Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ chiến lược: Chứng khoán sẽ còn xuống nữa, khó trụ vững ở 300 đi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quattranck, 01/11/2008.

4455 người đang online, trong đó có 325 thành viên. 12:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6922 lượt đọc và 76 bài trả lời
  1. quattranck

    quattranck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ chiến lược: Chứng khoán sẽ còn xuống nữa, khó trụ vững ở 300 điểm

    Chứng khoán không còn là cuộc chơi cho dân nghiệp dư



    07:45'' 01/11/2008 (GMT+7)

    ?" Sau khi chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn lập đáy thấp nhất trong suốt 2,5 năm qua, đến ba phiên mới đây lại có dấu hiệu hồi phục. Đây có phải là thời cơ lướt sóng?

    Sân chơi của các nhà đầu tư dài hạn

    Kết thúc phiên giao dịch sáng 30/10, chỉ số VN-Index tại sàn HOSE tăng 4,95 điểm (tương đương tăng 1,49%) lên 336,57 điểm. Đó được coi là liều thuốc an thần cho các nhà đầu tư sau những ngày đau đớn nhìn bảng điện tuyền một sắc đỏ.

    Với những nhà đầu tư có tiền nhà nhàn rỗi, đây là dịp để mua vào, chờ thị trường phục hồi với kỳ vọng sau 2-3 năm, sẽ kiếm được khoản lời 30-40%. Thậm chí, có nhà đầu tư còn lạc quan đến mức cho rằng mua vào lúc này sẽ lời từ 100% trở lên.

    Là một nhà đầu tư nhỏ và dài hạn nhưng anh Trương Văn Châu cũng cho biết, đợt đỏ sàn vừa qua đã khiến anh mất đứt 500 triệu đồng. Với anh, khoản vốn đầu tư đó không chỉ là tiền nhà mà còn là tiền vay mượn của người thân. Vì vậy, để cắt lỗ và trả nợ ngay thời điểm nhạy cảm, anh đành bán bớt một nửa số cổ phiếu mình đang giữ.

    [​IMG]

    Ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng - NHNNVN.

    Thế nhưng, ngay trong tổn thất, nhà đầu tư này cũng nhìn nhận đây là một cơ hội tốt để mua vào. Anh cho biết đang tìm cách xoay xở để có thể mua vào càng nhiều càng tốt nhân lúc nhiều người ào ạt bán ra.

    Tuy nhiên, theo phân tích của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng ?" Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư theo cách này rất rủi ro. Nếu đem số tiền đó gửi tiết kiệm, hai ba năm sau cũng có thể kiếm được khoản lới vài ba chục phần trăm hoặc hơn nhưng xác suất an toàn cao hơn.

    Ông Nghĩa nhận định, thị trường chứng khoán (TTCK) lúc này rất khó dự báo. Mức độ đình trệ của chỉ số VN-Index sẽ còn kéo dài. Vì vậy, phải đầu tư dài hạn và đầu tư lớn. Chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệp mới có thể tham gia cuộc chơi này. Bởi lẽ, họ có thể tạm quên nó trong vòng 3-4 năm, chờ thời cơ.

    Song, đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, tâm lý thắc thỏm sợ lỗ sẽ khiến họ đứng ngồi không yên. Và nếu không chịu nổi diễn biến khó khăn, đành cắt lỗ, bán ra, e rằng sẽ không hiệu quả bằng cách gửi tiết kiệm. Do vậy, thời điểm này sẽ rất khó cho các nhà đầu tư lướt sóng.

    Khơi thông TTCK: Không dễ!

    Trước những diễn biến không tốt của nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 đến nay, nhất là chính sách thắt chặt tín dụng, theo ông Lê Xuân Nghĩa, giả định không có khủng hoảng tài chính quốc tế, thì TTCK vẫn sẽ xuống mức thấp nhất vào cuối năm nay. Bởi lẽ, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ khiến lãi suất tăng cao. Và như vậy, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều giảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ vì vậy mà đình đốn, kéo TTCK giảm theo.


    Ách tắc của TTCK sẽ còn kéo dài cho đến khi nào chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn, và được biểu hiện qua kết quả tài chính tích cực hơn của các DN, đặc biệt là các DN đã niêm yết trên sàn.

    Do vậy, theo ông Nghĩa, phải mất một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng sau khi chính sách tiền tệ được nới lỏng, các DN mới có thể hồi phục. Lúc đó, TTCK mới có thể khả quan hơn được.

    Theo đánh giá của ông Nghĩa, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cơ bản tuy mang tiếng giảm, tín dụng được nới lỏng nhưng DN vẫn khó vay vốn, dự báo TTCK đến cuối năm có thể trụ được đến mức đáy 300 điểm. Do vậy, trong quý 4 năm nay, nhiều khả năng TTCK sẽ còn xuống nữa. Tình hình sẽ tiếp tục khó khăn trong những tháng đầu năm 2009. Và may ra, với chính sách tiền tệ cởi mở hơn, thì phải đến quý 2, 3 năm sau, các DN mới phục hồi, kéo chứng khoán đi lên.
  2. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    nghe thằng này chết không oan
  3. nobitta

    nobitta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác có xem VTV1 k...mục Cúc bảo...NDT nên chia sẽ khó khăn với NN...vì 0.1% éo có bao nhiêu...........
  4. nerraw

    nerraw Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    6
    K dám đưa link gốc à
  5. hotvitlon007

    hotvitlon007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Theo đánh giá của ông Nghĩa, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất cơ bản tuy mang tiếng giảm, tín dụng được nới lỏng nhưng DN vẫn khó vay vốn, dự báo TTCK đến cuối năm có thể trụ được đến mức đáy 300 điểm. Là sao vậy, nếu mua giờ tới cuối năm thì vẫn an toàn ah
  6. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Các bác mà chưa tin và nghe theo bác Trần Xuân Nghĩa thì em đập thêm cho phát nữa cho các bác hết hy vọng luôn
    http://cafef.vn/20081101091942502CA32/mot-ngan-hang-cua-my-tiep-tuc-ra-di.chn


    Bạn lạ thụa, mụa lạ thặng

    Được Zeusck sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 01/11/2008
  7. quattranck

    quattranck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/11/811294/


    Bác Lê Xuân Nghĩa là người có tiếng nói ảnh hưởng khá lớn. Bác luôn nói thẳng, không che giấu và có tài năng thực sự. Từ dư nợ cho vay chứng khoán, cho vay bất động sản tới tình hình ngân hàng hiện tại

    Trong bài báo trên bác đã cho biết những ý chính không thể không quan tâm. Đây là quan điểm của bác Nghĩa

    - Trong tình hình hiện tại, mục đích mua vào đầu tư dài hạn bác Nghĩa cho rằng rất rủi ro. Mức độ đình trệ của chỉ số VN-Index sẽ còn kéo dài. Vì vậy, phải đầu tư dài hạn và đầu tư lớn. Chỉ những nhà đầu tư chuyên nghiệp mới có thể tham gia cuộc chơi này. Bởi lẽ, họ có thể tạm quên nó trong vòng 3-4 năm, chờ thời cơ. Bác Nghĩa khuyên: Nếu đem số tiền đó gửi tiết kiệm, hai ba năm sau cũng có thể kiếm được khoản lới vài ba chục phần trăm hoặc hơn nhưng xác suất an toàn cao hơn.

    - Cũng theo bác Nghĩa, một điểm đáng chú ý:
    Trước những diễn biến không tốt của nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 đến nay, nhất là chính sách thắt chặt tín dụng, bác Nghĩa cho rằng: giả định không có khủng hoảng tài chính quốc tế, thì TTCK vẫn sẽ xuống mức thấp nhất vào cuối năm nay. Bởi lẽ, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ khiến lãi suất tăng cao. Và như vậy, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều giảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ vì vậy mà đình đốn, kéo TTCK giảm theo.

    - Lạc quan nhất, theo bác Nghĩa, từ giờ tới cuối năm, có thể trụ được đến mức đáy 300 điểm. Và vì thế, trong quý 4 năm nay, nhiều khả năng TTCK sẽ còn xuống nữa

    - Năm nay, có thể trụ vững ở mức 300 điểm nhưng bác Nghĩa cho rằng: Tình hình sẽ tiếp tục khó khăn trong những tháng đầu năm 2009.
    Điều đó có nghĩa là gì: Kênh đầu tư chứng khoán không còn hấp dẫn hiện tại. Và sự khó khăn sẽ còn kéo dài tới đầu năm 2009

    Chỉ là trích đăng ý kiến của bác Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng - NHNNVN. Mong mọi người tham khảo
  8. quattranck

    quattranck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    0
  9. ttvnoldangky

    ttvnoldangky Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    3.205
    Bà ấy phát biểu quá đúng. Nếu bãi bỏ thuế, bà thất nghiệp(Chu tich Hiep hoi tu van thue), già rồi, ra đứng đường ai còn xxx nữa.
  10. Zeusck

    Zeusck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    3.711
    Thứ 7, 01/11/2008, 06:25

    Kinh tế Nga bên ?obờ vực?
    Vào thời điểm khủng hoảng tài chính bắt đầu, nhà chức trách Nga tự tin họ có đủ dự trữ tiền mặt để đương đầu với bất kỳ đợt sóng gió nào. Tình thế đang đảo ngược.

    Nỗi lo tiếp nỗi lo, giá dầu hạ mạnh, thị trường chứng khoán mất đến 70% giá trị. Nga đã phải tiêu tốn dự trữ tiền mặt nhanh hơn dự kiến.


    Ngày 08/08, dự trữ tiền mặt trong đó bao gồm cả ngoại tệ, vàng và một số tài sản khác lên đến đỉnh cao 600 tỷ USD, đứng thứ 3 trên thế giới.

    Tuy nhiên đến tuần này, dự trữ này chỉ còn 484 tỷ USD, chính phủ phải tiêu tốn quá nhiều tiền để hỗ trợ cho đồng rúp, hệ thống ngân hàng và ứng cứu cho công việc kinh doanh của một số đại gia Nga.



    Chỉ riêng tuần qua, dự trữ này sụt giảm 31 tỷ USD, mức hạ chưa từng có. Khi những vấn đề toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt và suy thoái kinh tế toàn cầu là khả năng hoàn toàn có thể, giá dầu có thể hạ tiếp, câu hỏi lớn đặt ra lúc này là Nga có thể cầm cự được bao lâu nữa?



    Nếu giá dầu tiếp tục hạ, những người kỳ vọng vào kinh tế Nga những năm qua sẽ thật sự thất vọng. Tăng trưởng kinh tế bằng không sẽ khiến cuộc sống của hàng triệu người trung lưu thay đổi.



    Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Nga, trước lo ngại về tình hình của ngành ngân hàng và nền kinh tế, đang cố gắng làm hết sức để hỗ trợ cho ngành ngân hàng và trấn an người dân. Đáng chú ý, ngân hàng được hỗ trợ không chỉ về thanh khoản mà còn là tiền mặt cho hệ thống ATM.



    Bởi không có nhiều người Nga sở hữu cổ phiếu, sự đi xuống của thị trường chưa ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Những doanh nhân phụ thuộc vào tín dụng từ các ngân hàng phương Tây đang gặp nhiều khó khăn, nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy.



    Trong tháng 9, người Nga rút khoảng 4% lượng tiền gửi ra khỏi các ngân hàng thương mại. Một số người chuyển tiền sang ngân hàng nhà nước, họ cho rằng như vậy là an toàn hơn. Lượng tiền gửi rớt mạnh trong tháng 10: tại các ngân hàng thương mại, mức sụt giảm là 30%. Khoảng hơn 10 ngân hàng đã sụp đổ trong năm nay.



    Và người Nga đã chuyển khoảng 3,5 tỷ USD tiền tiết kiệm trong các tài khoản bằng tiền rúp sang tài khoản bằng đô la Mỹ.



    Nhìn chung, kinh tế Nga vẫn có bước tiến nhất định, dù nhiều khả năng sẽ chững lại khi lợi nhuận từ dầu đi xuống. Doanh số bán lẻ tháng 9 vẫn cao hơn 14% so với một năm trước. Phiên giao dịch ngày thứ Ba, TTCK tăng 19%. (TTCK Nga do gần đây sụt giảm quá mạnh vì thế đã phải đóng cửa 15 lần trong tháng 9 và tháng 10.)



    Tuần này, chính phủ đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm nay từ mức 7,8% xuống mức 7,3%. Người ta cho rằng mức tăng trưởng này vẫn thể hiện sự lạc quan của chính phủ.



    Khá nhiều ngân hàng đã phải viện đến sự ứng cứu của chính phủ. Rủi ro lớn hiện nay là việc khách hàng và thị trường mất lòng tin chứ không phải những vấn đề thanh khoản.

    Bởi phần lớn người Nga không thể gửi tiền ra nước ngoài, đơn giản họ rút tiền ra khỏi ngân hàng.



    Một cuộc khảo sát ý kiến được tiến hành bởi Levada Center ở Nga cho thấy khoảng 40% người Nga nắm tài khoản trong ngân hàng lo ngại họ có thể mất tiền do ngân hàng sụp đổ, họ lo ngại về bất ổn chính trị và kinh tế hay sợ hãi đồng tiền của họ có thể mất giá nhanh chon như thời năm 1998.


    Một số người chuyển tiền lập tức sang ngân hàng nhà nước như Sberbank hay VTB bởi theo họ như vậy tiền sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên ngay cả ngân hàng VTB cũng không tránh khỏi tác động, chủ tịch ngân hàng cho biết lượng rút tiền đã tăng chóng mặt trong tháng 10.

    Ngọc Diệp
    Theo IHT

Chia sẻ trang này