Tin buồn cho VN- Nạn đói đang xảy ra

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vni5000, 18/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4920 người đang online, trong đó có 444 thành viên. 20:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1113 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin buồn cho VN- Nạn đói đang xảy ra

    Ẩu đả tại buổi phát gạo cứu đói, 1 người nhập viện
    17:02'' 18/01/2009 (GMT+7)
    - Bất bình trong cách phân chia gạo cứu đói, một số hộ dân trú tại xóm 8, xã Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây ra xô xát và ẩu đả. Đã có 1 người phải nhập viện.



    Sau khi VietNamNet đăng loat bài về tình trạng cấp phát gạo cứu đói của Chính phủ có nhiều sai phạm tại xã Thạch Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), UBND huyện Thạch Hà đã lập tức vào cuộc. Kết luận thanh tra cho thấy: trong tổng số gạo được phát cho dân nghèo, có tới hơn 5 tạ gạo chưa được phát đến tay những người dân.



    Đến ngày 16/1, xã Thạch Bàn mới tiến hành phát số gạo này cho dân. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng hỗn loạn khi có nhiều ý kiến khác nhau về cách chia số gạo trên.


    Ẩu đả trong buổi phát gạo cứu đói, ông Trần Xuân Lục phải "nhập viện". (Ảnh: Duy Tuấn)




    Anh Đặng Văn Hà - Chi hội trưởng hội nông dân thôn 8, người đã tích cực đấu tranh chống tiêu cực kể lại: "Trong lúc đang bàn cãi chuyện chia gạo thế nào cho hợp lý, tôi đã bị ông Trần Xuân Lục - Chi hội phó hội cựu chiến binh thôn 8 đánh liên tiếp vào mặt. Thấy vậy, người cháu của tôi đã nhảy vào đẩy ông Lục ngã. Do vấp phải đá nên ông Lục đã bị thương?.



    Ông Trần Kỷ - Trưởng ******* xã Thạch Bàn cũng đã xác nhận thông tin trên. Ông Kỷ cho biết: "Đã có xô xát giữa ông Lục và anh Hà trong buổi phát gạo. Sự việc này chúng tôi sẽ xử lý hành chính với các bên liên quan?.



    Cũng vì xảy ra ẩu đả nên trong buổi chiều 16/1, số gạo hơn 5 tạ chỉ phát được một nửa, số còn lại được cấp phát tiếp trong buổi sáng hôm sau. Số gạo trên được chia cho 43 hộ với 81 khẩu. Tiêu chí của đợt phát lại số gạo trên là cho những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.



    Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hình thức kỷ luật nào đối với những cán bộ xã và thôn để xảy ra tình trạng cấp phát gạo cứu đói sai. Được biết, số gạo 3 tạ nằm trong tổng thể gạo cứu đói đã được cán bộ thôn bán với lý do "lấy tiền làm cổng sắt cho hội quán!??.



    Duy Tuấn - Hoàng Sang
  2. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Bi hài chuyện cấp phát gạo cứu đói ở vùng quê nghèo
    11:31'' 27/12/2008 (GMT+7)
    - Trong thời gian qua, nhiều đơn thư của người dân xã Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gửi đến VietNamNet tố cáo chính quyền xã ép họ phải nạp rất nhiều khoản tiền hết sức vô lý nếu muốn nhận được gạo cứu đói của Chính phủ.



    TIN LIÊN QUAN
    Sẽ xử lý nghiêm chủ tịch xã "xẻo" gạo cứu đói
    Chủ tịch xã "xẻo" gạo cứu đói của dân đi... trả nợ
    Bán gạo cứu đói, chỉ bị kỷ luật cảnh cáo
    Xử lý nghiêm vụ bán gạo cứu đói để làm đường

    Sau vụ sập mỏ đá kinh hoàng năm 2007, các mỏ ở đây đều bị cấm khai thác, người dân xã Thạch Bàn rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhất là gần đây sau cơn bão số 7 và đợt mưa lũ kéo dài, người dân lại càng khốn khó hơn.



    Chính vì lẽ đó mà trong đợt cấp gạo cứu đói cho dân nghèo của Chính phủ trong những ngày giáp Tết, xã Thạch Bàn thuộc vào diện được ưu tiên nhất khi nhận được 90 tấn gạo. Tuy nhiên, việc cấp phát gạo không công bằng, thu các khoản ép buộc đã khiến nhiều hộ dân bức xúc.



    Muốn nhận gạo cứu đói phải nộp đủ phí và thuế (?!)



    Khi biết được tin có gạo cứu trợ, người dân nơi miền quê nghèo này rất vui mừng cùng kéo nhau đi nhận. Nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi họ nhận được thông báo từ các trưởng thôn (tất cả có 8 thôn): ?oNếu muốn nhận gạo thì phải nạp tiền 20.000đồng/tạ cho xã để hỗ trợ tiền vận chuyển?.



    Thế là tất cả mọi người dân phải chuẩn bị 1 số tiền để khi đi nhận gạo nộp cho xã. Có nhiều gia đình không có sẵn tiền thì phải đi mượn để lấy gạo về cho con ăn.




    Ông Nguyễn Xuân Minh đã phải chạy vạy khắp nơi mới mượn được 308 nghìn về nộp thuế để được nhận gạo về cho 2 đứa cháu của mình. Ảnh: Duy Tuấn





    Ông Trần Văn Thể (xóm 7) cho biết: "Gia đình tôi được cấp 170 kg gạo nên phải nạp 34 ngàn đồng. Mặc dù, không đồng tình với khoản thu này nhưng gia đình tôi vẫn phải nạp nếu không thì đừng mơ mà nhận được gạo?.



    Thế nhưng, khi đã hoàn thành xong số tiền ?ohỗ trợ vận chuyển? này, người dân lại tiếp tục nhận được thông báo phải hoàn thành xong mọi khoản thuế đang còn nợ xã thì mới được nhận gạo.



    Thế là người dân lại phải thêm một phen chạy đôn chạy đáo đi vay tiền về nạp thuế. Có lẽ khốn khổ nhất trong số những đối tượng này là gia đình của hai chị em Phạm Thị Nhân (học sinh lớp 9) và Phạm Xuân Tài (học sinh lớp 6) ở xóm 7.



    Ông Nguyễn Xuân Minh (ông nội của hai em) kể: "Do hoàn cảnh khó khăn, mỏ đã bị cấm khai thác bố mẹ chúng phải vào miền Nam làm thuê, tiền gửi về ít nên còn nợ thuế đất 308 ngàn, định cuối năm về sẽ nộp. Khi chúng tôi đến nhận gạo thì thôn bảo là phải nộp tiền mới được nhận gạo. Tôi đành đi vay tiền về nộp thay để lấy gạo về cho 2 cháu. Nhận được 94 kg, phải bán đi hơn 1 nửa mới trả đủ nợ?.



    Cũng vì nghèo đói lâu ngày nên người dân nơi đây đã phải chạy vạy đủ các khoản tiền để nộp, chỉ mong làm sao có thể lấy được gạo về, không hề biết đến các chính sách của Nhà nước trong việc cấp phát gạo. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì tất cả 8 xóm ở xã Thạch Bàn đều có cách phát gạo như vậy.



    Người dân thì như vậy, còn ông Trần Hữu Sơn, trưởng thôn 8 lại hồ hởi nói: ?oCũng may, nhờ đợt gạo cứu đói này mà... thôn thu được 5,6 triệu tiền thuế?.



    Đói no gì cũng phát... cào bằng!




    Văn bản hướng dẫn phát gạo ưu tiên gia đình nghèo, riêng 4 xóm đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 76 tấn nhưng xã Thạch Bàn lại chia theo kiểu cào bằng. Ảnh: Hà Vy

    Trong việc phát gạo cứu đói lần này, UBND huyện Thạch Hà đã ra 1 văn bản hướng dẫn cụ thể việc phát gạo, cán bộ UBND xã phải tự thuê xe đi nhận gạo và tiến hành cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng. Đặc biệt ưu tiên những gia đình đặc biệt khó khăn, tuyệt đối không chia bình quân.



    Thế nhưng, UBND xã Thạch Bàn lại làm theo sự chỉ đạo của huyện bằng việc phát gạo theo kiểu? cào bằng! Tất cả các hộ gia đình, không kể hoàn cảnh như thế nào đều chia theo bình quân đầu người, mỗi khẩu là 23,5 cân.



    Vợ con anh Phạm Kim Minh (xóm 7, nạn nhân bị chết do sập mỏ đá trong tháng 11) thuộc diện gia đình nghèo khó của xã nhưng cũng chỉ được chia 23,5 cân/1 khẩu trong đợt phát gạo vừa rồi. Trong khi đó, gia đình ông thôn trưởng thôn 7 (thuộc diện không khó khăn) cũng được nhận với mức như vậy.



    Trong 8 thôn của xã thì có 4 thôn do ảnh hưởng trực tiếp của việc mất việc làm do cấm khai thác đá tại Rú Mốc được nhận mức hỗ trợ đặc biệt, 76 tấn. Tuy nhiên, không hiểu sao khi gạo về đến xã thì lại chia đều toàn xã, không thực hiện đúng như văn bản hướng dẫn. Các hộ gia đình cũng chỉ nhận được 23,5 cân/1 khẩu sau khi đóng nộp các loại phí và thuế.



    Cái lý ?ovì dân? của các ?oông quan? ở xã!



    Sau khi nghe chúng tôi phản ánh sự việc, ông Nguyễn Văn Lượng - Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn chống chế rằng: "Do xã nghèo, không đủ kinh phí nên mới phải thu phí của dân để vận chuyển. Lúc đầu ra mức thu 20 nghìn đồng/tạ, nhưng sau đó đã giảm xuống một nửa?.



    ?oHiện gạo đã phát hết không còn 1 cân, việc bắt hoàn thành thuế mới được nhận gạo thì xã không có chủ trương, các thôn làm như vậy là sai, tôi không được biết? - ông chủ tịch xã khẳng định.




    Ảnh trái: Ông Trần Hữu Sơn - thôn trưởng thôn 8 bên 2 tạ gạo trong kho sau khi đã bán mất 3 tạ gạo cứu đói của dân. Ảnh phải: Ông Nguyễn Văn Lượng - Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn: "Xã chỉ có cho thu phí vận chuyển chứ không bắt nộp thuế mới được nhận gạo"! Ảnh: Duy Tuấn





    Khác với những gì ông Lượng nói, các thôn đều thu 20 nghìn trên 1 tạ. Đặc biệt, tại thôn Tiền Phong (thôn 8), hiện đang còn hơn 5 tạ gạo chưa được phát. Trong quá trình đó thì Bí thư và thôn trưởng đã ?otranh thủ? bán mất 3 tạ, được 1,5 triệu đồng và được Bí thư xóm giữ. Còn gần 2 tạ thì đang nằm ?ochờ mốc? trong nhà văn hóa thôn 8.



    Giải thích cho việc chia gạo theo kiểu cào bằng, các vị ?oquan? từ thôn đến xã đều cho rằng: "Chia như thế để khỏi gây thắc mắc trong dân. Tất cả cũng vì dân?.



    Tất cả số tiền thu của dân trong 90 tấn gạo là hơn 18 triệu đồng, nhưng họ chỉ nộp về xã 9,1 triệu. Toàn bộ chi phí cho việc vận chuyển gạo này chỉ hết hơn 5 triệu, còn lại hơn 3 triệu đồng hiện đang nằm ở xã. Ngoài ra còn khoảng 9 triệu đang nằm ở các thôn.



    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Phi Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: "Xã làm như thế là sai hoàn toàn, huyện không có chủ trương đó. Trong ngày 26/12, huyện sẽ cử 1 đoàn xuống kiểm tra sự việc và sẽ có biện pháp xử lý đối với những sai phạm?.



    Được biết, trong tháng 8 vừa qua, 5 cán bộ UBND xã Thạch Bàn cũng đã bị kỷ luật do khai khống năm mất của người nhà ông Bí thư (mất năm 1989 nhưng khai 2005) để nhận hỗ trợ 7 triệu đồng tiền mai táng phí. Bản thân ông Bí thư và Chủ tịch xã đã bị xử lý? cảnh cáo.



    Duy Tuấn - Hà Vy
  3. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Hà Tĩnh:
    Hơn 5 tạ gạo cứu đói vẫn "trốn" dân nghèo
    (Dân trí) - Hàng loạt sai phạm, tắc trách từ chính quyền xã đến cán bộ xóm trong việc phân phát gạo cứu trợ cho dân tại xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà đang khiến một lượng gạo lớn vẫn chưa đến tay được dân nghèo.
    Ngày 4/12/2008, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có quyết định 5151/QĐ-UBND phân bổ 90 tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả mưa bão vừa diễn ra cho xã Thạch Bàn. Sẽ không có gì đáng nói, nếu xã Thạch Bàn thực hiện nghiêm công văn hướng dẫn việc phân phối gạo cứu đói ?okịp thời, đúng đối tượng, tuyệt đối không chia bình quân và ưu tiên những gia đình đặc biệt khó khăn? của UBND huyện.

    Thế nhưng, chính quyền xã Thạch Bàn, đứng đầu là ông Nguyễn Văn Lượng đã làm ngược lại, khi tự ý điều chỉnh lượng gạo chia cho các thôn mà UBND huyện đã quyết định, tự ý cho các thôn huy động nguồn đóng góp của dân để chi trả chi phí vận chuyển, bốc vác; quá trình triển khai thiếu kiểm tra để các thôn tự ý chia theo bình quân nhân khẩu, cũng như phải hoàn trả nợ thuế mới được nhận gạo?

    Chính những sai phạm, tắc trách của xã đã tạo điều kiện cho các xóm tự tung tự tác trong việc phân phát gạo cho dân. Sai phạm nghiêm trọng nhất trong việc làm méo mó chủ trương phát gạo cứu đói cho dân diễn ra tại xóm Tiền Phong (xóm 8).

    Tiết lộ mới nhất của những người trong cuộc cho thấy, trong quá trình triển khai, "bộ sậu" cán bộ xóm này gồm bà Phạm Thị Hoài (Bí thư Chi bộ), Trần Hữu Sơn (Trưởng thôn), Trần Văn Khánh (Phó Bí thư), Nguyễn Phi Minh (Hội trưởng CCB), Nguyễn Văn Hà (******* viên phụ trách thôn) đã lộng quyền, coi trời bằng vung.

    Ngoài việc ép dân hoàn thành nợ thuế mới được nhận gạo, những cán bộ xóm nói trên đã thông đồng khai man nhân khẩu được nhận gạo, đặc biệt số cán bộ này đã biển thủ hơn 500kg gạo (trong tổng số 18.350kg được cấp) của nhân dân.


    Hơn 5 tạ gạo để mốc trong kho nhưng 3 cha con anh Hoàng Văn Dũng
    (xóm Tiền Phong) có hoàn cảnh hết sức khó khăn vẫn... đói.

    Khi bị người dân thôn Tiền Phong phát giác, những cán bộ nói trên đã dùng hàng loạt chiêu bài để chối bỏ hành vi của mình. "Rải tiền" nhằm bịt miệng không xong, cán bộ xóm chuyển qua uy hiếp những người dân đứng ra tố cáo.

    Sau khi những sai phạm nói trên của thôn Tiền Phong bị phát giác, toàn bộ số gạo 552 kg gạo cứu đói ?osuýt? không đến được với dân nghèo đã được chính quyền xã Thạch Bàn cho thu hồi. Và số gạo này hiện đang được chất đống tại Hội quán thôn mà chưa biết chia ra sao vì những bất đồng chưa có hồi kết của người dân và chính quyền địa phương?

    Trước những sai phạm nói trên, UBND huyện Thạch Hà đã thành lập một đoàn thanh tra vào cuộc làm rõ vấn đề. Sáng 13/1, PV Dân trí đã tiếp cận được bản báo cáo thanh tra của đoàn công tác nói trên nhưng thật bất ngờ là trong khi chiều 12/1 toàn bộ 522kg gạo vẫn còn nằm ?ochờ mốc? trong hội quán của thôn Tiền Phong thì báo cáo thanh tra của UBND huyện Thạch Hà do ông Ngô Văn Long, Phó Chánh thanh tra huyện làm Trưởng đoàn ký ngày 5/1 khẳng định: ?oHiện nay số gạo 522kg đã được UBND xã thu lại tại thôn và cấp hết cho dân??


    Bản báo cáo thanh tra không đáp ứng được kỳ vọng của dư luận!

    Ngoài ra, báo cáo thanh tra cũng chỉ nói chung chung, chưa nói rõ sai phạm cụ thể của các cá nhân ?olàm méo? chủ trương cấp phát gạo cứu đói cho dân nghèo của Chính phủ để các cấp thẩm quyền có cơ sở xử lý kỷ luật.
    Văn Dũng - Đất Vũ
  4. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thương thay Việt nam quê hương tôi.
    nơi bọn tham nhũng bỉ ổi đang giày xéo
  5. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    311
    Di chứng Trần Đình Đàn
  6. mrbig76

    mrbig76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
  7. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đất nước ta ơi ''
    Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn .

    Ko hổ danh là một đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới , chỉ thấy buồn thôi chẳng thấy gì
  8. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    thương thay cho quê hương hò chủ tịt, cha đẻ của cái quái thai XHCN....
  9. cuong_neu80

    cuong_neu80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Léo hiểu nổi thu nhập trung bình 1000 đô mà vẫn đói nhở
  10. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Chuyện khó tin ở một vùng quê
    Trong số những ?otuyệt chiêu? của chính quyền địa phương để thúc dân làm xong phận sự đóng góp có bài ?oQuy trữ tài sản tương đương?. Nghĩa là, không có tiền đóng góp thì cán bộ, ******* viên đến nhà, thấy có thứ gì đáng giá khuân luôn về xã...
    Hiện nay, xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) còn gần 60% hộ đói nghèo, con số này những năm trước còn cao hơn. Vậy mà gần chục năm qua, bà con nơi đây vẫn phải vẹo lưng gồng gánh những khoản đóng góp, khoán phạt lạ lùng. Ai không có tiền đóng sẽ bị chính quyền địa phương dùng ?obiện pháp mạnh?.



    ?oQuan? xã xiết nợ cả? quan tài



    Về Hải Lộc, theo sự chỉ dẫn của người dân, tôi tấp vào nhà ông Nguyễn Văn Thủy, ở thôn Lạch Trường. Trong căn nhà tuềnh toàng, ông Thủy dở khóc, dở cười kể lại chuyện bị bắt bộ ván canh vì thiếu nợ.



    Năm ấy (2002), xã mở đợt cao điểm thu các khoản đóng góp của năm và tiền nợ đọng những năm trước. Chẳng biết những khoản tiền gì mà mỗi năm, nhà ông phải đóng đến mấy trăm nghìn. Cái ăn hàng ngày còn phải còng lưng tìm kiếm thì số tiền ấy, với ông, quả là quá lớn. Mấy đêm, ông trằn trọc tìm ?olối thoát?, bấu víu vào hy vọng: ?oChưa có đóng thì gắng xin họ cho khất, khi con về thì trả nợ sau!?. Niềm hy vọng nhỏ nhoi của ông nhanh chóng bị dập tắt khi một ngày nọ chính quyền xã và thôn ập vào.



    Ông Thủy kể, hôm ấy, ông đi biển về, thấy bà ngồi sụt sùi, nghe bà thuật lại câu chuyện, ông thấy trời đất như chao đảo, quay cuồng. Thì ra, khi ông đi làm, xã, thôn đã cho người đến ?oquy trữ tài sản?. Nhà chỉ có duy nhất mấy tấm ván canh, ông tậu phòng xa lo hậu sự cho mình, là đáng giá nên họ đã khuân đi.



    Ông bảo, khi ấy, tiếc mấy tấm ván thì ít, mà cay đắng về cách hành xử của những người được coi là ?ođầy tớ của dân? thì nhiều. ?oKhốn nạn thay cái kiếp nhà nghèo! Đến mấy tấm ván hậu sự mà cũng không giữ được thì mặt mũi đâu mà thấy mọi người!?.



    Hơn năm sau kể từ ngày kinh hoàng ấy, anh Nguyễn Văn Năm, con trai út của ông từ Nam ra. Thấy bố kể chuyện, anh dốc nhẵn túi lên xã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp của gia đình. Lần ấy, cả nợ cũ lẫn lãi, anh nộp cho xã hơn 1 triệu đồng. Đóng xong, ngỡ là được lấy mấy tấm ván về, nào ngờ... Anh ngã ngửa khi người ta bảo, muốn lấy ván về thì phải nộp tiền lưu kho 5 nghìn đồng một ngày. Hơn một năm trời ?onằm trên xã?, ?ophí trông coi? có khi lớn hơn cả giá trị mấy tấm ván. Suy tính thiệt hơn, lại thêm cạn túi, anh đành tay không lủi thủi ra về?




    Mới đây, khi một phóng viên đến tìm hiểu sự việc nhà ông Thuỷ, mấy tấm ván canh, có cái đã bị mọt, bỗng được khiêng trả lại cho chủ cũ. (Ảnh: NTNN)





    Đăng ảnh nồi cháo là... bôi xấu lãnh đạo thôn



    Câu chuyện giữa tôi và gia đình ông Thuỷ bị cắt dở giữa chừng bởi sự xuất hiện của mấy người lạ mặt. Họ là cán bộ thôn và ******* xã. Như nhiều chuyến công tác khác, tôi xuất trình đầy đủ những giấy tờ cần thiết. Tưởng thế là xong, nào ngờ họ nằng nặc mời chúng tôi ra hội trường thôn để làm việc.



    Theo sự giới thiệu của ông Lê Trường Sinh - Trưởng thôn Lạch Trường thì những người đang làm việc với tôi có ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng ******* xã, ông Đinh Văn Khoa - Phó ******* xã, ông Đinh Ngọc Tuyên - Bí thư Chi bộ thôn Lạch Trường, ông Nguyễn Văn Sen - Phó thôn, ******* viên thôn Lạch Trường. Ông Lê Trường Sinh bảo, chính quyền địa phương luôn... tôn trọng báo chí và sẵn sàng để báo chí tự do tác nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm của ông là tôi nên thông qua chính quyền địa phương, trước khi vào dân tìm hiểu, nắm bắt tình hình!



    Sau khi ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng ******* xã hoàn thành thủ tục ?ovào sổ? giấy tờ của tôi thì ông Sinh bắt đầu vào việc. Theo ông, ?oquy trữ tài sản? là việc làm... cần thiết để chính quyền xử lý những hộ gia đình chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp do Nhà nước và địa phương quy định. Cụ thể trường hợp nhà anh Năm, do chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng góp năm 2001-2002 nên xã đã tiến hành tạm thu mấy tấm ván trên...



    Rời thôn Lạch Trường, tôi vòng lại thôn Thắng Hùng, ghé thăm gia đình chị Ngô Thị Sáng, cũng nằm trong diện bị ?oquy trữ tài sản?. Năm ấy, nhà chị nợ hơn 100 nghìn tiền đóng góp. Nhà những chục người, toàn trẻ con lít nhít nên làm chẳng đủ ăn. Do vậy, khoản nợ mấy lần xã giục nộp chị chẳng biết xoay đâu. Hôm cán bộ đến, chị đã hết lời khẩn xin, nhưng họ không nghe. Cuối cùng, thấy nhà chị có một chiếc bàn và một chiếc ghế sa lông nan, họ đã khuân đi.



    Lúc tôi đến, chị Sáng đang cùng các con ăn trưa. Bữa trưa là nồi cháo trắng cùng mấy con cá vụn. Cá này, dân biển mua rẻ như cho. Đang hí hoáy ghi hình bữa trưa đạm bạc ấy, không biết từ đâu, 4- 5 người mở cổng ập vào. Lại là mấy cán bộ thôn ?omẫn cán? đến ?onắm bắt tình hình?. Thấy chị Sáng tiếp tục chia sẻ cùng tôi cuộc sống vất vả, một thanh niên cắt ngang: ?oCác anh ở đâu thế nhỉ? Sao thấy là lạ nhỉ??. Tôi dừng ghi, bình thản trả lời: ?oTôi là nhà báo anh ạ!?. Tưởng thế là xong, bởi khi sáng, ông trưởng ******* xã đã kiểm tra giấy tờ của tôi rồi. Thế nhưng, một người trong đoàn lại bảo, xã chưa... báo cáo cho thôn biết.




    Chị Ngô Thị Sáng, nước mắt ngắn dài nhắc lại chuyện cũ. (Ảnh: NTNN)





    Đang lúc đôi co thì ông Nguyễn Văn Chiến - Trưởng ******* xã đến. Ông thừa nhận, giấy tờ của tôi là hoàn toàn hợp lệ. Nhưng một người tự xưng là trưởng thôn gay gắt: ?oNếu chú mà ghi lại hình ảnh kia kìa (nồi cháo- PV) thì chú bỏ ngay đi! Tôi khẳng định nhà này là... vớ vẩn!?. Nghe ông trưởng thôn nói vậy, chị Sáng ôm mặt khóc oà. Còn nồi cháo thì mắt trước mắt sau, người ta đã đem đi đâu mất. Theo yêu cầu của mấy người lạ mặt ấy, tôi lại về hội trường của thôn Thắng Hùng để cùng họ... trao đổi công việc!



    Tại hội trường, ông trưởng thôn dặn tôi không được đưa hình ảnh nồi cháo của chị Sáng lên báo, vì như thế thì khác gì bôi xấu đội ngũ lãnh đạo thôn. Ông nhấn mạnh, nếu tôi ?ocố tình? đề cập đến vấn đề... không đẹp này, ông sẽ có ý kiến ngay!



    ?oPhép công?... ông cứ làm!



    Biết có nhà báo về, mấy bô lão ở thôn Hưng Thái cứ đạp xe lên xuống kiếm tìm. Theo chân họ, tôi về thăm gia đình chị Đồng Thị Liệu, nhà ở ngay mặt con đường dẫn lên trung tâm xã. Lần tiếp xúc với dân này, chính quyền địa phương không ?omời? tôi về trụ sở như hai thôn trước, mà thay đổi ?ochiến thuật?. Hễ tôi đi đến đâu, gặp ai thì luôn có một ******* viên đi kèm.




    Trò chuyện với chị Liệu, chúng tôi luôn được một ******* viên kè kè bên cạnh. (Ảnh: NTNN)





    Tiếp chuyện tôi, chị Liệu không cầm được nước mắt. Chị bảo, chị không biết chữ và cũng ít đi ra ngoài. Thế nhưng, trong thâm tâm mình, chị tin chắc một điều rằng chẳng có nơi đâu người dân lại khổ như ở đất này.



    Đợt cao điểm ?oquy trữ tài sản? năm 2004, gia đình chị bị tạm thu một chiếc ti vi, tài sản đáng giá duy nhất lúc đó. Sáng hôm ấy, chị đang lúi húi nấu cơm còn chồng chị bế con thì ?ođoàn công tác? tấp vào nhà. Không thu được những khoản nợ đọng, đoàn tạm thu luôn chiếc TV. Thấy nhà bỗng dưng ?omất? của, chị nước mắt như mưa. Van nài, xin xỏ nhưng vì ?oviệc công?, những ?ocông bộc của nhân dân? ấy vẫn không hề xúc động. Năm sau, cào cấu vay mượn được chút tiền, chồng chị lên xã xin ?ochuộc lại? chiếc ti vi. Thế nhưng, chẳng hiểu họ bảo quản thế nào mà đem về được nửa tháng thì tậm tịt. Tiếc của, chị lại thêm một bận ôm mặt khóc tu tu.



    (Còn tiếp)



    Theo Đào Thanh Tuy
    Nông thôn ngày nay
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này