Tín hiệu dần rõ ràng_thời của REE và STB đã đến,

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi canhbuomden, 04/09/2007.

6435 người đang online, trong đó có 603 thành viên. 21:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 298 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. canhbuomden

    canhbuomden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Tín hiệu dần rõ ràng_thời của REE và STB đã đến,

    TTCK trông chờ tín hiệu mở room



    (Theo Hanoinet) Trong bối cảnh thị trường như hiện nay, các thành viên trên TTCK đều mong mỏi quyết định mở room như một liều thuốc tăng lực cho thị trường. Liệu sự chần chừ của cơ quan quản lý là có lợi, liệu nhà ĐTNN được tăng tỷ lệ sở hữu có dẫn tới việc họ thao túng các doanh nghiệp "ngon" của VN?



    Thực ra câu chuyện room cho NĐTNN thông qua hình thức đầu tư gián tiếp bằng mua bán CP trong các doanh nghiệp VN đã gây tranh luận hàng chục năm về trước. Theo Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành từ năm 1987, các NĐT ngoại muốn đầu tư trực tiếp vào VN phải có tỷ lệ góp vốn trên 30% trong các dự án, vậy dưới 30% thì làm thế nào? Các nhà soạn thảo luật đã trám "chỗ trống" này bằng cách quy định dưới 30% thì được coi là đầu tư gián tiếp và vốn nước ngoài được thực hiện bằng cách mua CP của DN Việt. Và dần dần việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong các cty cổ phần VN được ngầm hiểu tối đa 30%. Năm 2005, 5 năm sau khi TTCK VN ra đời, để kích thị trường phát triển giới hạn trên đã được nâng lên thành 49% với các công ty niêm yết trên hai sàn Hà Nội và TP HCM, với những DN hoạt động trong những ngành nghề đặc thù như ngân hàng Sacombank, ACB lại phải tuân theo luật chuyên ngành và room cho cổ đông ngoại chỉ được tối đa 30%.



    Theo quy định cam kết gia nhập WTO, các NĐTNN sẽ được tăng tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp VN mà nhà nước không cần khống chế điều kiện. Điều này có nghĩa là sau khi VN gia nhập WTO, room sẽ được "nới rộng", tuy nhiên do đầu năm 2007, thị trường phát triển quá nóng, Chính phủ đã yêu cầu duy trì room 30% với các DN chưa niêm yết và 49% với những DN niêm yết. Liên tiếp 4 tháng qua, TTCK VN trong giai đoạn điều chỉnh VN-Index xoay quanh 900 -1.000 điểm, giá trị giao dịch giảm mạnh, trong đó sức cầu từ khối NĐT ngoại giảm rõ rệt, yêu cầu về việc mở room cho các NĐTNN trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, nhất là sau sự kiện trung tâm lưu ký chứng khoán nhầm room của STB từ 30% lên 49% tạo ra một cơn sốt STB của NĐT ngoại trong vòng hơn chục phút một phiên giao dịch mới đây.



    Mở như thế nào?



    Theo ông Nguyễn Đình Tài, Giám đốc Trung tâm tư vấn Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (thành viên Ban soạn thảo Luật Đầu tư), Luật Đầu tư trao quyền cho Chính phủ quyết định room của NĐT ngoại tuỳ từng lĩnh vực cụ thể. Điều này có nghĩa là, các bộ ngành sẽ ban hành những danh mục ngành nghề có điều kiện và những ngành nghề nằm ngoài danh mục đó nghiễm nhiên nhà đầu tư ngoại không bị khống chế room.



    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, DN có vốn nước ngoài dưới 49% được coi là DN "nội", trên mức này là DN "ngoại". Trước mối lo rằng, nếu nâng tỷ lệ sở hữu như trên, gần 30 DN niêm yết (gần hết room trên TTCK) hiện nay có thể bị các NĐTNN thâu tóm, ông Tài cho rằng điều đó không đáng lo, bởi nếu ngành nghề nào "nhạy cảm" sẽ được các bộ ngành đưa vào danh mục có điều kiện. Với những ngành nghề khác, dù là nhà đầu tư nội hay ngoại, mục tiêu cao nhất của người bỏ vốn vẫn là lợi nhuận và họ chẳng dại gì bỏ đi những thương hiệu đã hút khách. Hơn nữa, việc mua bán, sáp nhập DN đang trở thành xu hướng đầu tư mạnh trên thế giới (chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn cầu), tại VN Luật Cạnh tranh đã quy định việc thâu tóm một DN bằng cách mua CP trên TTCK không được thực hiện nếu tạo ra doanh nghiệp mới nắm trên 50% thị phần trong một lĩnh vực; nếu nắm 30% thị phần thì phải báo cáo. "Trong bối cảnh như hiện nay Nhà nước cần tạo ra môi trường hoạt động cạnh tranh bình đẳng lành mạnh chứ không nên có tâm lý che chắn mãi", ông Tài nói.



    "Trói" bằng cổ phần không biểu quyết, nên hay không?



    Câu chuyện mở room đã từng được đề cập tại Bộ Tài chính, một số ý kiến cho rằng nên tăng tỷ lệ sở hữu cho NĐT nhưng hạn chế họ tham gia vào hoạt động DN bằng cách phát hành CP không có quyền biếu quyết. Theo Luật Doanh nghiệp, NĐT chấp nhận mua CP không có quyền biểu quyết sẽ được hưởng cổ tức cao hơn hoặc có quyền yêu cầu DN mua lại CP trong trường hợp muốn rút vốn.



    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Tài, nếu áp dụng hình thức trên, nhà ĐTNN chưa hẳn đã mong muốn tham gia. Khi đầu tư chứng khoán, nhà ĐTNN ít trông chờ vào cổ tức mà thường tìm kiếm lợi nhuận ở việc chênh lệch giá thị trường với giá gốc. Hơn nữa, khi đã quyết định bỏ vốn, họ đương nhiên muốn có quyền biểu quyết, tham gia vào những kế hoạch được trình bày tại ĐHCĐ. Ông Tài cho biết, hơn một năm thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới, tuy chưa có thống kê, song những doanh nghiệp phát hành loại cổ phần như trên dường như rất ít.



    "Trong thế giới phẳng như hiện nay không nên phân biệt vốn đầu tư trực tiếp với vốn đầu tư gián tiếp. Trong khi chúng ta khuyến khích vốn FDI thì lại quá khắt khe với FII, việc mở room theo tôi là tất yếu và nên cân nhắc ban hành sớm", ông Tài bày tỏ quan điểm.

Chia sẻ trang này