tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ duy trì tăng trưởng hạ lãi suất cho vay tăng LS sự trữ bắt buộc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungisme, 27/10/2008.

4344 người đang online, trong đó có 519 thành viên. 21:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 248 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. trungisme

    trungisme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    7
    tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ duy trì tăng trưởng hạ lãi suất cho vay tăng LS sự trữ bắt buộc chứ ko còn ưu ti

    Cần cảnh giác với thiểu phát!



    Vấn đề lạm phát ở Việt Nam chưa được giải quyết xong, gần đây đã xuất hiện các tín hiệu giảm phát. Lạm phát và giảm phát ở mức cao đều tác động rất xấu đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Và cả hai trạng thái trên đều gây khó khăn cho doanh nghiệp.

    Cảnh báo về thiểu phát

    Lần đầu tiên sau nhiều tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2008 đã giảm 0,19% so với tháng trước đó. Xu hướng giá tăng chậm rồi có dấu hiệu giảm đã khiến cho không ít ý kiến từ lo ngại lạm phát chuyển sang những cảnh báo về thiểu phát.

    Tiêu chí xác định thiểu phát đó là giá cả và GDP cùng liên tục giảm. Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho rằng vấn đề thiểu phát như ý kiến của một số người là "chưa đáng lo", bởi, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 6,5%, một mức cao trên thế giới, việc làm vẫn tương đối ổn định. Mức tăng trưởng này vẫn đảm bảo tạo ra việc làm, thu nhập, tiêu dùng...

    GS Cao Cự Bội - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyên gia lâu năm về tài chính - ngân hàng cho biết, thực tế cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng là 23%, tăng so với năm ngoái. Các yếu tố lạm phát vẫn còn tiềm ẩn. Vì thế, lạm phát vẫn là câu chuyện đáng lo hơn thiểu phát. ?oHiện nay, cần chống lạm phát và đề phòng giảm phát. Chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu và triệt để. Bên cạnh việc kiên trì các chính sách kiểm soát lạm phát cần có những chính sách linh hoạt để một mũi tên trúng nhiều đích? - ông Bội nói.

    Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đặt vấn đề: Liệu có nên đặt ra vấn đề là ?otiếp tục? chứ không phải ?oưu tiên? nữa cho lạm phát mà chuyển sang chống suy thoái? Ông Tuyển không loại trừ nguy cơ thiểu phát trên cơ sở là kinh tế thế giới giảm, xuất khẩu đã giảm, đầu tư giảm thì GDP sẽ giảm. ?oThiểu phát là nguy cơ chúng ta phải tính đến?- ông Tuyển cho biết.

    Đây đang chính là thời điểm nhạy cảm của chính sách. Bởi nếu tiếp tục quá đà với các chính sách kiềm chế lạm phát mà chủ yếu là chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ dẫn tới sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn và trì trệ kéo dài cả chục năm sau. Nhưng nếu sớm lo lắng với thiểu phát để rồi buông lỏng các chính sách chống lạm phát thì có thể dẫn đến điều nguy hiểm là lạm phát bùng phát trở lại.

    Doanh nghiệp khó lại càng khó

    Nguồn vốn tín dụng bị thắt chặt, lãi suất cao là yếu tố tác động tiêu cực nhất tới các doanh nghiệp thời gian qua. Dù một loạt các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay song ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa thể gặp nhau. Và nếu vấn đề này không được tháo gỡ thì khả năng sẽ có hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản, kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp.

    Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đình Cung cũng nhận định, các vấn đề của nền kinh tế trong nước từ đầu năm đến nay đã có những chuyển biến khác nhau. Trước đây lạm phát cao, toàn bộ chi phí đầu vào cao thì nay, khi khó khăn của lạm phát vẫn chưa giải quyết được hết, các doanh nghiệp lại bị chồng thêm khó khăn của giảm phát. Giá bán các sản phẩm, dịch vụ đã giảm cũng không nâng được sức mua; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ.

    Hai ?ođòn? này với các doanh nghiệp hiện nay, theo ông Cung nếu chính sách vĩ mô vẫn tiếp tục đặt ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, duy trì thủ tục thắt chặt tín dụng và lãi suất sẽ khiến khối sản xuất không thể tăng trưởng. Do đó, ?oổn định kinh tế vĩ mô là đúng nhưng không nên để ưu tiên cho chống lạm phát nữa? ?" ông Cung nêu ý kiến.

    Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm cho rằng, mũi nhọn chống thiểu phát là tập trung ?ocứu? hệ thống doanh nghiệp, nhất là khối nhỏ và vừa. ?oTiếp tục giảm hơn nữa lãi suất cho vay, bởi mức lãi suất hiện nay, doanh nghiệp vẫn không thể chịu nổi?- ông Kiêm nhấn mạnh.

    Linh hoạt trong chính sách

    GS Cao Cự Bội cho biết, trong thời điểm này cần có cách nhìn mới, thực sự linh hoạt và nương tay với khống chế và kiểm soát dư nợ tín dụng. Ông cho rằng, phải có biện pháp linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp để doanh nghiệp dễ thở hơn. Vì thế, ông Bội đề xuất, cần kết hợp chính sách tài khóa về giảm thuế, phát hành trái phiếu để thành lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, thậm chí bằng nhiều hình thức không vi phạm các cam kết hội nhập mà nhà nước vẫn đưa được vốn giá rẻ, thậm chí là cho vay vốn không lãi suất.

    Ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, bên cạnh việc chống lạm phát cũng cần chú ý đến việc ngăn tốc độ tăng trưởng đang giảm xuống vì nếu xuống quá đà, không chặn được, đặc biệt là ở khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì nền kinh tế sẽ rất nguy nan. Vừa rồi, khi có dấu hiệu lạm phát giảm, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách khá linh hoạt khi nới lỏng tiền tệ theo hình thức gián tiếp qua hệ thống ngân hàng. "Bình thường chúng ta bơm thẳng vốn ra bằng cách mua ngoại tệ, bằng vốn tín dụng trực tiếp cho doanh nghiệp. Thay vào đó chúng ta tăng lãi suất dự trữ bắt buộc tiền gửi, thanh toán trước hạn trái phiếu, giảm lãi suất tái triết khấu để nâng thanh khoản cho ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay. Việc này sẽ đạt hai mục đích: doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn, khi lãi suất giảm doanh nghiệp giảm được chi phí, tạo điều kiện vượt lên khó khăn"- ông Kiêm bình luận

    Ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội công thương Hà Nội cũng đề xuất, chính sách cần cân bằng và đồng bộ giữa vĩ mô và vi mô, giữa thắt chặt tín dụng với tăng trưởng hợp lý. Không nên thắt chặt tín dụng mà bỏ mặc doanh nghiệp dân doanh xoay xở.

    Cùng là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, GS Cao Cự Bội đề xuất phát hành trái phiếu Chính Phủ để thành lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua Ngân hàng để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn thuận tiện với lãi suất ưu đãi.
  2. vcbhanoi

    vcbhanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Đã được thích:
    176
  3. VNUS

    VNUS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bay gio la can action de giai quyet lien. Con VNese Economists hay Leaders con o do ma ngoi ban. VNese Econmists da tra lai kien thuc cho Giao Su sau khi roi ghe nha truong.

    Khoa hoc gia o VN cung vay. Lanh bang roi Tien Si: la kien thuc co ban da du de nghien cuu chuyen sau ve sau nay. Ho da tra lai het cho cac giao su roi. Hay cam tam bang de khoe voi thien ha: 1 dat nuoc co truyen thong coi trong hoc hanh. Hoi thich cai Flame, duoc ca tung chu khong di theo duong cua nha nha khoa hoc chan trinh. Tiep tuc di sau de san sinh ra nhung san pham tot hon cho nhan loai.

    Cac khoa hoc ca ve khoa hoc tu nhien va xa hoi gia tai VN da tra lai tat ca kien thuc, loi khuyen cua giao su sau khi roi ghe nha truong.

    Cac nghien cuu khoa hoc duoc viet boi nhung nha khoa hoc trong nuoc thap hon nhieu so voi nhung nuoc Thailand hay Malaysia. Lanh dao thi dung cai chu: Lo Do.

    Nhieu nguoi viet lai nhung ideas/cong thuc/phat minh cu rich tu the ky 18/19. Doc song giong nhu xem lai 1 cuon phim ve lich cu cua khoa hoc.

Chia sẻ trang này