tin chính thức nhé: không có gói kích cầu kinh tế nào cả mà chỉ có chính sách điều hành sẽ linh hoạt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giacmotrua26, 23/04/2012.

4118 người đang online, trong đó có 222 thành viên. 06:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 994 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    các con giời vỡ mộng ảo tưởng bấy lâu nay về gói kích cầu...
    Năm nay hoàn toàn khác so với năm 2009 nhé...
    cứ ngồi đó mà mơ đi nhé...
    không ai đánh thuế giấc mơ đâu nhưng đừng đem giâc mơ gói kích cầu ra mà lừa lọc nhau...
    Bât động sản đang hôn mê, chết lâm sàn tới nơi rồi mà còn chả kích cầu thì nói chi tới 2 sòng HA và HO chứ (HA HA HA), các con bạc khát nước chỉ giỏi ham hố;
    .......Sẽ không có gói kích cầu kinh tế nhưng chính sách điều hành sẽ linh hoạt hơn. Tiếp tục kêu cứu về Nghị định 69. Khai thông vốn có chọn lọc.

    Ngày 11-4, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã có buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM. Nhiều thông tin cho biết sắp tới Chính phủ, NHNN sẽ tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là DN BĐS về chính sách, thuế, lãi suất…
    Hàng ngàn dự án tê liệt
    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA), cho biết đặc thù của thị trường BĐS tại TP.HCM là DN phát triển dự án dựa hoàn toàn vào nguồn vốn ngân hàng và khách hàng. Thế nên khi Chính phủ thắt chặt tín dụng, DN gặp khó khăn ngay và khó khăn này kéo dài từ năm 2008 đến nay. Sản phẩm BĐS tồn đọng, tính thanh khoản không có. Phân khúc thị trường căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê loại A, B bất động, còn DN thì đình đốn, có DN phải trả lãi hàng tỉ đồng mỗi ngày.
    Ông Vũ Anh Tâm, Phó Chủ tịch HOREA, cho biết thêm: “Thị trường BĐS “phẳng lặng” trên toàn bộ các phân khúc, chứ không riêng gì cao cấp. Lãi suất cao như cái thòng lọng thắt cổ DN, tất cả DN đều bị tổn thương. Hàng sản xuất ra với lãi suất cao như hiện nay thì rau cũng ứ đọng chứ nói gì BĐS. Còn riêng BĐS thì tất cả phân khúc đều “mắc cạn”, chủ đầu tư lún vào nợ nần, các nhà đầu tư ở thị trường bỏ chạy tán loạn, họ chấp nhận bán giảm giá 50%-60%”.
    Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty BĐS Lê Thành, cho hay công ty ông chuyên xây dựng nhà giá trung bình (bán khoảng 11 triệu đồng/m2) nhưng cũng đang gặp khó khăn trầm trọng. “Chuyên gia kinh tế nào cũng nói năm 2012 nhà ở bình dân lên ngôi. Tuy nhiên, tôi nói thật là công ty tôi cũng chết lâm sàng, đang thở oxy” - ông Nghĩa nói.
    Trên thực tế, nguồn vốn đang ứ đọng ở hàng ngàn dự án. Thị trường bất động vì người mua nhà và chủ đầu tư đều bị lãi suất cao (20%-30%) chặn lại.
    [​IMG]
    DN BĐS kêu cứu với đoàn Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia về những bất hợp lý từ Nghị định 69. Ảnh: M.THẢO
    Kích cầu BĐS?

    Tiếp tục kêu cứu về Nghị định 69
    Tại cuộc họp, hầu hết DN BĐS tiếp tục kêu cứu về những bất hợp lý từ Nghị định 69 (nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường). Lý lẽ DN đưa ra là nếu áp dụng nghị định trên DN phải đóng hai lần tiền. Một lần là giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng. Lần nữa là nộp tiền sử dụng đất dự án cho Nhà nước. Các DN kiến nghị Chính phủ cần bỏ nghị định này, nếu thu tiền sử dụng đất thì nên thu 10%-20% theo giá thị trường.
    Đánh giá thái độ phản ánh gay gắt của các DN, PSG-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, cho rằng rõ ràng đang có vấn đề trong vận hành nền kinh tế. BĐS là thị trường tài sản lớn nếu thị trường này gay go thì nền kinh tế đang gặp nguy hiểm. “Tôi thấy Nhà nước cần tập trung ưu tiên xử lý ngay đầu ra sản phẩm BĐS để DN có nguồn trả nợ. Nhưng câu hỏi đặt ra Nhà nước có đủ sức cứu thị trường BĐS không? Nếu làm không khéo thì với lượng tiền lớn bơm ra sẽ làm sụp đổ nền kinh tế. Tôi nghĩ chúng ta cần một lượng tiền có nghệ thuật kích thị trường nhưng lượng tiền này không được chảy vào đầu cơ” - ông nói.
    Ông cũng cho biết câu chuyện về vốn, về lãi suất, phân khúc nhà nào Nhà nước nên dồn tiền cứu… đã được Chính phủ và các bộ, ngành bàn bạc và đã có chủ trương là sẽ cứu DN. “Tại thời điểm này, theo tôi nếu cứu BĐS thì làm nhanh vì DN là tài sản lớn nhất mà cải cách kinh tế mang lại cho Việt Nam” - ông Thiên nói thêm.
    Kết luận tại buổi họp, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đánh giá thị trường BĐS hiện nay đóng băng, chủ yếu do hàng không tiêu thụ được. Về việc hỗ trợ mua nhà tái định cư, hỗ trợ lãi suất mua nhà cho người thu nhập thấp, Nhà nước đã có hướng chủ trương, giờ chỉ chờ triển khai. “Thị trường BĐS đang khó khăn nhất ở đầu ra. Chính phủ có chủ trương sẽ hỗ trợ phân khúc nhà thu nhập thấp để lan tỏa tâm lý chung cho thị trường” - ông Ngoạn thông tin.
    Ông cũng cho biết sắp tới Nhà nước sẽ hỗ trợ về chi phí tài chính, giảm thuế... Những việc này tuy nhỏ nhưng sẽ giúp DN thoát khó khăn tạm thời, giúp DN có thể tồn tại. “Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị cho DN giãn nợ nhưng không phải đại trà mà sẽ phân loại DN nào, sản phẩm nào mới được, cũng như DN bán được hàng thì ngân hàng mới cho vay vốn” - ông Ngoạn khẳng định.
    http://phapluattp.vn/20120412120329477p0c1014/mo-loi-cho-doanh-nghiep-bat-dong-san.htm
  2. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    ...
    Khai thông vốn có chọn lọc
    . PV: Mục đích chuyến đi khảo sát đời sống DN lần này là gì, thưa ông?

    [​IMG]

    + Ông Vũ Viết Ngoạn: Đoàn chúng tôi khảo sát thực tế đời sống DN để nắm tình hình ngành nào, lĩnh vực nào gặp khó khăn, mức độ khó khăn và tổng hợp báo cáo Chính phủ. ​

    . DN kêu nhiều về lãi suất cao, không vay vốn được. Theo ông, có thể hạ lãi suất nhanh?
    + Tôi cho đó là bài toán khó, tuy nhiên khó đến đâu chúng ta vẫn quyết tâm làm.
    . Năm 2008, Chính phủ giảm hỗ trợ lãi suất 4%, sắp tới Chính phủ có giải pháp gì kích thích nền kinh tế?
    + Cá nhân tôi không nghĩ sẽ dùng biện pháp kích cầu như năm 2009. Năm đó kinh tế thế giới có đặc điểm khác, cả nền kinh tế thế giới sụt giảm mạnh. Năm nay DN khó khăn do tích tụ từ nhiều năm rồi, dư địa vốn chúng ta cũng không dồi dào nữa. Thêm nữa, chúng ta ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bóng ma lạm phát vẫn bao quanh. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng về chính sách, lạm phát. Sẽ không có gói kích cầu nhưng tôi cho rằng Nhà nước sẽ linh hoạt công cụ chính sách. Chúng ta không thay đổi định hướng chính sách, vẫn thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ.
    . Ngoài vốn ngân hàng, DN còn có thể tiếp cận nguồn vốn nào khác?
    + Có lẽ bây giờ vẫn chờ vốn ngân hàng. Bên cạnh còn nhiều kênh vốn khác như Luật Chứng khoán mới có quỹ đầu tư BĐS, quỹ tiết kiệm BĐS. Nếu chờ vốn ngân hàng sẽ tiếp tục khó khăn, đè nặng ngân hàng và bản thân ngân hàng không đủ sức. Sắp tới, vốn ngân hàng sẽ khai thông nhưng chỉ một số DN có khả tiêu thụ hàng hóa của mình thì ngân hàng mới xem xét cho vay vốn. Thậm chí nợ quá hạn chút thì có thể xem xét cơ cấu lại.
    . Có nên giảm lãi suất cho DN BĐS không?
    + Tôi nghĩ không nên áp dụng lãi suất ưu đãi cho DN nào cả.
    . Còn người mua nhà thì sao?
    + Với người thu nhập thấp, tôi cho rằng có thể xem xét cho đối tượng này cả về vốn và lãi suất.
    . Xin cảm ơn ông.
  3. hieunv2000

    hieunv2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    4
    chữ vừa thôi có ai mù chữ đâu mà cho font to thía
    tháng 5 họp quốc hội ck ko có cửa tăng
  4. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    TS Võ Trí Thành: "Chính phủ không có đủ nguồn lực để tung ra gói kích cầu" [​IMG]17:42 | 23/04[​IMG]0 Bài bình luận[​IMG] TS Võ Trí ThànhTS Võ Trí Thành cho biết, dù dự trữ gần 20 tỷ USD ngoại tệ song Chính phủ không có đủ nguồn lực để tung ra gói kích cầu như 2009 trong khi vẫn đang thực hiện tái cấu trúc, mà chỉ riêng hệ thống ngân hàng đã cần 5-6 tỷ USD.

    Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp trong cuộc hội thảo đánh giá kinh tế vĩ mô quý I và dự báo 9 tháng cuối năm 2012 được tổ chức mới đây, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương khẳng định, trong thời gian tới chắc chắn sẽ không có gói kích thích kinh tế lớn, toàn diện và đầy đủ tương tự như năm 2009.

    Ông Thành đưa ra 4 lý do giải thích:
    1. Thứ nhất: Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, quá trình này buộc phải chịu đau và cắt bỏ những cái đáng phải gạt bỏ.
    2. Thứ hai: Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang làm mối lo ngại, dù kinh tế quý I có một số chuyển biến tích cực.
    3. Thứ ba: Chính phủ không có đủ nguồn lực, cho dù được hỗ trợ mạnh mẽ từ dự trữ ngoại tệ gần 20 tỷ USD. Nếu chỉ riêng chi phí cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì cũng đã cần tới 5% GDP của Việt Nam, tương đương 5-6 tỷ USD (GDP Việt Nam hiện là 120 tỷ USD).
    4. Thứ tư: Tình hình khó khăn trong bối cảnh hiện nay đã khác so với năm 2009 (*).






    Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, nói như vậy không có nghĩa là không có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và dự kiến sẽ có nhiều giải pháp, hy vọng có thể công bố trong cuộc họp Chính phủ vào tháng 5 này.

    Đồng thời, TS Võ Trí Thành đã đưa ra 4 giải pháp cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp, mà trước hết phải là hỗ trợ trực tiếp thông qua việc giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng "giảm giá" và tạo những điều kiện về mặt pháp lý để cả hai phía doanh nghiệp cũng như ngân hàng có thể gặp nhau.

    Như vậy, rõ ràng, hạ lãi suất không phải là đã ra "đáp số" của vấn đề mà mới chỉ là phép tính đầu tiên, chính sách chỉ thực sự có kết quả khi doanh nghiệp tiếp xúc được với nguồn tín dụng đã giảm giá, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, ông nhấn mạnh đến các biện pháp như khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, bảo lãnh tín dụng. Hiện tại, bảo lãnh tín dụng, khoanh nợ đang được thực hiện mạnh mẽ.

    Phương án thứ hai theo ông mà các nhà chính sách có thể làm là hỗ trợ trực tiếp thông qua giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà đơn cử là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương án này hiện đang có hai lựa chọn, một là giảm từ 25% xuống 20% hoặc một lựa chọn khác đang được cơ quan quản lý tài chính ủng hộ hơn là giảm từ 25% xuống 23%.

    Phương án thứ ba là mở van tín dụng cho vay tiêu dùng, giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ các chương trình nông nghiệp nông thôn tương tự như năm 2009 với số tiền có thể không lớn, vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

    Và cuối cùng, theo ông Thành là một giải pháp rất quan trọng: xúc tiến thương mại. Theo đó, nhiều thị trường nước ngoài đang phục hồi, có nhu cầu với hàng của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... bên cạnh các thị trường truyền thống EU và Hoa Kỳ. Do đó, nếu mở rộng mạng lưới thị trường rộng lớn này thì cũng đồng nghĩa với tăng được tổng cầu lên.

    Ngoài ra, ông còn kể đến một sự hỗ trợ "vô hình" khác là sự động viên tinh thần của Chính phủ với doanh nghiệp. Hơn lúc nào khác, Chính phủ mong muốn lòng tin quay trở lại khi mà vài năm về trước, vào thời điểm dễ làm ăn, vòng quay đồng tiền Việt Nam là 2,5 lần thì hiện nay chỉ khoảng 0,8 lần. "Giờ chỉ cần tin rằng vòng quay này lên khoảng 1,3-1,4 lần thì tình hình đã khác, chưa kể đến các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp kể trên" - ông Thành khẳng định.

    Phá giá tiền đồng chỉ làm lợi cho nhà xuất khẩu, không khuyến khích hoạt động xuất khẩu

    Có mặt tại buổi hội thảo với tư cách diễn giả, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, thành viên Ban Cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Đình Tuyển cũng đưa ra quan điểm của mình về việc điều hành tỉ giá trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

    Ông nói, từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố biên độ điều chỉnh tỷ giá cả năm 2012 sẽ vào khoảng 3%, đây là mức hoàn toàn có thể đạt được nhưng có nên làm hay không lại là câu chuyện phải bàn.

    Ông Tuyển khẳng định, không nhất thiết phải giữ biên độ tỷ giá ở 3%. "Tôi phản đối quan điểm phá giá đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu", ông nói.

    Theo lý giải của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại thì độ nhạy tỷ giá trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp. Việc điều chỉnh tỷ giá làm lợi cho nhà xuất khẩu nhưng không khuyến khích xuất khẩu. Điều này phụ thuộc vào cơ cấu xuất khẩu, và nếu điều chỉnh nhiều thì sẽ khiến lạm phát tăng.

    Ủng hộ ý kiến của TS Võ Trí Thành, cho rằng năm nay sẽ không có gói kích cầu tựa như năm 2009, ông Tuyển cũng khuyến nghị cần phải thay vào đó bằng những biện pháp hỗ trợ thị trường để đảm bảo được tăng trưởng 5,5-6%.

    Tuy nhiên, theo như đánh giá của ông, trong lúc cần phải có những biện pháp nhanh hơn vì thực sự doanh nghiệp đã đuối sức thì bộ giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra có vẻ đi chậm hơn thực tế.

    *Năm 2009, gói kích cầu lần 1 của Chính phủ vào tháng 2/2009 đạt 143.000 tỷ đồng, gói kích cầu thứ 2 vào tháng 10/2009 có trị giá 200.000 tỷ đồng.


    Bích Diệp
    Dân trí

  5. vietmy68

    vietmy68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    12
    toàn tiêu cực thôi, cái cần nhất là làm mới sạch nền kinh tế được hiệu quả sau này
  6. huyhoangvtu

    huyhoangvtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    40
    CK muốn lên bền vững thì chỉ có 1 cách đó là duy trì dc lạm phát thấp ổn định, càng thấp càng tốt và theo đó phải ổn định dc thị trường tiền tệ giữ dc lãi suất càng thấp càng tốt.

    Khi đó doanh nghiệp sẽ sống và cả nền kinh tế dc lợi.

    Bây giờ mà kích cầu như 2009 thì đảm bảo TTCK sẽ sập và ngủ đông tiếp, phải 2 năm nữa may ra mới đạt dc số điểm như bây giờ.
  7. sunday1

    sunday1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    3.531
    Cận nặng à?
  8. cskcbk

    cskcbk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Toàn chiên gia gà phát biểu linh tinh mà các bác cũng tin à. Ko kích cầu thì doanh nghiệp kinh tế VN đi bằng nạng hết
  9. fish79

    fish79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Kích cầu thì chứng koán có hưởng loịư mẹ gì cơ chứ,điên mới kích cầu
  10. sir.trongan

    sir.trongan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    269
    Tại một hội thảo về kinh tế quý 1 vừa diễn ra cuối tuần qua, trong vai trò diễn giả chính, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển và Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành đều đưa ra thông điệp, kinh tế quý 1/2012 của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.

    Tuy nhiên, hai ông vẫn nhận định rằng, kinh tế trong nước còn nhiều rủi ro hiện hữu, mà lớn nhất là hệ thống ngân hàng (nợ xấu), tổng cầu trong nước giảm mạnh và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

    Trong bối cảnh này, có nên đặt ra khả năng về một kịch bản tương tự như năm 2009, là sự xuất hiện gói kích thích kinh tế của Chính phủ?

    Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Đình Tuyển nói: “Năm 2009 chúng ta có gói kích cầu, do thời điểm đó cực kỳ khó khăn. Còn năm nay có thể không có một gói như vậy”.

    “Một gói kích cầu như năm 2009 vào lúc này sẽ làm méo mó thị trường, cũng như rất nguy hiểm cho lạm phát những năm sau. Nhưng chúng ta có thể có những biện pháp hỗ trợ thị trường”, ông Tuyển nói.

    Cùng quan điểm này, ông Võ Trí Thành cho rằng năm nay “sẽ không có một gói kích thích kinh tế lớn, toàn diện, đầy đủ”.

    Bốn lý do ngắn gọn được ông Thành đưa ra. Thứ nhất là Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Thứ hai, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang rập rình dù kinh tế quý 1/2012 có một số chuyển biến tích cực. Thứ ba, Chính phủ không có đủ nguồn lực, cho dù được hỗ trợ mạnh mẽ từ dự trữ ngoại tệ gần 20 tỷ USD. Thứ tư, tình hình hiện nay khó khăn, nhưng khó khăn đó khác so với năm 2009.

    “Nói như vậy không có nghĩa là không hỗ trợ cho doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp hỗ trợ sẽ được tuyên bố. Hy vọng trong cuộc họp của Chính phủ vào tháng 5 tới sẽ có nhiều giải pháp”, ông Thành nói, đồng thời đề xuất 4 giải pháp chính.

    Giải pháp thứ nhất là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Đó là tiếp cận tín dụng với lãi suất được giảm và tạo những điều kiện về mặt pháp lý để doanh nghiệp “gặp mặt” với ngân hàng. Như vậy, điều kiện tiếp cận quan trọng hơn lãi suất, trong đó có câu chuyện như khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, bảo lãnh tín dụng. Khoanh nợ và bảo lãnh tín dụng đang được đề bạt rất mạnh mẽ.

    Thứ hai hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp là giảm chi phí, ví như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời điểm giảm thì chưa có, song được biết hiện có hai phương án từ 25% xuống 20%, một quan điểm khác được cơ quan quản lý tài chính ủng hộ hơn là từ 25% xuống 23%.

    Thứ ba là mở van tín dụng cho vay tiêu dùng, giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ các chương trình nông nghiệp nông thôn (tương tự như năm 2009) với số tiền có thể không lớn vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

    Giải pháp cuối cùng mà theo ông Thành là rất quan trọng, là xúc tiến thương mại. Nhiều thị trường nước ngoài đang phục hồi, có nhu cầu với hàng của Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... bên cạnh các thị trường truyền thống EU, và Hoa Kỳ

Chia sẻ trang này