Tin cực tốt, cực HOT đây cho 1 tuần mới bắt đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buffet2008, 23/05/2010.

1390 người đang online, trong đó có 110 thành viên. 01:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1984 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    - Tuần vừa qua, thị trường đã giảm quá sâu, quá mạnh, hầu hết các cổ phiếu đã xuống quá đà, đã rất rất rẻ.
    - Chứng khoán Mỹ đã chạm đáy và bật tăng trở lại trước một loạt tin tốt về gói cứu trợ Hy lạp đã được giải quyết.
    - Lệnh cấm bán khống của Đức đã được thực thi và được coi là nhân tố hỗ trợ cho sự tăng điểm.
    - đầu tuần tới cả Châu Âu và Mỹ khởi sắc trở lại.
    - Việt Nam cũng đã tính đến phương án rất tốt đối với thị trường cổ phiếu (thị trường vốn)

    Đề nghị bỏ quy định cấm NHTM, chi nhánh NHNN cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh CP
    [​IMG]

    Để thúc đẩy TTTC Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các NH, chi nhánh NHNN cho vay đầu tư, kinh doanh CP trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn



    Chiều nay, 22/05/2010, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UBKTQH Hà Văn Hiền đã trình báo cáo của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đồng thời các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này. Nội dung thảo luận tại Hội trường chiều nay được tập trung vào 3 vấn đề:

    Vấn đề thứ nhất, quy định về giới hạn tỷ lệ cổ phần của một cổ đông là tổ chức, cá nhân trong tổ chức tín dụng khác, quy định tại Điều 55.

    Vấn đề thứ hai, quy định về NHTM và công ty con của NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu trong tổ chức tín dụng khác quy định tại Điều 103.

    Vấn đề thứ ba, quy định về NHTM và chi nhánh nước ngoài của nước ngoài (NHNN) cấp tín dụng đầu tư kinh doanh cổ phiếu quy định tại Điều 126 và Điều 128 của dự án luật.

    Tuy nhiên, đối với vấn đề 3, trong hầu hết các ý kiến thảo luận của các đại biểu đều không đề cập đến vấn đề 3 này. Chỉ có duy nhất ý kiến của Đại biểu Phạm Thị Loan – Hà Nội có ý kiến về Điều 128, khoản 2.

    Đề nghị bỏ quy định cấm NHTM, chi nhánh NHNN cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh CP

    Theo như giải trình của UBTVQH: Việc cấm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, có 2 loại ý kiến như sau:

    Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị giữ nguyên dự thảo Luật vì cho rằng cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu có mức độ rủi ro rất lớn, có thể gây mất an toàn đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng có thể là nhân tố gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán khi các ngân hàng cho vay phải bán tháo cổ phiếu cầm cố.

    Loại ý kiến thứ hai: đề nghị tiếp tục cho phép ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như quy định hiện hành.

    Theo ý kiến của UBTVQH: thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.

    Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngân hàng thương mại vẫn được phép cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sự liên kết với khu vực cũng như quốc tế ngày càng tăng thì việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.

    Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

    Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này.

    UBTVQH đề nghị bỏ quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu tại khoản 7 Điều 126 và bổ sung khoản 5 Điều 128 dự thảo Luật như sau:

    “5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.”

    Tổng mức dư nợ tín dụng với một khách hàng không quá 25% là quá cao

    Cũng theo giải trình của UBTVQH: Về giới hạn cho vay của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với một khách hàng và một khách hàng với người có liên quan (khoản 2 Điều 128):

    UBTVQH đề nghị được giữ nguyên quy định về giới hạn cấp tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng đối với khách hàng.

    Tuy nhiên, theo ý kiến của Đại biểu Phạm Thị Loan – Hà Nội: Điều 128, Khoản 2: "Tổng mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 25% của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người liên quan không quá 50%" là cao. Hiện nay đang có một xu hướng các công ty lớn, các tập đoàn lớn thành lập ra ngân hàng, cũng như thành lập ra các tổ chức tín dụng để huy động vốn và cho vay chính trong nội bộ của mình. Tôi cho đây nguy cơ chúng ta cần phải suy nghĩ, nếu chúng ta cho một tỉ lệ lớn thì vô tình sẽ gây ra những nguy cơ khác. Trong này có 2 Khoản, Khoản 1 là đối với ngân hàng, Khoản 2 là đối với tổ chức phi ngân hàng, nhưng với tỉ lệ như thế này tôi cho là cao cho nên đề nghị xem xét lại tỉ lệ của Điều 128”.

    Theo giải trình của UBTVQH, quy định về giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Khoản 1 Điều 128) tính trên cơ sở vốn của ngân hàng mẹ như luật hiện hành là không hợp lý. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giữ quy định về vấn đề này như trong dự thảo Luật.

    Theo Chương trình họp Quốc Hội lần này chỉ có 01 phiên thảo luận về Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng tại hội trường. Ngày 16/06, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật này.

    Phần 2: Ý kiến thảo luận của Đại biểu về vấn đề 1 và vấn đề 2

    Q. Nguyễn - V. Minh
    Theo Quốc Hội Việt Nam


  2. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Bia thôi, thị trường chứng khoán tuần sau sẽ lấy lại tất cả số điểm đã mất
    Xuống càng sâu thì bật càng mạnh

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư cổ phiếu đến từ nước ngoài

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Khối ngoại tiếp tục mua ròng 207 tỷ đồng trên cả 2 sàn
    [​IMG]

    Việc thị trường sụt giảm mạnh gần như không ảnh hưởng nhiều tới động thái giao dịch của nhà đầu tư ngoại.


    [​IMG] Nhìn lại chuỗi 32 phiên mua ròng của khối ngoại
    [​IMG] Nhà đầu tư đang rút tiền khỏi thị trường các nước mới nổi


    Tuần qua, chuỗi mua ròng bắt đầu từ ngày 31/3 của khối ngoại đã dừng lại khi họ bán ròng hơn 22 tỷ đồng phiên ngày thứ Tư (19/5), tương ứng với 32 phiên mua ròng liên tiếp.
    Tuy vậy, sau đó, khối ngoại đã trở lại mua ròng 38 tỷ vào phiên sau đó rồi tăng mạnh lên 103 tỷ đồng vào phiên cuối tuần.
    Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 181 tỷ đồng tại HoSE, tăng 17 tỷ so với tuần trước. Đây là tuần mua ròng thứ 11 liên tiếp của họ với tổng giá trị đạt 3.660 tỷ đồng. Trong 11 tuần qua (tính từ 8/3), khối ngoại chỉ có 4 phiên bán ròng trên tổng số 52 phiên giao dịch.
    Bất chấp việc thị trường liên tục sụt giảm, khối ngoại vẫn không ngừng mua vào cho thấy họ có cái nhìn khả quan về triển vọng của thị trường Việt Nam trong trung và dài hạn.
    Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã rút khoảng 9 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ trong tháng 5/2010.
    Thị trường Việt Nam hiện cũng khá rẻ so với các nước khác trong khu vực. Các cổ phiếu có yếu tố cơ bản gần như là khối ngoại “mua vào để đấy”.

    [​IMG]
    SJS dẫn đầu top mua ròng với 539 nghìn đơn vị, tương đương 43 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng Năm, cổ phiếu này đã được mua ròng hơn 1,7 triệu đơn vị. Đây cũng là 1 trong 3 được mua ròng nhiều nhất trong chuỗi mua ròng vừa qua, đứng sau VIC và HAG.
    Các cổ phiếu bất động sản vẫn là lựa chọn chính của khối ngoại. Ngoài SJS, khối ngoại trong tuần còn mua ròng mạnh 1 số mã khác như CII (1,02 triệu đơn vị - 39,6 tỷ), DIG (352 nghìn đơn vị - 23,7 tỷ), BCI, KBC, HDG…
    Hai mã đáng chú ý khác là BVH (783 nghìn đơn vị - 38,1 tỷ) và HSG (727 nghìn đơn vị - 30,9 tỷ). Tuần trước, BVH dẫn đầu top mua ròng với 1,75 triệu đơn vị, tương đương 85 tỷ đồng, trong đó có 1 triệu đơn vị mua thỏa thuận.
    Phía bán ròng, DPM dẫn đầu với 1,3 triệu đơn vị, tương đương 38 tỷ đồng.
    HAG đứng thứ 2 với 386 nghìn đơn vị, tương đương 29,7 tỷ đồng. Sau khi được gom mạnh trong thời gian trước thì HAG bắt đầu bị bán ròng trong 2 tuần trở lại đây, tuy nhiên khối lượng không lớn. Trong chuỗi 32 phiên mua ròng vừa qua, khối ngoại đã bỏ ra 336 tỷ để mua ròng xấp xỉ 4 triệu đơn vị HAG.
    Một số mã khác trong top bán ròng là FPT (401 nghìn đơn vị - 24,2 tỷ), REE, PPC, VIC, SSI… SSI được vừa mua vừa bán với lượng lớn: mua vào 815 nghìn và bán ra 1,07 triệu đơn vị.
    FPT là một trong những mã bluechip bị bán ròng nhiều nhất từ đầu tháng với hơn 1,06 triệu đơn vị, tương đương 80,7 tỷ đồng.
    Tại sàn Hà Nội, khối ngoại cũng mua ròng gần 26 tỷ đồng.
    Các mã được mua ròng nhiều là PVS (634 nghìn đơn vị - 19,2 tỷ), VNR (295 nghìn đơn vị - 7 tỷ), NTP, DXP… Phía bán ròng là VCG (202 nghìn đơn vị - 8,5 tỷ), KLS (374 nghìn đơn vị - 7,3 tỷ)…

    [​IMG]

    Quốc Thắng
    Theo HoSE/HNX



    [​IMG]

    Việc thị trường sụt giảm mạnh gần như không ảnh hưởng nhiều tới động thái giao dịch của nhà đầu tư ngoại.


    [​IMG] Nhìn lại chuỗi 32 phiên mua ròng của khối ngoại
    [​IMG] Nhà đầu tư đang rút tiền khỏi thị trường các nước mới nổi


    Tuần qua, chuỗi mua ròng bắt đầu từ ngày 31/3 của khối ngoại đã dừng lại khi họ bán ròng hơn 22 tỷ đồng phiên ngày thứ Tư (19/5), tương ứng với 32 phiên mua ròng liên tiếp.
    Tuy vậy, sau đó, khối ngoại đã trở lại mua ròng 38 tỷ vào phiên sau đó rồi tăng mạnh lên 103 tỷ đồng vào phiên cuối tuần.
    Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 181 tỷ đồng tại HoSE, tăng 17 tỷ so với tuần trước. Đây là tuần mua ròng thứ 11 liên tiếp của họ với tổng giá trị đạt 3.660 tỷ đồng. Trong 11 tuần qua (tính từ 8/3), khối ngoại chỉ có 4 phiên bán ròng trên tổng số 52 phiên giao dịch.
    Bất chấp việc thị trường liên tục sụt giảm, khối ngoại vẫn không ngừng mua vào cho thấy họ có cái nhìn khả quan về triển vọng của thị trường Việt Nam trong trung và dài hạn.
    Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã rút khoảng 9 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ trong tháng 5/2010.
    Thị trường Việt Nam hiện cũng khá rẻ so với các nước khác trong khu vực. Các cổ phiếu có yếu tố cơ bản gần như là khối ngoại “mua vào để đấy”.

    [​IMG]
    SJS dẫn đầu top mua ròng với 539 nghìn đơn vị, tương đương 43 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng Năm, cổ phiếu này đã được mua ròng hơn 1,7 triệu đơn vị. Đây cũng là 1 trong 3 được mua ròng nhiều nhất trong chuỗi mua ròng vừa qua, đứng sau VIC và HAG.
    Các cổ phiếu bất động sản vẫn là lựa chọn chính của khối ngoại. Ngoài SJS, khối ngoại trong tuần còn mua ròng mạnh 1 số mã khác như CII (1,02 triệu đơn vị - 39,6 tỷ), DIG (352 nghìn đơn vị - 23,7 tỷ), BCI, KBC, HDG…
    Hai mã đáng chú ý khác là BVH (783 nghìn đơn vị - 38,1 tỷ) và HSG (727 nghìn đơn vị - 30,9 tỷ). Tuần trước, BVH dẫn đầu top mua ròng với 1,75 triệu đơn vị, tương đương 85 tỷ đồng, trong đó có 1 triệu đơn vị mua thỏa thuận.
    Phía bán ròng, DPM dẫn đầu với 1,3 triệu đơn vị, tương đương 38 tỷ đồng.
    HAG đứng thứ 2 với 386 nghìn đơn vị, tương đương 29,7 tỷ đồng. Sau khi được gom mạnh trong thời gian trước thì HAG bắt đầu bị bán ròng trong 2 tuần trở lại đây, tuy nhiên khối lượng không lớn. Trong chuỗi 32 phiên mua ròng vừa qua, khối ngoại đã bỏ ra 336 tỷ để mua ròng xấp xỉ 4 triệu đơn vị HAG.
    Một số mã khác trong top bán ròng là FPT (401 nghìn đơn vị - 24,2 tỷ), REE, PPC, VIC, SSI… SSI được vừa mua vừa bán với lượng lớn: mua vào 815 nghìn và bán ra 1,07 triệu đơn vị.
    FPT là một trong những mã bluechip bị bán ròng nhiều nhất từ đầu tháng với hơn 1,06 triệu đơn vị, tương đương 80,7 tỷ đồng.
    Tại sàn Hà Nội, khối ngoại cũng mua ròng gần 26 tỷ đồng.
    Các mã được mua ròng nhiều là PVS (634 nghìn đơn vị - 19,2 tỷ), VNR (295 nghìn đơn vị - 7 tỷ), NTP, DXP… Phía bán ròng là VCG (202 nghìn đơn vị - 8,5 tỷ), KLS (374 nghìn đơn vị - 7,3 tỷ)…

    [​IMG]

    Quốc Thắng
    Theo HoSE/HNX


  4. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Nới quy định cho vay kinh doanh cổ phiếu
    [​IMG]

    Việc cấm NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.


    [​IMG] Đề nghị bỏ quy định cấm NHTM, chi nhánh NHNN cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh CP


    Chỉ có 6 ý kiến phát biểu trong gần một giờ khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 22/5.


    Nhiều nội dung tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được sự đồng tình của các vị đại biểu. Trong đó có quy định về cho vay kinh doanh cổ phiếu.


    Trong quá trình thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu và hoàn thiện dự án luật sau kỳ họp, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định cấm ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như dự thảo luật.


    Vì, cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu có mức độ rủi ro rất lớn, có thể gây mất an toàn đối với từng ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng có thể là nhân tố gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán khi các ngân hàng cho vay phải bán tháo cổ phiếu cầm cố.


    Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục cho phép ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu như quy định hiện hành.


    Theo quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc, thị trường vốn của Việt Nam còn rất non trẻ, trong khi đó nguồn vốn dài hạn trong nền kinh tế lại rất hạn chế, do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phần nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, qua đó thu hút nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu.


    Hơn nữa, việc cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.


    Do vậy, để thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển, cần quy định cho phép các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu trong ngắn hạn để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.


    Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là hoạt động rất rủi ro, do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng cần thiết phải quy định các điều kiện, giới hạn mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay hoạt động này.


    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bỏ quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Dự thảo luật mới nhất đã được bổ sung quy định giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.


    Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng cũng đã được chỉnh lý để mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại. Về cơ bản, sau khi chỉnh lý, dự thảo luật đã quy định đầy đủ và cụ thể phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm các hoạt động ngân hàng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.


    Theo đó, đối với các ngân hàng thương mại, ngay khi được cấp phép thành lập và hoạt động có thể được thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh. Chỉ có 6 nhóm hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro phải xin phép để được hoạt động.


    Đại biểu Cao Sỹ Kiêm cho rằng, sau khi được chỉnh lý, những quy định của dự luật đã tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tự chủ năng động hơn và sự giám sát cũng chặt hơn. Tuy nhiên một số nội dung còn mang tính định hướng, những vấn đề định lượng vẫn cần chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.


    Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền, về góp vốn mua cổ phần luật hiện hành đã ấn định số 11% của ngân hàng thương mại và công ty con của ngân hàng thương mại có thể được mua trong vốn điều lệ, nay lại giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định là một bước thụt lùi. Đại biểu Quyền đề nghị tỷ lệ này cần được xác định ngay trong luật để tránh tùy tiện.


    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên giải thích, việc giao cho Ngân hàng Nhà nước quy định về một số vấn đề trong dự luật là xuất phát từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất trong nhiều năm qua và để phù hợp với tình hình của từng thời kỳ.


    Theo chương trình kỳ họp, chiều 16/6 Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
    Theo Nguyễn Lê

    VnEconomy​


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  5. TieuLongNu68

    TieuLongNu68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Các bác dài quá, bác nào cũng dài dẵng dặc em đọc hoa cả mắt rồi chẳng hiểu các bác nói gì
    Thế tóm lại là tuần sau xúc chứ gì
    Nhưng mà xúc gì mới được chứ
  6. bibong1

    bibong1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Xúc cháo
  7. traimexanh

    traimexanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    0
    chủ topic nói đúng. tuần sau sẽ tăng mạnh lắm .chúc mừng ai mua được giá sàn hôm thứ 6 rồi .vote cho bác chủ topic 1 phiếu nè [r2)]
  8. dongxumayman

    dongxumayman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tin tốt lại ra dồn dập... VNI về đâu???
    Các pác vừa bắt đáy lại được ăn lồi mồm mất rồi... !
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  10. San_hang_hot

    San_hang_hot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    1
    Lại đúng lúc họp Quốc hội, mà thường thì trong lúc họp Quốc hội, thị trường thường CỬNG hơn là XỈU. Đợt này hy vọng là phục hồi.
    16/6 mới biểu quyết 1 số vấn đề cơ.

Chia sẻ trang này