Tiếp tục cuộc giải chấp... Chỉ có kẻ mua chính sách mới thắng...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hocomy, 16/02/2009.

3036 người đang online, trong đó có 190 thành viên. 00:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1434 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. hocomy

    hocomy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục cuộc giải chấp... Chỉ có kẻ mua chính sách mới thắng...

    FPT (46,5) DPM (30.5) PVD (64) VIC (66) ...bước đầu của cuộc giải chấp -- phá đc 4 trụ...

    Kẻ đào tẩu -- hết sức nguy hiểm...


    Mỗi tuần chỉ 1 phiên bull trap gọi là "có tính thanh khoản"...


    Chỉ kẻ có chính sách trong tay thì mới đón đầu đc, như giá điện chẳng hạn...


    Con vua thì lại làm vua...
  2. hocomy

    hocomy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Hoa hậu một thời ANV giảm sàn 7 phiên liên tiếp...
  3. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0

    Vừa trám xong vụ gây ô nhiễm sông Hậu, giờ lòi ra cục lỗ to tướng thì chịu sao nổi ?





  4. Giaydo

    Giaydo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất là né hạ thôi ...
  5. hocomy

    hocomy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    có nên nghe Harvard ko? theo tôi là có...

    7 khuyến nghị của bản thảo luận chính sách số 4

    1. Từng bước giảm giá VND. Việc giảm giá VND có kiểm soát so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính phải được tiến hành song song với việc kiểm soát chặt thâm hụt ngân sách và theo dõi cẩn thận lãi suất tiết kiệm. Ngân hàng Nhà nước phải truyền tải thông điệp chính sách một cách rõ ràng và thuyết phục tới thị trường và công chúng, giúp họ có đủ thời gian và thông tin để điều chỉnh hoạt động của mình.

    2. Xem xét lại ưu tiên của đầu tư công. Chương trình đầu tư công của Việt Nam phải tập trung vào những dự án thâm dụng lao động, không đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều và giúp khắc phục những ách tắc chủ yếu trong nền kinh tế. Chính phủ nên tạm dừng các dự án thâm dụng vốn và phải nhập khẩu nhiều. Các dự án không có luận chứng kinh tế thuyết phục như lọc dầu và tổ hợp cảng cần phải hủy bỏ.

    3. Thành lập tổ công tác đặc biệt về đầu tư công với nhiệm vụ đề xuất những cải cách thủ tục liên quan tới quá trình hoạch định, xét duyệt, thực hiện và đánh giá các dự án đầu tư công để giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đồng thời vẫn đảm bảo được tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tỷ suất lợi nhuận nhất định.

    4. Ngừng cấp phép thành lập mới ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và đánh giá lại cơ cấu sở hữu của những tổ chức tài chính hiện hữu. Đây là lúc phải củng cố hệ thống tài chính bằng cách loại trừ việc cho vay trong nội bộ tập đoàn và các hành động tập trung quyền lực tài chính và rủi ro vào trong tay một vài tập đoàn lớn của nhà nước.

    5. Không nên tăng thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức rất cao. Điều này có nghĩa là dư địa cho việc thực hiện gói kích thích thông qua chính sách tài khóa là rất hạn chế và việc cho phép gia tăng thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với mức rủi ro cao hơn đối với nền kinh tế.

    6. Không được đánh mất sự kiểm soát đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng. Lạm phát đã giảm nhưng chưa hoàn toàn biến mất vì những nguyên nhân có tính cơ cấu của nó chưa bị loại trừ. Việc tăng tín dụng đột ngột sẽ làm lạm phát quay trở lại và khuyến khích nhập khẩu trong khi nguồn ngoại tệ để tài trợ nhập khẩu của Việt Nam ở thời điểm này hạn chế. Tín dụng tăng trưởng nhanh cũng có thể sẽ dẫn đến bong bóng tài sản, ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng. Tất cả những phân tích này cùng dẫn đến một kết luận là dư địa cho việc thực hiện gói kích thích thông qua chính sách tiền tệ ở Việt Nam cũng khá hạn chế.

    7. Cần phải khuyến khích cạnh tranh. Các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, sẽ không thể có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu như không được tập dượt cạnh tranh trên thị trường nội địa. Những khó khăn kinh tế hiện thời không thể bị lợi dụng để quay trở lại những chính sách phi cạnh tranh, chẳng hạn như hạn chế đấu thầu cạnh tranh và tăng quyền chỉ định định thầu cho các doanh nghiệp nhà nước.
  6. hocomy

    hocomy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    nhìn các trụ thị trường (bluechips) cứ dần sụp xuống cảm giác đất đang lở ở dưới chân...

    http://360.yahoo.com/my_profile-BFdpCAY5dKUj2L7k9Uk-?cq=1#ymgl-guestbook
  7. muathu085

    muathu085 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/07/2008
    Đã được thích:
    0
    chính sách chỉ là những liều thuốc nhất thời, giống như cứu vãn tình thế đã rồi. Mà đôi khi thuốc lại phản tác dụng gây những hậu quả khôn lường, Kinh tế sẽ hồi phục chỉ khi nào tự thân chính nó khỏe lại sau những ngày tháng dưỡng bệnh, tại sao hôm nay nhà đầu tư NN vẫn bán mạnh dù thị trường đã xuống liên tục cả tuần trước, tuần này, tại sao khối lượng giao dịch lèo tèo trong khi nhiều bác hô là đáy rồi, mua đi? vẫn đồng quan điểm với bác hocomy, đang có 1 cuộc giải chấp, nhưng theo em nó cứ ngấm ngầm và cuốn chiếu, nó ko dại gì đổ cái đùng xuống đầu bà con.
  8. TuotTuonTuot

    TuotTuonTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0

    lại 1 con mọt sách
    trốn nhủi trong thư viện
    chỉ tốn tiền ăn học

    hãy bước vào đời !!!

    --------------------------------

    giảm ngọt - người lông rân phải làm gì ?
    không hô hào vớ vỉn nữa à ? kưng đã rút ra bài học "thực tiển" & "chuyên môn" rì chưa ?
  9. hocomy

    hocomy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    trong làng luôn có anh Phèo...

    lại còn có người ngồi trên sách, trên chính sách...

Chia sẻ trang này