Tiếp theo là PVI lên!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dat7up, 13/04/2007.

2759 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 442 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là PVI lên!!!

    Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI): Vững vàng ra khơi


    Tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất vừa được tổ chức, các cổ đông TCty cổ phần BH Dầu khí Việt Nam đã nhất trí với lộ trình tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2007 và 2.000 tỷ đồng năm 2010. Thông qua việc tăng vốn, phương án kinh doanh cũng có sự điều chỉnh với mức lợi nhuận tăng từ 177 tỷ đồng năm 2007 lên 217 tỷ đồng năm 2009 và tỷ lệ cổ tức tăng từ 12,5% năm 2007 lên 17,1% vào năm 2009.

    Chủ tịch Hội đồng Quản trị TCty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - ông Lê Văn Hùng cho biết, năm 2006 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - PVI. Cùng với việc chuyển đổi thành Tcty cổ phần và kết quả doanh thu hơn 1.300 tỷ đồng, PVI đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.

    3 kỷ lục trong cổ phần hóa

    Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã quyết định về việc cổ phần hóa Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng Bảo hiểm Dầu khí thành một TCty cổ phần mạnh trong Tập đoàn. Với những nỗ lực trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, ngày 29/12/2006, Bảo hiểm Dầu khí đã bán đấu giá cổ phần lần đầu và trở thành một hiện tượng nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi đạt cùng lúc 3 kỷ lục: doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ngắn nhất (hơn 3 tháng), có số lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá lớn nhất (trên 8.000 nhà đầu tư) và có giá trúng thầu bình quân cao nhất, gấp hơn 16 lần mệnh giá. Ông Hùng cho biết, việc bán ra 24% cổ phần của PVI tương đương 120 tỷ đồng đã đem về cho Nhà nước 2.000 tỷ đồng. Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam thể hiện qua việc giá cổ phiếu của Bảo hiểm Dầu khí luôn dẫn đầu nhóm cổ phiếu bảo hiểm trên thị trường.

    Doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm

    Được thành lập từ năm 1996, với thời gian không dài nhưng Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã từng bước phát triển vững chắc, khẳng định uy tín của một thương hiệu mạnh. Trong xu thể hội nhập hiện nay, Bảo hiểm Dầu khí cũng như một số Cty bảo hiểm khác đang phải, cố gắng rất nhiều và điều này được đánh giá vừa là thử thách vừa là cơ hội phát triển.


    Bảo hiểm Dầu khí đã chủ động hội nhập với việc cung ứng các dịch vụ bảo hiểm qua biên giới cho các hợp đồng dầu khí tại Malaysia, Singapore, Algeria, Nga, Nhật Bản? có thể nói chúng tôi đã thực hiện việc "xuất khẩu" bảo hiểm để thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ tính riêng năm 2005, năm đánh dấu lộ trình xâm nhập thị trường thế giới mạnh nhất của Bảo hiểm Dầu khí, doanh thu đã gấp đôi cả 5 năm 1996 - 2000 cộng lại. Theo ông John B.Fawcett - Giám đốc khu vực Cty Giám định và Phân bổ tổn thất Falconer Bryan, Bảo hiểm Dầu khí đã đủ lớn mạnh để cạnh tranh công bằng với thị trường trong nước và mở rộng hoạt động của mình trên thị trường quốc tế.
    Biển lớn ắt có sóng lớn và như vậy thuyền cũng buộc phải đủ lớn để ra khơi. Đó là phải tiếp cận nhanh và đảm bảo chất lượng theo chuẩn mực quốc tế, phải không ngừng nâng cao trình độ nhân lực cũng như tăng năng lực tài chính của mình. Và không kém phần quan trọng là phải xây dựng và phát triển được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới - ông Hùng cho biết.

    Từ năm 2002 đến nay, Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam liên tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam cũng như ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, xây dựng lắp đặt. Ở đây, chúng tôi đã biết tận dụng thế mạnh của TCty Dầu khí Việt Nam về thương hiệu, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm cũng như uy tín trong những năm qua. Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đang là đơn vị bảo hiểm cho những công trình trọng điểm quốc gia có trị giá hàng chục tỷ USD như nhà máy Đạm Phú Mỹ, đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất (trị giá 2,5 tỷ USD)? Ông Đỗ Hồng Phấn - Phó Tổng Giám đốc TCty Hàng hải Việt Nam cho rằng, thời gian qua, với phương châm trung thành, tận tụy với khách hàng, cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu, có tác phong làm việc chuyên nghiệp thực sự đã tạo được niềm tin đối với Vinalines qua việc tham gia các dự án hàng hải như cảng Hải Phòng giai đoạn 2, bảo hiểm cho các đội tàu của Vosco, Vitranchart, Vinaship, Inlaco,?

    Định hướng cho tương lai

    Cùng với việc doanh thu kinh doanh bảo hiểm tăng lên mạnh mẽ thì nguồn vốn của TCty và quỹ dự phòng bảo hiểm được hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không ngừng tăng. Trên cơ sở đó Bảo hiểm Dầu khí đã đầu tư trở lại nền kinh tế hàng trăm tỷ đồng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các hình thức đầu tư mà Luật Kinh doanh Bảo hiểm cho phép, như: đầu tư trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, cổ phần, đầu tư bất động sản, đặc biệt đối với các dự án của ngành dầu khí có khả năng sinh lời cao? mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.

    Với chiến lược tập trung phát triển kinh doanh, song song với việc triển khai hợp lý hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản? đã tạo ra sự phát triển vững chắc cho Bảo hiểm Dầu khí trong tương lai. Nói về chiến lược phát triển của Bảo hiểm Dầu khí, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc TCty cho biết, trên cơ sở xác định chiến lược phát triển dài hạn, bám sát các mục tiêu của Tập đoàn, khai thác thế mạnh của TCty, PVI sẽ xây dựng giải pháp và các mục tiêu cụ thể như doanh thu, thị phần, sản phẩm dịch vụ mới, tỷ lệ tái tục bảo hiểm, xếp hạng trên thị trường bảo hiểm thế giới? để tăng tốc phát triển.

    Trên cơ sở phương án kinh doanh đã được đại hội cổ đông thông qua, năm 2007 này, Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam dự kiến đạt doanh thu 1.768 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006 và tăng 226% so với năm 2005, tạo cơ sở vững chắc để tham gia quá trình hội nhập và vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế. Ông Lê Văn Hùng tâm sự: "Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cao nhất cho khách hàng, phấn đấu vượt các chỉ tiêu do Đại hội cổ đông đề ra, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của Tập đoàn và đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam"./.
    (Theo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 13/04/2007 )

    --------------------------------------------------------------------------------

    ?oHiện nay TCty đang phối hợp cùng với Tập đoàn mở văn phòng đại diện tại Venezuela, Kazakhstan, Cuba, Nga và một số nước tạo cơ sở phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ bảo hiểm toàn cầu, bám sát theo các hoạt động xuyên quốc gia của Petrovietnam?.
    --------------------------------------------------------------------------------

    => một số bài giới thiệu lác đác về PVD, PTSC, PVI, chưa thấy PVT???

    => sau đó sẽ là gì nhỉ???: Các bác có thấy PVI đặt VPĐD ở Venezuela kô??? chắc ông Chi-la-vet gọi sang đây mà
  2. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam khai thác dầu tại Iraq

    Theo CNN, những hợp đồng dầu mỏ đầu tiên được chính phủ mới của Iraq ký là với các công ty của châu Á gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia.


    Theo chuyên gia dầu khí Falah Aljibury, người từng cố vấn cho Chính phủ Iraq và các nước OPEC, các hợp đồng dầu mỏ đầu tiên sẽ được trao cho Trung Quốc ở khu vực trung - nam Iraq, các công ty của Việt Nam ở khu vực miền Nam, Ấn Độ ở khu vực giáp biên giới với Kuwait, còn Indonesia ở khu vực sa mạc phía tây. Tuy vậy các hợp đồng đang được xem xét hiện có qui mô khá nhỏ. Thỏa thuận với Trung Quốc chỉ vào khoảng 70.000 thùng/ngày trong khi hợp đồng được ký với Việt Nam vào khoảng 60.000 thùng/ngày. Các con số này thật nhỏ so với sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày hiện tại của Iraq.

    Các hãng lớn như ExxonMobil, Chevron, BP hay Shell cũng sẽ nhanh chóng nhập cuộc vào đây nhờ thế mạnh về công nghệ của mình. Iraq hiện có kế hoạch bỏ thầu cho một số dự án dầu khí lớn vào nửa cuối năm nay.

    Giá dầu thô hiện giảm xuống còn 64.28 USD/ thùng tại thị trường New York và xuống còn khoảng 68.5 USD/ thùng đối với giá dầu Brent tại London./.

    (Theo Tuổi trẻ, ngày 09/04/2007 )



    PVI-PVT-PTSC-PVD lên
  3. Mutsushi

    Mutsushi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, cho em hỏi, thế đại hoicô đông rồi ah, em cũng có 5000 đến 15.4 này mới có sổ, sao bọn này làm sổ lâu thế nhỉ. Không biết giữ đến lúc nào, thấy lãi nhiều lắm, như ptsc còn rõ ràng, bác cho em vài cao kiến về PVI với
  4. gaubeo17536

    gaubeo17536 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Up luôn, tin chính thức là PVI đã bị ép lên sàn trước 30/6 cùng với PTSC, còn mấy chú nho nhỏ của PV thì chắc không kịp. Tình hình này là chắc lên sàn rồi mới vốn tăng đây, gấp lắm rồi.
  5. antiSTB

    antiSTB Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Đã được thích:
    2
    đúng đó bạn
    cuối tuần rồi thoải mái đi

    giá trị cuộc sống có nằm ở đây đâu, các bạn đang chôn vùi tuổi xuân của mình : có tiền thì mong có thêm, mất tiền thì mong gỡ gạc, suốt ngày tiền tiền tiền

    hu hu nói thì nói vậy chứ tui cũng chả biết cuối tuần làm gì, BMC thì tuần sau lại tăng rồi.

    hồi sáng mua vô 531 cũng có hô hào anh em, chắc chả ai theo.

    oài... mà tăng chứ tui có bán đâu tiền toàn là tiền điện tử, ngoài đời lại lụi hụi đi bán nhà mua thêm, cũng may lương đủ trả lãi và tiền thuê nhà khác ... hic hic

    cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, lên đến sàn bình định bắt đầu tăng.
    ______________

Chia sẻ trang này