Tin đáng quan tâm .......................

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranhphong, 10/02/2009.

2998 người đang online, trong đó có 127 thành viên. 05:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 410 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. tranhphong

    tranhphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Tin đáng quan tâm .......................

    http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/25971/index.aspx
  2. tranhphong

    tranhphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Indochina có thể phải bán nhiều cổ phiếu blue-chips ra thị trường Thứ ba, 10/2/2009, 14:16 GMT+7
    Indochina Capital sẽ phải bán một phần danh mục đầu tư ra thị trường. Indochina nắm cổ phần Bảo Việt, Vietcombank, cao su Phước Hòa, Mai Linh, FPT, VNM, DHG, DPM, SSI, HPG, PVD, DQC, VHG, ANV, HAP, TAC...

    Năm ngoái NAV của quỹ giảm 53,8% song so với với mức giảm chung 66% của VN-Index, thì mức giảm NAV của Indochina Capital thấp hơn. Nếu tính cả sự trượt giá của tiền đồng so với đô la Mỹ, thì mức giảm NAV của quỹ thấp hơn mức giảm của chỉ số chứng khoán Việt Nam tới 21,5%.

    Ngày 7-3-2007 là ngày đáng nhớ đối với Indochina Capital Vietnam Holdings Limited, công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Anh Quốc. Trước đó vài tuần Indochina Capital đã thành công ngoài dự kiến khi huy động được 500 triệu đô la Mỹ để chuyên đầu tư vào Việt Nam.

    Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi Crédit Suisse (Thụy Sỹ) - tổ chức bảo lãnh phát hành cho Indochina Capital - lên tiếng gọi vốn, các nhà đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng 1 tỉ đô la Mỹ để góp vào Indochina Capital, gấp đôi lượng vốn dự kiến huy động.

    Mức tăng trưởng 146% trong năm 2006 của VN-Index lúc ấy là thỏi nam châm khó lòng cưỡng nổi đối với giới đầu tư. E không hấp thụ hết lượng vốn khổng lồ, Crédit Suisse lập tức thúc giục Indochina Capital đóng quỹ. Và quỹ đã được đóng trong sự nuối tiếc của không ít nhà đầu tư chậm chân, không góp được tiền.

    Mười ngày sau khi Indochina Capital niêm yết ở London, ngày 12-3-2007 VN-Index lên đỉnh cao nhất của nó 1.170 điểm. Đó là thời điểm huy hoàng của chứng khoán Việt Nam!

    Nhưng thời gian luôn là nhân chứng lạnh lùng! Giữa tháng 1-2009, hơn 22 tháng sau ngày niêm yết, Hội đồng quản trị Indochina Capital, trước sức ép của cổ đông, đã ra thông báo về việc cơ cấu lại cổ phiếu công ty.

    Những cổ đông có ý định rút vốn sẽ được tạo điều kiện để thanh lý một phần hoặc toàn bộ các khoản đầu tư của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Indochina Capital sẽ phải bán một phần danh mục đầu tư của họ ra thị trường. Câu chuyện được bắt đầu như thế...

    Danh mục đầu tư thanh lý

    Theo thông báo, Hội đồng quản trị Indochina Capital đã xem xét để điều chỉnh một cách hài hòa quyền lợi của những cổ đông muốn rút ra khỏi quỹ và cổ đông tiếp tục ở lại. Tài sản ròng (NAV) của quỹ sẽ được chia thành hai phần: một danh mục đầu tư có thể thanh lý (realisation share portfolio) và một danh mục tiếp tục đầu tư (continuation share portfolio). Danh mục đầu tư tiếp tục sẽ được quản lý theo chiến lược đầu tư hiện tại.

    Sau khi thanh lý danh mục đầu tư kia, tiền sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, Indochina Capital cũng cảnh báo trước rằng không thể đảm bảo về mặt thời gian cũng như giá trị tài sản thanh lý vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả cũng như việc bán ra nhanh chậm trên thị trường. Không loại trừ khả năng giá bán các cổ phiếu thấp hơn giá ở thời điểm tính toán tài sản ròng của quỹ.

    Hội đồng quản trị Indochina Capital hoàn toàn có lý bởi trong bối cảnh VN-Index đã thêm một lần nữa phá ngưỡng 300 điểm và thanh khoản thị trường suy kiệt (có phiên tổng giá trị khớp lệnh của cả hai sàn vỏn vẹn chưa đầy 150 tỉ đồng, tức chưa bằng 5-7% lúc giao dịch sôi động), thì việc bán ra một lượng cổ phiếu trị giá hàng trăm tỉ đồng (theo giá hiện tại) sẽ khiến nguồn cung tăng mạnh. Đồng thời nó buộc các nhà đầu tư còn tiền giãn tiến độ giải ngân với hy vọng chờ đợi thêm để mua được cổ phiếu với giá tốt hơn nữa. Vì thế, sức cầu đã yếu có thể còn yếu hơn.

    Indochina Capital là một quỹ đóng và không ít người đã từng nghĩ quỹ đóng thì không thể rút vốn như các quỹ mở. Trên thực tế, không có quỹ nào đóng mãi mãi. Có những quỹ quy định thời gian đóng là 6 tháng, 12 tháng hay 18, 24 tháng, 5-10 năm... tùy thuộc vào khả năng của nhà đầu tư. Sau thời gian đóng ấn định nói trên, các cổ đông có thể rút vốn nếu có nhu cầu.

    Với các quỹ được niêm yết, cổ đông có thể chuyển nhượng chứng chỉ quỹ trên sàn (hầu hết các quỹ đầu tư vào Việt Nam do Dragon Capital, VinaCapital và Indochina Capital quản lý đều được niêm yết). Song hiện nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng, chứng chỉ các quỹ này đang được giao dịch với giá thấp hơn giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (Giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ của Indochina Capital ngày 31-12-2008 là 4,66 đô la Mỹ, nhưng giá giao dịch chỉ có 2,48 đô la Mỹ - Indochina Capital Monthly Fund Update 31-12-2008).

    Một số cổ đông đã yêu cầu thanh lý quỹ với hy vọng sẽ thu được số tiền còn lại, dù sao, cũng nhiều hơn so với bán chứng chỉ quỹ trên sàn. Cần phải nói thêm rằng trong suốt mấy tháng qua, các quỹ đầu tư vào Việt Nam chịu áp lực mua vào chứng chỉ quỹ của chính mình để giữ giá. Một số quỹ đã mua vào một số lượng nhỏ, vì ngay cả khi muốn mua thêm, họ cũng không còn nguồn tài chính.

    Những đổi thay và lời lỗ

    Indochina Capital đã có những thay đổi căn bản về nhân sự và chiến lược đầu tư trong năm 2008. Nhiều nhân vật chủ chốt đã ra đi, những gương mặt mới thay thế. Công ty Chứng khoán Mê Kông, nơi Indochina Capital góp 49% vốn, đã được thỏa thuận chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài (Đông Âu), thủ tục đang chờ cơ quan quản lý chấp thuận. Tài khoản của nhà đầu tư mở tại đây được chuyển đi.

    Sáu tháng gần đây nhất, đặc biệt là quí 4-2008, Indochina Capital đã tích cực cơ cấu lại danh mục đầu tư, thanh lý những cổ phiếu không có triển vọng, chuyển nhượng trái phiếu để có nguồn tiền mặt ở mức tối đa. Tổng giá trị đầu tư trái phiếu từ mức 84,2 triệu đô la Mỹ (ICVH Interim Report 30-6-2008, kiểm toán bởi KPMG) đã giảm xuống còn khoảng 33 triệu đô la Mỹ, chiếm 15,4% NAV (Indochina Capital Monthly Fund Update 31-12-2008).

    Đến cuối tháng 6 năm ngoái, Indochina Capital lỗ 203,6 triệu đô la Mỹ (NAV giảm tương đương mức trên). Đến 31-12-2008 tổng giá trị tài sản ròng của quỹ chỉ còn 212,8 triệu đô la Mỹ. Từ 500 triệu đô la Mỹ lúc ban đầu, nay với 212,8 triệu đô la Mỹ còn lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm Indochina Capital ?obay hơi? một lượng vốn không nhỏ.

    Cũng như các quỹ đầu tư nước ngoài khác ở Việt Nam, Indochina Capital nhẫn nại vượt qua sóng gió và đứng vững ít nhất đến hết năm 2008. Mặc dù năm ngoái NAV của quỹ giảm 53,8% song so với với mức giảm chung 66% của VN-Index, thì mức giảm NAV của Indochina Capital thấp hơn. Nếu tính cả sự trượt giá của tiền đồng so với đô la Mỹ, thì mức giảm NAV của quỹ thấp hơn mức giảm của chỉ số chứng khoán Việt Nam tới 21,5%. Phải thừa nhận đây là một nỗ lực không tồi trong tình hình chung không mấy sáng sủa của chứng khoán Việt Nam và thế giới năm qua.

    Có hai điểm cần ghi nhận trong sự thay đổi chiến lược đầu tư của Indochina Capital gần đây. Thứ nhất là quỹ đã kịp thời chuyển đổi một lượng lớn tiền mặt (khoảng 40 triệu đô la Mỹ, tương đương 18,5% NAV) ra ngoại tệ trước ngày 25-12-2008, khi đồng nội tệ chính thức được điều chỉnh trượt thêm 3% so với đô la Mỹ. Thứ hai, NAV của quỹ giảm 16,7% trong tháng cuối cùng của năm 2008, mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ trước đến nay, do Indochina Capital ?odũng cảm? định giá lại các khoản đầu tư private equity (các công ty cổ phần) và OTC theo giá thị trường. Việc định giá lại cho thấy giá trị các khoản đầu tư OTC giảm 61% trong năm 2008, trong khi mức giảm của các cổ phiếu niêm yết thấp hơn, chỉ có 47,7%.

    Indochina nắm cổ phần Bảo Việt, Vietcombank, cao su Phước Hòa, Mai Linh, FPT, VNM, DHG, DPM, SSI, HPG, PVD...

    Đầu năm 2007 các quỹ nước ngoài chịu một áp lực thường trực về việc phải giải ngân nhanh các khoản vốn vào Việt Nam. Indochina Capital cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quỹ đã tham gia các đợt IPO Bảo Việt, Vietcombank, cao su Phước Hòa, Mai Linh. Trên sàn, quỹ sở hữu những blue-chips như FPT, VNM, DHG, DPM, SSI, HPG, PVD...

    Trong danh mục đầu tư của Indochina Capital cũng có những cổ phiếu niêm yết mà bây giờ nhìn lại, giới đầu tư sẽ phải cân nhắc năm bảy lượt khi bỏ vốn vào như DQC, VHG, ANV, HAP, TAC... nhưng lúc đó, không phải ai cũng có được cái nhìn tỉnh táo, đặc biệt trong hoàn cảnh thiếu vắng sự minh bạch thông tin. Không chỉ Indochina Capital, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài khác cũng đang ?otrả giá? bởi thông tin mập mờ về thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp này hoặc doanh nghiệp nọ.

    Giới đầu tư đang cố tìm lời giải vì sao một số cổ đông của Indochina Capital lại muốn rút vốn tại thời điểm hiện nay. Một nhà đầu tư nước ngoài giải thích sức chịu đựng lời lỗ của cổ đông có hạn, nhưng quan trọng hơn là các thị trường mới nổi và cận biên không còn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ như trước. Sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu đã khiến cho cổ phiếu ở Mỹ, Úc, châu Âu trở nên quá rẻ và rút vốn về đầu tư vào những thị trường phát triển có lẽ thích hợp và an toàn hơn.

    ?oKhi kinh tế thế giới phục hồi, Mỹ sẽ là quốc gia phục hồi đầu tiên, vậy thì tại sao không đầu tư vào Mỹ?? - ông nói. Ngoài ra mức rủi ro ở các thị trường mới nổi như Việt Nam cao và có lẽ bây giờ, các quỹ đầu tư muốn phân bổ một tỷ lệ tài chính với mức ưu tiên rộng hơn cho các thị trường ít rủi ro. Nguồn vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào các thị trường mới nổi được dự báo sẽ giảm và việc một số nhà đầu tư của Indochina Capital rút vốn cũng không phải là quá bất ngờ.

    Vượt lên tất cả những biến động, Indochina Capital không nói lời chia tay Việt Nam. Hội đồng quản trị Indochina Capital vẫn duy trì một phần danh mục đầu tư và dự định sẽ giải ngân lượng tiền mặt đang nắm giữ khi thị trường có cơ hội. Đó cũng là điều mà phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài khác đang hướng tới: cơ hội đầu tư khi thị trường ảm đạm, trong khi chờ xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm. (Nguồn: TBKTSG)
  3. tranhphong

    tranhphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Đã được thích:
    0
    http://cafef.vn/20090210102535556CA36/dpm-co-the-thua-lo-trong-quy-i2009.chn

    DPM có thể thua lỗ trong quý I/2009


    Mặc dù công bố mức doanh thu năm 2008 tăng 48,3% đạt 6.603 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 9,1%, đạt 1.450 tỷ đồng và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, song Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (mã DPM) vẫn không thể chối cãi việc lỗ 86,9 tỷ đồng vào quý IV/2008 do phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 186 tỷ đồng cho hàng nhập khẩu trong quý IV/2008.

    Theo trả lời của ông Phan Đình Đức, Tổng giám đốc DPM trên website chính thức của công ty, trong năm 2009, nền kinh tế tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, giá dầu có xu hướng khó có thể phục hồi mức giá của năm 2008 và điều này sẽ tác động không tốt tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh phân bón, hóa chất của DPM.


    DPM sẽ cố gắng đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 với mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao hơn năm 2008, tương ứng là 750.000 tấn urea sản xuất và 780.000 tấn urea tiêu thụ.


    Tổng doanh thu trong năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng hơn 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ đạt khoảng 1.084 tỷ đồng với mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ vào khoảng 26%.


    DPM cũng đang xây dựng phương án bán bớt tỷ lệ vốn Tập đoàn Dầu khí tại DPM từ trên 61% xuống 51%.


    Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại DPM có thế tiếp tục lỗ trong quý I/2009 do lượng phân bón sản xuất tồn kho trên cả nước hiện lên tới khoảng 1 triệu tấn và nhập khẩu tồn kho khoảng gần 1 triệu tấn. Tình trạng này làm cho nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất do không tiêu thụ được sản phẩm.


    Giá phân urê thế giới hiện nay là 200 USD/tấn; phân DAP 500 USD/tấn; phân SA 145 USD/tấn. Giá phân bón trong nước DAP từ 10.000-13.000 đồng/kg, urê 5.300 đồng/kg, kali 10.000 đồng/kg.

Chia sẻ trang này