Tiền và nền kinh tế thịnh vượng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ice_skating, 16/09/2024 lúc 11:52.

2584 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 05:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 460 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Ice_skating

    Ice_skating Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2023
    Đã được thích:
    111
    Nhiều năm sau ra trường và ngồi ngẫm lại các lí thuyết về kinh tế vĩ mô, tôi vẫn tự hỏi rằng nền lãi suất năm nay có tăng nhưng k đủ để tác động đáng kể tới thị trường chứng khoán, vậy điều gì khiến cho thanh khoản mất hút?
    Khi nền kinh tế thịnh vượng, đồng tiền lưu thông nhanh chóng và tạo ra giá thặng dư trên từng vòng quay của nó. Số dư của cả các cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước tăng lên nhanh hơn nhiều khiến cho lãi suất cho vay và huy động tăng lên do cầu kéo.
    Nhưng khi nền kinh tế khó lưu thông, đồng tiền nằm một chỗ nên dù thấy thị trường lẽ ra phải rất nhiều tiền thì lại không thấy tiền đâu.
    Nhưng câu hỏi đặt ra là, thu ngân sách thì vượt kỉ lục, số doanh nghiệp mở mới lớn hơn doanh nghiệp đóng cửa, các chỉ số công nghiệp đều đang rất tốt và các ngành dịch vụ thì đang thiếu động lực tăng trưởng một chút.
    Vậy là mắc ở khâu nào?
    nguyenductri20 thích bài này.
  2. Ice_skating

    Ice_skating Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2023
    Đã được thích:
    111
    Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương: Đánh giá toàn diện cơ hội đầu tư

    1. Chính sách chung của toàn ngành ngân hàng

    Trong năm 2023, NHNN đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành. Do đó, tới kết bán niên 2024 thì tiền gửi tại NHNN của hầu hết các ngân hàng đều giảm so với cùng kì. Tuy nhiên, đối với ngân hàng TCB thì con số này lại tăng lên 28k tỷ so với 27.1k tỷ cùng kì.

    2. Tăng trưởng tín dụng: Phân tích các phân khúc cho vay của TCB và rủi ro của từng phân khúc.

    Đến hết quý II/2024, tổng tín dụng cho vay của TCB đạt 584k tỷ, so với cùng kì là 512k tỷ. Tăng trưởng tín dụng đạt 11,4%. Trong đó chủ yếu là cho vay đối với các cá nhân và tổ chức trong nước.

    Tại TCB, cho vay các tổ chức kinh tế đạt 352.4k tỷ, chiếm 62,11% tổng dư nợ tại ngân hàng này. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay Bất động sản & Xây dựng (215.5k tỷ), sau đó đến Bán buôn& bán lẻ, sửa chữa mua bán ô tô xay máy động cơ (51.8k tỷ), Công nghiệp chế biến – chế tạo (48k tỷ).

    Cho vay cá nhân đạt 214.9k tỷ, chiếm 37,89% dư nợ tại ngân hàng này.

    3. Chỉ tiêu ngoại bảng: Động lực tăng trưởng mạnh của TCB

    Nhìn vào chỉ tiêu ngoại bảng của TCB, chúng ta có thể thấy rõ động lưc tăng trưởng. Nếu như cho vay khách hàng lớn, khách hàng tập đoàn là nhóm đối tượng truyền thống của ngân hàng này thì việc đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ đã giúp TCB đạt được những con số ấn tượng không chỉ ở mảng huy động mà còn là mảng cho vay và đầu tư.

    Trong đó, cam kết giao dịch hối đoái giảm mạnh từ mức 350k tỷ xuống 293k tỷ. Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng L/C giảm từ 67k tỷ xuống 56k tỷ. Các cam kết hoán đổi tiền tệ và lãi suất thay đổi không đáng kể. Hạn mức tín dụng chưa sử dụng chưa có nhiều thay đổi (giảm từ 305k tỷ xuống 303k tỷ).

    Khi nhìn từ tăng trưởng tín dụng đến hết quý II/2024, tổng dư nợ tại TCB là 584k tỷ nhưng các cam kết ở chỉ tiêu ngoại bảng lại là những con số lớn hơn, có thể thấy chính sách cho vay tại TCB đang tương đối thoáng với đa dạng các sản phẩm tín dụng khác nhau. Đây là kết quả của việc

    4. Tăng trưởng huy động

    Hết quý II/2024, số dư tiền gửi tại TCB là 769k tỷ, so với cùng kì là 717k tỷ. Tăng trưởng huy động đạt 7.25%.

    Trong đó, tiền gửi và vay các TCTC khác đạt 154k tỷ, so với 153k tỷ cùng kì. Trong đó tiền gửi của các TCTD khác tăng từ 50.6k tỷ lên 60.5k tỷ, còn tiền vay từ các TCTD khác giảm từ 102.5k tỷ xuống 94.1k tỷ. Trong số tiền vay từ TCTD khác, có 27.5k tỷ là VND và 66.6k tỷ là ngoại tệ.

    Tiền gửi của khách hàng tăng từ 454k tỷ lên 481k tỷ.

    Phát hành giấy tờ có giá tăng từ 84k tỷ lên 111k tỷ. Trong đó chứng chỉ tiền gửi dưới 12T giảm từ 10.9k tỷ xuống 9.3k tỷ. Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu từ 12T đến 5 năm tăng từ 73.8k tỷ lên 102.7k tỷ. TCB không phát hành các trái phiếu kì hạn dài và ghi nhận vốn cấp 2.

    Các khoản nợ khác giảm từ 25k tỷ xuống 20k tỷ.

    Vì vậy, với rất nhiều kênh huy động và vay nợ khác nhau, TCB luôn có thanh khoản rất dồi dào để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng đầu tư của mình.

    5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    Thu nhập lãi & Thu nhập tương tự tăng từ 27.7k tỷ lên 29.8k tỷ. Trong đó chi phí lãi vay giảm từ 14.9k tỷ xuống 11.8k tỷ. Như vậy thu nhập lãi thuần đã tăng từ 12.8k tỷ lên 17.9k tỷ.

    Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng từ 3.9k tỷ lên 4.6k tỷ.

    Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng từ 0.04k tỷ lên 1.7k tỷ

    Chi phí hoạt động tăng từ 6k tỷ lên 7.2k tỷ. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tăng từ 12.6k tỷ lên 18k tỷ.

    Dự phòng rủi ro cũng tăng từ 1.3k tỷ lên 2.8k tỷ

    6. Chất lượng tài sản và chất lượng tín dụng

    Nhóm nợ tiêu chuẩn có xu hướng tăng mạnh nhất, trong khi đó nợ nhóm 2,3,4 thay đổi không đáng kể. Nhóm 5 có tăng từ 1.4k lên 2.5k tỷ. Tuy vậy trích lập dự phòng rủi ro cũng đã tăng lên theo.

    7. Lưu chuyển tiền tệ & Rủi ro thanh khoản

    Là một ngân hàng hiếm hoi mà kết thúc kì bán niên 2024, lưu chuyển tiền thuần của ngân hàng lại dương dù tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này vẫn luôn nằm trong top những ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất hệ thống ngân hàng (11,4%). Bản thân TCB vẫn huy động tiền gửi rất tốt từ các nguồn tiền gửi của khách hàng (481k tỷ), phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu (111k tỷ) và tiền gửi của các TCTD khác (60.5k tỷ). TCB hiện chưa đối diện với rủi ro thanh khoản nào. Đối ứng với những cam kết hoán đổi ngoại tệ thì TCB hiện đang có vay 66k tỷ bằng đồng ngoại tệ.

    8. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Kỹ thương: Tận dụng lợi thế của hệ sinh thái ngân hàng bán lẻ và môi giới/đầu tư trái phiếu nhóm Vingroups và Masan

    Hiện tại, TCB đang nắm giữ hơn 94,06919% cổ phần của TCBS. Cũng theo đúng con đường VPB đã đi nhưng có sửa đổi để tận dụng hệ sinh thái sẵn có và và kế thừa sự phát triển của thị trường chứng khoán, TCB cũng sở hữu một con gà đẻ trứng vàng với nhiều mục tiêu cùng lúc.

    Đến hết quý II/2024, trong BCTC hợp nhất của TCB có ghi nhận khoản chứng khoán đầu tư là chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành khoảng 41k tỷ. Rất nhiều trong đó là các trái phiếu được phát hành bởi Vingroups và Masan.

    9. Quan điểm đầu tư

    Về mặt sổ sách và số liệu tăng trưởng, rõ ràng TCB có rất nhiều tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên, TH xin đưa ra một số những quan điểm khác để có đánh giá hợp lí hơn về cổ phiếu này.

    Thứ 1, tuy cơ cấu cho vay của TCB trải dài trên cả cho vay tập đoàn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân nhưng trong mỗi phân khúc này đều có những rủi ro của chính TCB. Đây là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến định giá của TCB. Về cho vay tập đoàn, TCB với rất nhiều nguồn lưc của mình đang dành cho một số tập đoàn lớn, do đó rủi ro do tập trung hóa là rất cao. Sau lợi thế về sự ổn định của những khách hàng tập đoàn lớn, cũng chính là rủi ro lớn nhất, thì TCB đi theo con đường phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ và điều này đem đến cho TCB những kết quả rất tốt. Với tăng trưởng mạnh về số dư Casa, số dư tiền gửi có kì hạn, tăng trưởng về nhóm khách hàng có nhu cầu tín dụng và mở rộng từ tệp khách hàng cá nhân sang tệp khách hàng chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong phần chỉ tiêu ngoại bảng của ngân hàng này có thể thấy, mặc dù tăng trưởng tín dụng so với đầu năm đạt 481k tỷ nhưng có tới 303k tỷ là cam kết tín dụng chưa sử dụng (bao gồm nhưng không giới hạn với thẻ tín dụng, hạn mức thấu chi và hạn mức cho vay doanh nghiệp) thì tiêu chí để cấp tín dụng tại TCB đang rất thoáng so với các ngân hàng khác, do đó tiềm ẩn về rủi ro chất lượng nợ theo nhiều hình thái khác nhau.

    Thứ 2, hoạt động đầu tư trái phiếu tại TCBS vẫn đang chứa đựng những rủi ro nhất định cho chính TCBS, và mang tính chất cánh tay nối dài cho một số tập đoàn. Do phần này không có thuyết minh cụ thể trong báo cáo tài chính nên TH xin trình bày với anh/chị những quan sát và số liệu mình thống kê được. Trên app của TCBS hiển thị cả các lô trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu riêng lẻ bán cho NĐT chuyên nghiệp, hầu hết là các trái phiếu phát hành cho họ các cổ phiếu trong Vingroups, Masan, Nam Long, Novaland, GEX, và một số các tổ chức khác. Trong đó, trái phiếu của các công ty trong hệ sinh thái Vingroups và Masan là được phát hành nhiều nhất. Khả năng rất cao trong số 41k tỷ trái phiếu đầu tư mà TCBS nắm giữ có một phần lớn các trái phiếu của các tập đoàn này. Do đó, đây cũng là một rủi ro lớn khi gần như đang all in rất nhiều nguồn lực của mình vào một số khách hàng chủ chốt.

    Giai đoạn đầu, TCBS tăng trưởng mạnh do những lợi thế về nền tảng ngân hàng bán lẻ của TCB với những chuyển đổi số hóa, lợi thế của một kẻ chơi mới với nhiều nguồn lực để đưa ra các chương trình miễn phí giao dịch, lãi suất margin, trả lãi casa qua đêm,… vào đúng lúc thị trường thuận lợi nhất để giành được thị phần. Tuy nhiên, thời gian tới TH đánh giá tốc độ tăng trưởng của TCBS sẽ chậm lại và khách hàng có một sự phân hóa-sàng lọc.

    Tổng kết lại, TH cho rằng TCB vẫn là một ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng tốt. Tuy nhiên với những nhận định của mình thì hiện tại vẫn chưa phải là điểm mua phù hợp cho cổ phiếu này. Các khuyến nghị về cổ phiếu TCB sẽ được TH cập nhật cho anh chị ngay khi hợp lí.
    LakeHayes thích bài này.

Chia sẻ trang này