Tin cực tốt : Chính phủ ra nghị quyết 'cứu' doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HoangDK, 11/05/2012.

4777 người đang online, trong đó có 443 thành viên. 18:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 316 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. HoangDK

    HoangDK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Đã được thích:
    0
    Nghị quyết mang số 13 vừa được Thủ tướng ký sáng 11/5 với nhiều giải pháp cho doanh nghiệp như giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Riêng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chờ ý kiến Quốc hội.
    > 5 nhóm giải pháp cứu doanh nghiệp
    > 29.000 tỷ đồng chưa đủ cứu đầu ra cho doanh nghiệp

    Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường bao gồm 5 nhóm giải pháp chính. Bên cạnh những nội dung được đề cập trước đó theo phương án của Bộ Tài chính, một điểm đáng chú ý khác được thể hiện trong văn bản lần này là nhóm giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn.
    Nhiều doanh nghiệp sẽ được tái cấu trúc nợ. Ảnh minh họa: Motobiker
    Nhiều doanh nghiệp sẽ được tái cấu trúc nợ. Ảnh minh họa: Motobiker

    Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các các biện pháp cơ cấu nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ...) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có biện pháp đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc, xử lý ngân hàng yếu kém.

    Về các giải pháp tài chính, Chính phủ chính thức cho phép gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của quý II/2012 đối với 2 nhóm doanh nghiệp nhỏ - vừa (không hoạt động trong lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

    Cơ quan chức năng cũng cho phép gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào Ngân sách của các đối tượng doanh nghiệp nêu trên và doanh nghiệp cơ khí, vận tải đường thủy, sản xuất thép, xi măng. Bên cạnh đó, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.

    Chính phủ cũng quyết nghị giảm 50% tiền thuê đất của năm 2012 đối với tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. Nội dung này giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án.

    Do không thuộc thẩm quyền nên Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không bao gồm các đối tượng doanh nghiệp loại trừ nói trên). Bộ Tài chính cũng sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, chăm sóc trông giữ trẻ, hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

    Về đầu tư, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả và theo đúng quy định.

    Thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)... Huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn. Chính phủ cũng cho phép mua sắm theo quy định đối với khoản kinh phí năm 2011 đã được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng vì thực hiện theo quy định của Nghị quyết 11 và đã được chuyển sang năm 2012.

    Nhật Minh (theo Chinhphu.vn)

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/05/chinh-phu-ra-nghi-quyet-cuu-doanh-nghiep/
  2. tinnonghoi

    tinnonghoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Đã được thích:
    60
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CH...duoc-song.html


    (ĐTCK) Trước áp lực không được “ốm”, nhiều CTCK buộc phải “dọn dẹp” danh mục tự doanh từ những năm trước và chấp nhận một khoản lỗ khủng.

    Kể từ 1/4/2012, các CTCK đứng trước áp lực bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đưa vào diện kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt, nếu không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính (ATTC) theo quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC. Điều này đang tạo áp lực buộc các CTCK không được “ốm”.

    Vì ATTC, chấp nhận lỗ!
    Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, có một điều khá thú vị đằng sau khoản lỗ lớn trong năm ngoái của nhiều CTCK. Theo lãnh đạo các CTCK này, lỗ “khủng” một phần không nhỏ là hệ quả của việc phải cơ cấu lại tài sản, để đáp ứng chỉ tiêu ATTC theo Thông tư 226/2010/TT-BTC, có hiệu lực cách đây một năm.
    Mới đây, khi giải trình Sở GDCK Hà Nội về khoản lỗ gần 400 tỷ đồng trong năm 2011, một CTCK cho biết, riêng lỗ tự doanh lên đến trên 250 tỷ đồng, cao gấp đôi số lỗ năm 2010.
    Tổng giám đốc CTCK này chia sẻ, ngoài lý do năm ngoái TTCK diễn biến xấu, không thuận lợi cho tự doanh, thì một nguyên nhân quan trọng khiến công ty lỗ tự doanh lớn là phải bán bớt danh mục cổ phiếu đã mua trước đó, để đảm bảo chỉ tiêu ATTC. Khoản lỗ lớn trong năm ngoái thực chất là phải gánh thêm số lỗ tự doanh của các năm trước đó. Giải pháp hạch toán này tuy “đau”, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, nếu không muốn rơi vào vào diện bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt.
    Ngoài “dọn dẹp” danh mục tài sản, cắt giảm nhân sự, chuyển trụ sở với chi phí rẻ hơn…, cũng là các biện pháp được nhiều CTCK áp dụng, nhằm giảm chi phí và rủi ro trong hoạt động, qua đó đưa chỉ tiêu ATTC về ngưỡng an toàn theo quy định.
    Theo ông Đoàn Đức Vịnh, Chủ tịch HĐQT CTCK Âu Việt (AVS), sau khi áp dụng một loạt giải pháp tiết giảm chi phí thường xuyên, cơ cấu lại tài sản…, lượng tiền mặt của AVS đã tăng lên đáng kể và hiện đạt trên 160 tỷ đồng. Các hoạt động kinh doanh đang được AVS triển khai thận trọng dựa trên hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, nhằm duy trì tỷ lệ ATTC.

    http://s.cafef.vn/BaoCaoTaiChinh.asp...2012&quarter=1 ( AVS co 161 ty TM, khong vay xu nao )
  3. bochungkhoan

    bochungkhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Chia buồn với các bác non gan hôm nay [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này