã chứng khoán có khối lượng giao dịch bình quân ổn định ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên, cho thấy NĐT đã quay trở lại.

    Động thái từ cơ quan quản lý

    Trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, dự kiến có hiệu lực từ 1/6/2012, có hai điểm được cho là “nới” đối với hoạt động cho vay chứng khoán.

    Theo đó, Khoản 7, Điều 8 về giới hạn cấp tín dụng của Thông tư 13 quy định: Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là DN hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, tại dự thảo mới nhất, quy định này đã bị loại bỏ. Thay thế vào đó, dự thảo bổ sung thêm Khoản 4, Điều 7 về quản lý cấp tín dụng với nội dung: việc cấp tín dụng cho công ty con, công ty liên kết […] phải được HĐQT, hội đồng thành viên, tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) hoặc ủy ban quản lý rủi ro phê duyệt, trừ các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Ban kiểm soát phải phê duyệt việc cấp tín dụng này.

    Với việc thay đổi này, nhiều ý kiến đánh giá rằng, NHNN đang có bước đi đúng đắn trong việc giám sát các khoản vay giữa ngân hàng mẹ với CTCK là công ty con hoặc công ty liên kết. Bởi trên thực tế, mặc dù có quy định cấm NHTM mẹ không được cấp tín dụng cho CTCK con, nhưng các NHTM vẫn có cách lách luật thông qua một trung gian thứ ba, hoán đổi tín dụng lẫn nhau…

    Điểm thay đổi thứ hai được cho là tích cực đối với tín dụng chứng khoán là việc giảm hệ số rủi ro đối với tài sản “có” là các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán, cho vay CTCK. Theo phụ lục 2, Thông tư 13, các khoản này đều có hệ số rủi ro là 250%. Tuy nhiên, dự thảo mới đã giảm hệ số rủi ro về 150%. Việc điều chỉnh hệ số rủi ro, từ đó làm thay đổi hệ số an toàn vốn (CAR) của NHTM sẽ là một bước mở trong chính sách của NHNN đối với tín dụng chứng khoán, khi dự thảo Thông tư được thông qua.

    Với những diễn biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô, động thái mới từ cả phía cơ quan quản lý và sự vận động từ nội tại thị trường, dòng tiền đang có xu hướng tập trung vào chứng khoán, tạo nên một cơ hội sinh lời lớn. Tuy nhiên, ông Thắng cũng cảnh báo rằng, khẳng định xu hướng tích cực của chứng khoán, không đồng nghĩa với việc thị trường không có những cạm bẫy, để NĐT có thể thoải mái giải ngân mà không cần cân nhắc kỹ lưỡng.

    Theo Uyên Phạm
    ĐTCK
  4. pilot

    pilot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Vỡ cái alo thôi ! lợn cũng tốt mà[r2)][r2)][r2)]
  5. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Từ 1/6/2012: Cty đại chúng có vốn từ 120 tỷ trở lên sẽ thực hiện công bố thông tin như DN niêm yết


    Thông tư 52 còn quy định CTCK phải công bố tỷ lệ vốn khả dụng có soát xét cùng thời điểm công bố BCTC bán niên và BCTC năm. VSD sẽ công bố Danh sách công ty đại chúng quy mô lớn.
    Ngày 5/4, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2012 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BTC.

    Theo thông tư 52, việc công bố thông tin của các công ty đại chúng có quy mô lớn (kể cả các công ty chưa niêm yết nhưng có vốn từ 120 tỷ trở lên, có trên 300 cổ đông) sẽ được quy định như các tổ chức niêm yết; danh sách các công ty đại chúng quy mô lớn sẽ được Trung tâm lưu ký chứng khoán công bố.

    Ngoài ra thông tư còn quy định rõ việc công bố thông tin của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; CTCK, công ty quản lý quỹ; công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và quy định việc công bố thông tin của UBCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

    Đối với công ty đại chúng (CTCP nói chung) phải công bố định kỳ báo cáo tài chính năm được kiểm toán (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính); báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị công ty; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và thông tin về việc chào bán chứng khoán và tiến độ sử dụng vốn từ đợt chào bán.

    Công ty đại chúng phải công bố thông tin trong vòng 24h khi có sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài khoản bị ngân hàng phong tỏa, quyết định mua bán cổ phiếu quỹ, nghị quyết về mức cổ tức, phát hành cổ phiếu thưởng, phát hành trái phiếu trên 30% vốn, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp…Ngoài ra công ty đại chúng còn phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCK và SGDCK.

    Đối với tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn:

    Ngoài việc công bố báo cáo năm có kiểm toán, tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo bán niên được soát xét, thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.

    Phải công bố báo cáo tài chính quý, trường hợp chênh lệch LNST vượt 10% so với cùng kỳ năm trước phải có giải trình.

    Tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải thực hiện công bố thông tin bất thường trong vòng 24h khi:

    - Công ty bị tổn thất tài sản từ 10% vốn chủ sở hữu

    - Quyết định/nghị quyết tăng giảm vốn điều lệ, góp vốn có giá trị 10% tổng tài sản vào tổ chức khác; góp vốn có giá trị 50% trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; thông qua hợp đồng vay hoặc cho vay lớn hơn 50% tổng tài sản..

    - Mua bán tài sản có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty

    - Cổ phiếu của công ty niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp

    Đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ: CTCK phải công bố định kỳ báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng được soát xét tại tháng 6 và tháng 12 cùng thời điểm công bố thông tin báo cáo bán niên và báo cáo tài chính năm. (Tỷ lệ này sẽ là tham chiếu để phân loại các CTCK theo Thông tư 226).

    CTCK, công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24h nếu công ty bị tổn thất 10% giá trị tài sản trở lên, có quyết định khởi tố đối với thành viên HĐQT hoặc ban Giám đốc…

    Đối với tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng: Ngoài việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính và thông tin bất thường theo quy định, trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi không bắt buộc, tổ chức phát hành phải gửi thư thông báo tới từng trái chủ và thực hiện công bố thông tin về việc chuyển đổi trái phiếu chậm nhất 1 tháng trước ngày chuyển đổi.

    Trường hợp công ty chào bán trái phiếu ra công chúng để huy động vốn cho dự án đầu tư, định kỳ 6 tháng kể từ ngày kết thúc chào bán phải công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

    Đối với cổ đông lớn sở hữu 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng dạng đóng phải báo cáo trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày trở thành/không còn là cổ đông lớn sở hữu 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư dạng đóng.
    Tổ chức cá nhân nắm giữ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng có thay đổi về số lượng cổ phiếu vượt 1% phải báo cáo trong 7 ngày, kể từ ngày thay đổi tỷ lệ sở hữu. Ngoài ra, việc chào mua công khai và giao dịch cổ phiếu quỹ được thực hiện công bố thông tin theo quy định của Luật chứng khoán và văn bản hướng dẫn.
     

    Phương Mai

    Theo TTVN/SSC
  6. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    thịt lợn sẽ rẻ nữa =))
  7. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Thống đốc: “Lãi suất cho vay sẽ xuống 13% - 16%”

    Sau khi lãi suất huy động VND tối đa được đưa về mức 12% thì lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ xuống mức 13%-16%. Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trong buổi họp báo diễn ra sáng 11/4.

    -Thưa Thống đốc, từ hôm nay (11/4), trần lãi suất huy động bằng VND về mức 12%/năm thay vì mức 13%/năm như trước. Vậy, với việc lãi suất huy động giảm 1% thì lãi suất cho vay sẽ còn bao nhiêu?
    Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Với việc lãi suất huy động giảm 1%, tôi cho rằng, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, là lĩnh vực khuyến khích, sẽ còn mức 13%-16%.
    Chiều hướng giảm lãi suất sẽ chắc chắn và không thể tránh khỏi khi mà lạm phát đang từng bước được kiềm chế và thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang có tiến triển tích cực. Điều kiện cần và đủ để giảm lãi suất đã chín muồi. Theo tôi, nhiều tổ chức tín dụng sẽ đi tắt đón đầu để hạ lãi suất nhằm thu hút khách hàng.
    -Tuy nhiên, ở lần giảm lãi suất gần đây nhất, các ngân hàng ồ ạt thông báo giảm lãi suất cho vay nhưng nhiều doanh nghiệp phàn nàn họ không thể tiếp cận vốn ngân hàng với mức lãi suất như đã thông báo, ông nghĩ gì về điều này?
    - Doanh nghiệp thì có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và tình hình tài chính cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện vay vốn đối với lĩnh vực khuyến khích theo quy định thì tôi tin hoàn toàn có thể vay với mức lãi suất 14%-16%. Tôi phải nói thêm rằng, ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Ngân hàng cho vay ra phải có trách nhiệm vì tiền tại ngân hàng là tiền của nền kinh tế. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp xấu thì ngân hàng không thể cho vay. Có trường hợp đi vay tiền ngân hàng mặc cả mức lãi suất 16%, không được thì lại đưa ra 18%, thậm chí là 25%. Với những trường hợp như vậy, chắc chắn là không thể cho vay bởi không bao giờ cho vay tiền với những người cần tiền bằng mọi giá.
    [​IMG]
    Thống đốc: "Lãi suất cho vay sẽ về mức 13%-16%" - Vấn đề quan trọng hiện nay là hạ lãi suất doanh nghiệp sẽ hấp thụ được vốn của ngân hàng, tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kêu không vay được, một mặt thông cảm nhưng cũng phải xem lại vì sao họ không vay được.
    -Áp trần lãi suất huy động, nhiều ngân hàng vẫn lách trần, công tác xử lý vấn đề này ra sao, thưa Thống đốc?
    - Áp dụng trần lãi suất là một biện pháp hành chính hay nói cách khác là biện áp mang tính áp đặt, mà trong cuộc sống cái gì áp đặt thì cũng sẽ có người lách cái đó. Mục tiêu của chúng ta trước mắt là có đủ các chế tài để các biện pháp hành chính được thực hiện. Chúng ta phải tìm biện pháp để dần tháo bỏ biện pháp hành chính. Trước đó, NHNN đã họp với các ngân hàng lớn và được biết hiện tượng lách trần lãi suất vẫn còn, thủ đoạn lại rất tinh, vì thế chúng tôi khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) tự giám sát lẫn nhau.
    Có thể thấy, trước mắt, các TCTD vì lợi ích của mình sợ mất thanh khoản, mất thị phần nên phải lách trần lãi suất. Nếu TCTD vẫn lách trần lãi suất huy động mà không cho vay ra được thì TCTD đó sẽ bị lỗ lớn và sẽ không chịu được lâu, vì vậy các TCTD sẽ phải thực hiện trần lãi suất.
    - Nhân đây xin hỏi Thống đốc, có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên lập ngân hàng để tiếp quản ngân hàng yếu kém trong cuộc tái cấu trúc ngân hàng, ý kiến của Thống đốc về vấn đề này?
    - Trong cuộc tái cấu trúc ngân hàng, chúng tôi không chỉ áp dụng hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại mà sẽ áp dụng các công cụ thế giới thực hiện, trong đó không loại trừ khả năng thực hiện ngân hàng tiếp quản tạm thời. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thành lập để tiếp quản mà sử dụng một ngân hàng nào đó đóng vai trò tiếp quản tạm thời. Việc này sẽ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
    - NHNN đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép Habubank (HBB)sáp nhập vào SHB, có thông tin như vậy, thưa Thống đốc?
    - Trong đề án tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, chia 2 giai đoạn: NHNN thanh tra toàn diện, kiểm toán đánh giá giá trị doanh nghiệp để thấy thực trạng của TCTD. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng chủ động tìm biện pháp khắc phục như kêu gọi cổ động mới… Nếu TCTD không khắc phục được bằng nội lực mà sẵn sàng để TCTD khác mua lại thì NHNN thông qua đề án đó; có TCTD nội lực không làm được, không đơn vị nào hợp nhất, sáp nhập thì có thể sẽ có ngân hàng tiếp quản tạm thời để xử lý nợ xấu.
    Về trường hợp SHB và Habubank (HBB), đây là quá trình tự nguyện, đang tìm hiểu, chưa đề xuất đề án với NHNN nên tôi chưa thể khẳng định có việc đó hay không.
    -Xin cảm ơn Thống đốc!
    Ngô Hương (ghi)
    Hà Nội mới

  8. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    Thống đốc: NHNN đã hút về 45.000 tỷ đồng, thanh khoản dồi dào

    (NDHMoney) Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng Nhà nước đã hút về 45.000 tỷ đồng từ phát hành tín phiếu.


    Tại cuộc họp báo sáng nay (11/4), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trong 1 tháng qua, Cơ quan này đã hút về 45.000 tỷ đồng từ việc phát hành tín phiếu bán cho các tổ chức tín dụng.
    Tín phiếu được phát hành bán hẳn cho các ngân hàng với lãi suất từ 11,5-12,5%/năm, với kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày.
    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, có đủ điều kiện và thời điểm chín muồi để giảm 1% lãi suất và việc giảm lãi suất này đã được Ngân hàng Nhà nước tham khảo các tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu.

    Thống đốc không quên khẳng định lại kế hoạch mỗi quý giảm lãi suất 1% để đưa mức lãi suất huy động về 10% vào quý 4/2012.

    Thống đốc Bình cũng cho biết, tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hiện đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, cao hơn mức dự trữ bắt buộc là 15.000 -20.000 tỷ đồng. Hiện nguồn vốn đã nhiều hơn sử dụng nguồn tới 130.000 tỷ đồng.
    Thống đốc cho biết, việc phát hành trái phiếu Chính phủ thành công vừa qua là do nguồn vốn của ngân hàng tốt.

    Từ dẫn chứng trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang rất dồi dào.

    Tuy vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có chiều hướng tăng lên trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với mức nợ xấu hiện nay là 3,6%, từ mức 3,2% hồi đầu năm.
    Theo Thống đốc Bình, dựa vào mức tăng trưởng GDP quý 1/2012 (4%), mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 1 con số hoàn toàn có thể thực hiện được. Thống đốc cho biết vẫn duy trì mục tiêu kiên trì kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, đây là tiền đề cho có thể có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng GDP hợp lý từ 5,5-6%.
    Cập nhật lúc 11h37



    Duy Cường - NDHMoney
  9. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    ********* Daily 12/04: Dòng tiền vào chứng khoán đã được kích hoạt

    Dòng tiền rất dứt khoát khi chấp nhận mua ở mức giá cao trước những động thái chính sách tích cực.

    I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 12/04/2012
    VN-Index tăng mạnh 1.75% lên 458.74 điểm, HNX-Index bứt phá tăng 2.78% lên 77.51 điểm. VS 100 và VN 30 đều tăng, lần lượt là 2.61% và 1.98%, đứng tại 73.94 điểm và 527.63 điểm.
    VS-Mid Cap đứng đầu danh sách tăng điểm với mức tăng 2.81%; tiếp theo là VS-Small Cap tăng 2.6%, VS-Micro Cap tăng 2.29% và VS-Large Cap tăng 1.32%.
    Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên cả hai sàn tiếp tục tăng mạnh, và đạt mức cao nhất từ đầu tháng 4 đến nay. Cụ thể, khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE và HNX đạt lần lượt là 88.5 triệu và 93.8 triệu đơn vị, tăng tương ứng 10.04% và 12.27% so với phiên giao dịch hôm qua.
    Khối ngoại duy trì lực mua ròng nhẹ trên HOSE với 18.1 tỷ đồng. Họ tiếp tục mua ròng mạnh các cổ phiếu ngân hàng MBB (14 tỷ đồng), VCB (10.6 tỷ), STB (6.8 tỷ) và VNS (11 tỷ); trong khi vẫn bán ròng VIC với 11.4 tỷ đồng.
    Trên HNX, khối ngoại quay đầu bán ròng gần 6 tỷ đồng. Họ bán ròng mạnh nhất KLS với 6.8 tỷ đồng, PGS với 2.3 tỷ đồng; trong khi mua ròng mạnh PVS với 4.5 tỷ đồng.
    [​IMG] Nhóm ngành Xây dựng tăng mạnh nhất 4.74%; tiếp theo là SX Tôn thép tăng 4.28% và Bất động sản tăng 3.89%. Sự hưng phấn cộng hưởng từ mức tăng mạnh của các nhóm ngành này đã khiến toàn thị trường 24/24 nhóm ngành cùng tăng điểm. Chứng khoán và Ngân hàng cũng giữ được mức tăng khá mạnh với 2.85% và 1.9%.
    Sự thận trọng vẫn còn trong đợt buổi sáng, nhưng vào buổi chiều đã nhường chỗ cho sự bứt phá đi lên ngoạn mục của các chỉ số thị trường; sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra giải thích về các động thái chính sách của NHNN ban hành ngày 10/04.
    Phù hợp với nhận định của chúng tôi, ngành Bất động sản và nhóm ngành có liên quan đã dẫn đầu mức tăng điểm của thị trường. Đây được xem là đối tượng ”hưởng lợi” nhiều nhất từ các động thái chính sách lần này của NHNN.
    Như đề cập trong các nhận định vừa qua, chúng tôi cho rằng đợt nới lỏng tín dụng lần này sẽ tác động rất lớn lên nhóm ngành bất động sản và có thể nói các doanh nghiệp trong ngành đã chính thức được ”giải cứu”. Điều này hứa hẹn sẽ trở thành chất xúc tác quan trọng lên các ngành nghề khác và toàn nền kinh tế.
    Cũng cần lưu ý rằng một khi loại trừ phần lớn tín dụng bất động sản ra khỏi nhóm ”không khuyến khích”, các lĩnh vực còn lại là chứng khoán và một ít tín dụng tiêu dùng và bất động sản sẽ được hưởng toàn bộ room 16%. Và như vậy, tín dụng các khu vực này cũng được khơi thông đáng kể.
    Dòng tiền rất dứt khoát khi chấp nhận mua ở mức giá cao trước những động thái chính sách tích cực. Tâm lý giao dịch ổn định hơn sau chuỗi ngày giằng co sẽ là cơ sở quan trọng giúp xác định xu hướng tăng điểm trong thời gian tới.
    Một thông tin đáng chú ý khác, theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự trữ ngoại hối của NHNN đã đạt khoảng 17 tỷ USD trong quý 1/2012, xấp xỉ mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008. Có thông tin cho thấy NHNN đã mua vào hơn 6 tỷ USD trong quý 1 và bơm ra hệ thống một lượng tiền đồng tương ứng, sau đó được hút về một ít qua kênh tín phiếu
  10. hangdoc319

    hangdoc319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2011
    Đã được thích:
    344
    Bộ đội quyết tâm từ tuần mới 7/5 phá hnx 90 vni 490 [r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này