tín hiệu đánh xuống: “Danh sách đen” cổ phiếu sẽ dài thêm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giacmotrua26, 06/04/2012.

5827 người đang online, trong đó có 599 thành viên. 20:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 584 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    “Danh sách đen” cổ phiếu sẽ dài thêm








    [​IMG]
    Cổ phiếu trong “danh sách đen” hầu hết đều là những cổ phiếu thuộc các ngành bị tác động mạnh bởi suy thoái, như chứng khoán, bất động sản, vận tải, vật liệu xây dựng, cáp…
    Khi doanh nghiệp tuần tự công bố kết quả kinh doanh năm 2011 cũng là lúc danh sách cổ phiếu bị “gọi tên” xuất hiện thêm nhiều tên tuổi mới.

    Điểm mặt, gọi tên

    Từ tháng 3/2012 trở lại đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã liên tục ký các quyết định, đưa một loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo. Có thể kể ra các tên như Kỹ nghệ Đô Thành (DTT), Chứng khoán BIDV (BSI), Intresco (ITC), Chứng khoán Rồng Việt (VDS), Công ty Đầu tư Tài chính quốc tế và phát triển doanh nghiệp (IDJ), Việt Hàn (VHG), Đầu tư - Phát triển Sacom (SAM), Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), Sông Đà 6.06 (SSS)…

    Tính chung, số cổ phiếu ở diện cảnh báo đã lên tới hơn 30 mã. Nếu gộp thêm các cổ phiếu bị kiểm soát, như Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Chứng khoán Hải Phòng (HPC), Tribeco (TRI), Dược Cửu Long (DCL), Cadovimex (CAD), Basa (BAS) hay cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch, thì “danh sách đen” trên thị trường chứng khoán cũng xấp xỉ con số 50. Dự báo, khi các doanh nghiệp hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, “danh sách đen” sẽ còn dài thêm.

    Lý do khiến các cổ phiếu bị “gọi tên” chủ yếu là do kinh doanh thua lỗ. Một số trường hợp như Vận tải Biển Việt Nam (VOS), Giao thông 584 (NTB), Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA), Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Cà Mau (CMX) Mirae (KMR), Hoàng Quân (HQC), Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT) bị cảnh báo là do doanh nghiệp vi phạm quy định công bố thông tin, như chậm nộp báo cáo tài chính quý IV/2011… Riêng Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) bị cảnh báo từ ngày 5/4 vì lý do khá lạ: không đủ 100 cổ đông nắm tối thiểu 20% cổ phần có quyền biểu quyết.

    Cơ hội nào cho doanh nghiệp “thoát án”?

    Không ai muốn doanh nghiệp mình bị liệt vào“danh sách đen”, bởi uy tín bị suy giảm và doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong huy động vốn, vay vốn ngân hàng… Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, việc bị “gọi tên” không đáng sợ bằng bế tắc trong tìm đường “thoát án”.

    Chẳng hạn, Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSG) tìm mọi cách mà vẫn không thoát lỗ. Theo ông Cáp Trọng Tuấn, Tổng giám đốc VSG, nguyên nhân là do giá thuê tàu bình quân 2010-2011 chỉ còn bằng 45% thời kỳ 2007-2008, trong khi chi phí cho vận hành tàu (dầu, nhớt, sửa chữa) tăng. Chưa kể, VSG chịu áp lực từ lãi vay khi 77% vốn đầu tư đội tàu phải đi vay và chịu rủi ro tỷ giá với khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá năm 2011 là 14,2 tỷ đồng. Vì thế, năm 2012, VSG dự kiến lỗ 59,3 tỷ đồng và có khả năng sẽ bị hủy niêm yết.

    Có thể thấy, cổ phiếu trong “danh sách đen” hầu hết đều là những cổ phiếu thuộc các ngành bị tác động mạnh bởi suy thoái, như chứng khoán, bất động sản, vận tải, vật liệu xây dựng, cáp… Do đó, triển vọng ngành là một trong những cơ sở quan trọng để đo đếm tính khả thi của những giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra.

    Chẳng hạn, khi thị trường bất động sản năm 2012 dự báo vẫn chưa hết khó, viễn cảnh lãi 205 tỷ đồng mà SAM vạch ra, với nguồn thu chủ yếu từ bất động sản trở nên đáng ngờ. Hay như lợi nhuận năm 2012 của ITC sẽ phụ thuộc vào khả năng hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá dự án ở Intresco Tower và khả năng bán được hàng tại 2 dự án trọng điểm (Intresco Tower và Long Thới).

    Với các công ty chứng khoán, một kịch bản có lãi nhờ hoàn nhập dự phòng, cơ cấu danh mục đầu tư và đẩy mạnh dịch vụ đang được tính tới. Tuy nhiên, phần lớn công ty chứng khoán trong “danh sách đen” như AVS, VDS, HPC, BSI, SVS đều thuộc “chiếu dưới”, nên cơ hội để các công ty chứng khoán đẩy mạnh lợi nhuận từ dịch vụ là không dễ.

    “Cửa” chỉ thực sự mở với những cổ phiếu bị cảnh báo, kiểm soát không vì lý do thua lỗ. HHS chỉ cần bán bớt cổ phần, đảm bảo cổ đông bên ngoài nắm 20% cổ phần có quyền biểu quyết là có thể “thoát án”. Cơ hội cũng được xác định “dễ thở” hơn cho những doanh nghiệp mới vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ.

  2. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    TTCK khởi sắc quý I, thách thức quý II








    [​IMG]
    TTCK hồi phục bất ngờ trong quý I nhờ thông tin khả quan về kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, thông tin này có thể không như mong đợi trong quý II.
    Ba tháng đầu năm 2012, NĐT phấn khởi chứng kiến sự vực dậy của TTCK Việt Nam. Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 25,45%, từ 351,55 điểm lên 441,03 điểm (ngưỡng cao nhất 459,26 điểm ngày 26/3/2012); giá trị vốn hóa của thị trường tăng 34,8%, từ 453.784 tỷ đồng lên 611.587 tỷ đồng. Trên sàn HNX, HNX-Index tăng 22,9%, từ 58,74 điểm lên 72,20 điểm. Thanh khoản trên hai sàn tăng mạnh.

    Những dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012, lạm phát 3 tháng đầu năm ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây (2,55%), cộng với động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (13/3/2012) là nguyên nhân chính tạo nên đà tăng ấn tượng của TTCK trong quý I.

    Liệu đà tăng này có thể tiếp tục trong quý II, khi những tín hiệu vĩ mô thực sự là chưa đủ để trấn an NĐT hay định hướng cho doanh nghiệp?

    Thứ nhất, lạm phát tuy ở mức thấp, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 vẫn chưa “thấm đòn” từ cú sốc tăng giá xăng dầu ngày 7/3/2012. Bên cạnh đó, tin đồn Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuẩn bị tăng giá điện, những đề án về các loại phí lưu hành phương tiện giao thông của Bộ Giao thông Vận tải khiến nhiều người nghĩ tới viễn cảnh lạm phát năm 2012 sẽ trên một con số. Hơn nữa, CPI thấp trong những tháng đầu năm phản ánh sự sụt giảm trong sức mua hơn là hiệu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt. Sức mua kém dẫn đến dư thừa nguồn cung, sản xuất ngưng trệ. Điều này dễ khiến doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, lãi cơ bản trên cổ phiếu sụt giảm. Đây là một lý do sẽ khiến NĐT trở nên thận trọng.

    Thứ hai, tăng trưởng GDP quý I năm nay chỉ đạt 4%, mức thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua. Nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất, sức mua trong nước và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Phải chăng Chính phủ đã quá theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, mà thiếu chú ý đến tăng trưởng đồng đều của cả nền kinh tế, trong đó có sức mua?

    Thứ ba, thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc, bất chấp những nỗ lực hạ giá cắt lỗ của chủ đầu tư. Thêm vào đó, trần lãi suất cho vay thực tế vẫn cao, cộng với những ràng buộc về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với nhiều ngân hàng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, áp lực ngừng hoạt động, thậm chí phá sản gia tăng. Trên thực tế, đã có bốn công ty chứng khoán phải ngừng giao dịch trên HNX (thông báo của HNX ngày 29/3). Thu hẹp sản xuất, báo cáo thua lỗ, nợ nần chồng chất, nỗi lo phá sản bỗng nhiên trở thành chuyện thường ngày.


    Báo cáo kiểm toán năm 2011 của các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố. NĐT cần nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư, hơn là chạy theo những cơn sóng của thị trường. Nhìn vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, thị trường đón nhận một nghịch lý khá thú vị là bất chấp báo cáo lỗ nặng nề ở các công ty chứng khoán, giá cổ phiếu của các công ty này vẫn tăng mạnh theo đà tăng của thị trường.

    Sự khởi sắc trong quý I của TTCK là điều đáng mừng, nhưng phân nửa số mã chứng khoán vẫn đang giao dịch ở dưới mệnh giá. So với sự suy yếu trong thời gian dài trước đó, thì đây chỉ là “một bát cháo giúp người ốm tạm qua cơn nguy kịch”. Thị trường vẫn cần những liều thuốc thực sự để phục hồi ổn định hơn, quan trọng hơn cả là tìm lại được “sức mua” của NĐT.

    Nhìn vào đà tăng của cả hai sàn trong quý I, NĐT có thể nhận thấy tín hiệu giảm dần vào những ngày cuối quý I và những ngày đầu quý II. Mặc dù số liệu thống kê cho thấy VN-Index thường tăng điểm trong tháng 4, nhưng NĐT vẫn nên thận trọng.

    Tiêu điểm của sự chú ý trong mùa ĐHCĐ năm nay là xu hướng thâu tóm, sáp nhập của các công ty thuộc nhóm ngành ngân hàng và chứng khoán. Nhiều công ty đang phải đứng trước những lựa chọn, hoặc tinh giản để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc sáp nhập để tồn tại, hoặc buộc phải dừng hoạt động kinh doanh. Dù lựa chọn của các công ty là gì, thì NĐT luôn là những người “đứng mũi chịu sào”. Sự phục hồi của thị trường trong quý I vừa qua chỉ là một yếu tố tích cực giúp tăng thanh khoản, cũng như đem lại một khoản lợi nhuận nhất định. NĐT nên chủ động cơ cấu, sàng lọc lại danh mục hàng hóa đầu tư. Thông tin từ các ĐHCĐ thường niên đang diễn ra là cơ sở để NĐT đánh giá lại rổ hàng hóa của mình.

    Năm 2012 là năm của định hướng tái cấu trúc, sàng lọc lại thị trường. Ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính nhiệm vụ triển khai tái cấu trúc TTCK bao gồm: tái cấu trúc các Sở GDCK theo hướng hợp nhất; tái cấu trúc các CTCK, công ty quản lý quỹ phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng; tái cấu trúc hàng hóa TTCK và tái cấu trúc cơ sở NĐT. Bên cạnh đó, những đề xuất để tạo dòng tiền vào TTCK cũng được đưa ra nghiên cứu. Đây là những tín hiệu tích cực để giúp phục hồi thị trường, nhưng khi nào những thay đổi này mới được thực hiện và tác động đến thị trường như thế nào thì có lẽ phải cần đến thời gian.

  3. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    3 bệnh hiểm nghèo khiến DN "tử vong" nhanh
    06/04/2012 10:54 (GMT +7)
    Không thuộc bài, cảm hứng lãng mạn mà không suy xét, gom trứng bỏ vào một rọ... là 3 trong những căn bệnh hiểm nghèo khiến doanh nghiệp dễ tử vong nhất, đặc biệt là trong thời kinh tế khó khăn, suy thoái.

    [​IMG]69% doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng?[​IMG]Đối tác thành cá mập, doanh nghiệp nuốt nhau[​IMG]Nhiều doanh nhiệp nước ngoài tính bài “chuồn” nợ thuế[​IMG]Tin sốc về "cái chết lâm sàng" của doanh nghiệp[​IMG]Khốn khó, DN điện máy cầu cạnh khách bình dân[​IMG]Thâu tóm doanh nghiệp, coi chừng phạm luật
    Tính đến thời điểm này, ước tính cả nước có khoảng 200.000 DN ngừng hoạt động. Có DN sau những khó khăn kéo dài, làm thủ tục phá sản theo luật định, có DN làm đơn xin ngừng hoạtđộng vô thời hạn, có DN nợ nần chồng chất, giám đốc DN lặn không sủi tăm. Thị trường xấu đã đành, nhưng đó chưa phải là tất cả của các nguyên nhân. Mỗi cái chết đều có một căn nguyên khác nhau.
    Thứ nhất, chết do các DN không thuộc bài
    Cách đây mấy năm, một nhà báo kỳ cựu, sau khi đã đạt được đỉnh cao trên con đường nghề nghiệp, quyết định gom vốn, thành lập công ty truyền thông. Ban đầu, khi nền kinh tế thăng hoa, thị trường hưng phấn, doanh nghiệp ăn ra làm nên, mở rộng quy mô, thịtrường, đa dạng hóa sản phẩm... Đó cũng là lúc mà người ta thi nhau khoe khoang, thi nhau quảng bá, nhận diện thương hiệu; chưa kể những việc khai trương, động thổ, tổ chức sự kiện, ra mắt sản phẩm mới... tạo vô số việc cho truyền thông. Bạn tôi, lúc nào cũng tất bật, mải miết. Mỗi hợp đồng, trừ các khoản chi phí, khấu hao, lãi trước thuế trên dưới ba chục phần trăm.
    Thế rồi, khi thị trường xấuđi, việc thưa dần. Ít việc, nguồn thu không bù đắp nổi chi phí nhưng vẫn phải nín thở cố giữ bộ máy, kiên nhẫn chờ đợi sự ấm lên của thị trường. Nhưng rồi, sự nín thở kéo dài, các khoản chi phí thâm thủng. Lại thêm nhiều hợp đồng đã thanh lý nhưng không đòi được tiền, cứ thế, nợ khó đòi dày thêm.
    Khi những khoản nợ tăng cao, không còn cách nào khác phải bán xe, bán thiết bị, trả văn phòng để trởthành kẻ trắng tay như thuở mới lập nghiệp.
    Có đi sâu vào thương trường mới thấy, ở đó có vô số bài học mà mình chưa thuộc. Chẳng hạn, cách thức quản trị rủi ro, phân loại rủi ro thế nào, đâu là rủi ro tài chính, đâu là rủi ro vận hành, đâu là rủi ro kinh doanh, đâu là rủi ro sự kiện. Khi đã trởthành kẻ trắng tay, có thời gian, tham gia một khóa học thêm về kinh doanh, mới thấy sự nông cạn của mình. Với thế giới, nền kinh tế thị trường đã có hơn hai trăm năm, với Việt Nam, cũng đã ngót ba chục năm. Ở đó, có bao nhiêu bài học đã được tổng kết mà mình chưa suy ngẫm thấu đáo...
    [​IMG]Khi sự kiện nhiều, các công ty truyền thông một thời "ăn nên làm ra" (ảnh minh họa)
    Trường hợp của anh bạn tôi, chết chủ yếu là do thiếu hiểu biết. Khi đã từng là một phóng viên,đi khắp mọi nẻo đường của đất nước, đọc thiên kinh vạn quyển, tưởng nhưthấu hết sự đời, nhưng, sự đời ở một đất nước mà nền kinh tế thị trường mới có hơn hai chục năm. Lại thêm hệ thống doanh nghiệp cổ điển, nhưnhững đoàn thuyền thúng chỉ loanh quanh ao làng. Khi bước vào cơn lốc toàn cầu hóa, bất cứ một cơn sóng nào, dẫu ở bên kia bờ đại dương đều có thể ập đến gây nên những thảm họa mà anh không thể xem thường.
    Khi đọc cuộc "Thế giới phẳng" (The world is flat) của Thomas Friedman tôi rất tâm đắc thuật ngữ: "Home office". Theo đó, với các DN vừa và nhỏ, họ có sự năng động cần thiết. Khi thị trường thuận lợi, thuê văn phòng hạng A, hạng B ở các building hoành tráng, khi thị trường khó khăn, chuyển văn phòng về nhà, vừa làm việc nhà vừa giao dịch, tiết giảm mọi khoản chi tiêu để sống qua thời kỳ giông bão.
    Cũng chính vì sự linh hoạt này, khi sóng gió nổi lên, cái chết thường đến với những công ty, tập đoàn lớn mà không nhất thiết phải là các DN vừa và nhỏ. Khủng long không phải là loài sống lâu, còn tắc kè thì bất chấp mọi biến động của thời tiết. Đó chính là những bài học với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không thuộc bài, cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào.
    Thứ hai, chết vì những cảm hứng lãng mạn
    Không thuộc bài chết đã đành,đằng này, một ông bạn khác không ít phen bầm dập ở chốn thương trường, kinh nghiệm đầy mình, lại là người mới phất lên trong khủng hoảng, thế mà vẫn chết. Công ty của anh chết chỉ tại vì những cảm hứng lãng mạn nhất thời của người đứng đầu.
    Thương trường là chiến trường, nơi đó đầy rẫy những rủi ro nguy hiểm, khi người ta không kiểm soátđược cảm xúc, ngẫu hứng, vung tay quá trán cũng có thể dẫn đến tử vong.
    Khúc dạo đầu của cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến anh "knock out" chỉ vì những đối tác xấu chơi. Nhưng rồi, nhờ trí thông minh, trời không phụ lòng, vận may lại đến với anh, anh thắng lớn trong việc huy động vốn, mua lại một dự án bất động sản sinh thái của một doanh nghiệp vỡ nợ. Với những khoản tiền ứng trước của khách hàng, anh trở thành triệu phú tiền đô. Trong niềm vui bất tận đó, anh tuyên bố sẽ biến khu đất thành một đô thị sinh thái giữa lòng Hà Nội.
    [​IMG]Xây Viện NC thuỷ sản Bình An: Cảm hứng lãng mạng góp phần... "giết chết" công ty của đại gia Diệu Hiền?
    Với ý tưởng đó, sẵn có tiền bạc, anh dốc hầu bao mua cây. Cơ man nào là cây được chở từ các tỉnh miền núi về. Cây lớn, cây bé, cây to cây nhỏ, anh cho chở về tuốt tuột. Nhưng rồi, cây không giống như xi măng sắt thép, chúng cần phải có những điều kiện nhất định về khí hậu, thổ nhưỡng mới có thể sống và tỏa bóng mát. Xuân qua, hè tới, khi thì nóng như đổ lửa, lúc thì mưa nhưtrút nước. Một số cây bị nắng thiêu đốt, một số khác bị ngập úng, nghẹt rễ cũng đi đến tử vong. Vậy là, hàng tỷ đồng tiền mua cây mà kết quả thuđược chỉ là một đống củi khô bán không ai mua, cho không ai lấy.
    Túi tiền vợi đi, vợi đi rồi thâm thủng anh trở thành một con nợ, đành phải đóng cửa văn phòng để tránh sự truy sát gắt gao của đám giang hồ.
    Trường hợp của anh bạn tôi, chỉ là một doanh nghiệp hạng... ruồi, không mấy tên tuổi. Một đại gia khác nổi đình nổi đám trong và ngoài nước cũng đang chết lâm sàng chỉ vì những cảm hứng lãng mạn của người đứng đầu, đó là công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) của đại gia Phạm Thị Diệu Hiền. Tiền bạc rủng rỉnh, sự tâng bốc quá nồng độ cần thiết khiến chị tưởng mình là ngôi sao.
    Thực ra, nguồn gốc tiền bạc của Diệu Hiền không hoàn toàn do tài năng như một số lời tâng bốc. Bước ngọăt quan trọng của nữ doanh nhân này là dự án khu dân cư tại Nam sông Cần Thơ ở quận Cái Răng, được khởi động từ năm 2003. Dẫu chỉ với quy mô 19 ha nhưng ở cái thời mà người dân vùng miền Tây chưa có thói quen đầu cơ đất đai và chưa ý thức được tầm quan trọng của địa ốc, dự án lấy đất của dân với giáđền bù rẻ như bèo. Đầu tư một ít cơ sở hạ tầng, rồi phân lô bán nền, lãi gấp hàng mấy chục lần đã đem lại cho Diệu Hiền khoản lợi nhuận kếch sù.
    Trên tiền đề đó, Diệu Hiềnđầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Ở ngay trung tâm vùng nguyên liệu, lại có nhà máy hiện đại nên sản phẩm của Bình An đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường châu Âu rồi sang Mỹ mà không gặp trở ngại nào đáng kể.
    Với tổng diện tích gần 90.000 m2, công suất chế biến lên đến 500 tấn cá tra nguyên liệu/ngày, nhà máy xuất khẩu thủy sản Bình An đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn laođộng.
    Chính vì nguồn cảm hứng đầy lãng mạn mà bà Diệu Hiền đã cho xây dựng Viện Nghiên cứu Thủy sản Bình An quy mô lớn nhất ĐBSCL, rộng gần 1 ha, vốn đầu tư xấp xỉ 200 tỉ đồng được huyđộng chủ yếu từ... vốn vay ngân hàng.
    Chưa hết, trong khi công tyđang còn mang nặng nhiều khoản nợ vay lại gặp khó khăn về thị trường thì ngày 30/06/2011, Diệu Hiền tiếp tục cho khánh thành nhà máy nước uống collagen với số vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng cũng bằng cách... vay vốn. Đểthỏa chí lãng mạn của mình, Diệu Hiền còn mời nhiều ca sĩ, diễn viên, MC làmđại sứ thương hiệu.
    Hầu hết các hạng mục đầu tưmới của doanh nhân này đều bằng cách vay ngân hàng với lãi suất xấp xỉ20%/năm. Trong bối cảnh thăng hoa của nền kinh tế, mỗi năm kiếm đủ lợi nhuậnđể trang trải đủ lãi vay đã là khó, huống chi, nền kinh tế đang xấu chưa từng có. Với tổng các khoản nợ xấp xỉ 1.500 tỷ đồng, mỗi năm, khoản lãi phát sinh của Diệu Hiền Group khoảng 300 tỷ đồng.
    Chuyện nợ chồng nợ, lãi mẹ đẻlãi con cứ thế không ngừng tăng. Ngập ngụa trong đống nợ, vật lộn đối phó với các chủ nợ, tam thập lục kế, chuồn là thượng sách. Trong trường hợp này, cái tên "Bình An" đã trở thành "bất an", bởi cái chết đang âm thầm viếng thăm từng ngày chỉ vì những cảm hứng đầy lãng mạn của doanh nhân Phạm ThịDiệu Hiền.
    Thứ ba, chết vì bỏ trứng vào một rọ
    Khác với những trường hợp đã nói đến trong các kỳ trước, một doanh nhân trong ngành chế biến gỗ, chuyên sản xuất đồ nội thất lại chết theo một cách khác. Nói theo cách dân gian, chết vì "bỏ trứng vào một rọ".
    Có bao nhiêu vốn liếng, năm 2005, anh dốc hết vào một dự án vàng, âm thầm nuôi tham vọng làm ăn lớn. Anhđầu tư nhà máy chế biến gỗ với dây chuyền hiện đại, công nghệ châu Âu. Theo sự dẫn dắt mai mối, tên công ty anh được phép sử dụng thương hiệu của một tập đoàn từng rất nổi tiếng: Vinashin Phú Thịnh. Theo đó, Vinashin góp vốn 30%, bằng giá trị thương hiệu. Bù lại, tập đoàn này sẽ bao tiêu sản phẩm đồgỗ của công ty, trong đó có trang trí nội thất trên các con tàu viễn dương do các đơn vị thành viên của Vinashin đóng.
    [​IMG]Ăn theo thương hiệu nổi tiếng: Khi thương hiệu nổi tiếng chìm nghỉm, DN ăn theo cũng "tử vong"
    Bao nhiêu vốn liếng, huyđộng cho việc xây cất nhà xưởng, nhập trang thiết bị, tuyển dụng, đào tạo công nhân. Đùng một phát, Vinashin lâm nạn, và Vinashin Phú Thịnh cũng lặng lẽ chìm theo. Những cái tên gắn Vinashin cũng bị tránh xa, đặc biệt với các ngân hàng thương mại.
    Nhà máy đã xây xong với một số khoản nợ chưa thanh toán, công nhân không có việc, lãi phải trả hàng tháng, chi tiêu phải dựa vào vốn vay cho đến khi khoản nợ tăng cao và trởnên quá hạn. Khi các chủ nợ đến siết nợ, máy móc thiết bị chỉ là đống sắt vụn còn nhà xưởng được định với giá bèo. Bán tháo tài sản chỉ đủ trang trải những khoản nợ và lãi phát sinh, anh trở thành kẻ trắng tay.
    Những sai lầm kiểu "bỏ trứng vào một rọ", không chỉ có anh mà ngay cả những nền kinh tế lớn với hàng ngàn chuyên gia sừng sỏ như Trung Quốc cũng đã từng mắc phải sai lầm tương tự.Chỉ có điều, với doanh nhân, khi sai lầm sẽ trở thành kẻ trắng tay.
    Trung Quốc, khi cải cách mởcửa, đã để dành được một khoản lớn cho dự trữ quốc gia. Đồng Euro lúc đó còn non yếu chưa đủ độ tin cậy, Trung Quốc đặt trọn niềm tin vào đồng USD. Đến thời điểm đạt đỉnh vào tháng 10/2008, dự trữ ngoại tệ của nước này đã lênđến 1.800 tỷ USD, và phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các tổchức bán chính phủ của Mỹ.
    Sẽ không có gì đáng nói nếu Mỹ tiếp tục là cường quốc kinh tế số một thế giới, Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu hàng sang Mỹ và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi Mỹ rơi vào khủng hoảng và phải đưa ra các chương trình giải cứu và kích cầu trị giá hàng ngàn tỷ USD. Kinh tế trì trệ, chính phủ bơm thêm tiền vào lưu thông,đồng USD mất giá là chuyện đương nhiên và các tài sản bằng đồng tiền này cũng bốc hơi.
    Ngậm bồ hòn làm ngọt, Trung Quốc không thể thanh lý số tài sản đó vì nó quá lớn nên bất kỳ một động thái nhỏ nào chứng tỏ nước này định bán sẽ lập tức sẽ xuất hiện một làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và sự mất giá càng trở nên trầm trọng hơn.
    Lúc đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không thể can thiệp để giữ đồng Nhân dân tệ (RMB) không lên giá so với USD được nữa, và Trung Quốc sẽ vừa bị mất một phần dự trữ ngoại tệvừa mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do tỷ giá thấp. Vì chính quyền lợi của mình, họ buộc phải đóng băng số tài sản bằng USD ở Mỹ, chấp nhận rủi ro sẽbị mất một phần số tài sản đó trong khi chờ đợi kinh tế Mỹ hồi phục. Rõ ràng thiệt đơn thiệt kép.
    Giờ đây, khi cả thế giới đang vật lộn để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng thì các chuyên gia kinh tế của Trung Quốc đang ngồi cãi nhau xem cơ cấu dự trữ quốc gia được phân bổ với tỷlệ thế nào cho các các đồng tiền như Euro, Yen, Franc Thụy sĩ, và không loại trừ, cả đô-la Australia...
    Bài học về phân tán rủi ro đãđược các cụ ngày xưa tổng kết bằng câu: "Không bỏ trứng vào một rọ". Lý thuyết này cũng đã đề cập đến trong cuốn "Lý luận về đầu tư" của James Tobin, một giáo sư kinh tế nổi tiếng của Mỹ, ông này là chủ nhân của giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1981. Trong đó James Tobin đưa ra lý thuyết vềphân tán rủi ro bằng hệ số Q của Tobin (Tobin"s Q) là tỷ số giữa giá trị thịtrường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình.
    Theo đó, doanh nghiệp nên đầu tư thêm nếu hệ số Q lớn hơn 1 để phòng ngừa những bất trắc xảy ra. Lý thuyết là vậy, nhưng vận dụng lý thuyết đó thế nào vào đời sống kinh doanh lại là chuyện khác. Dẫu sao, khi ngẫm về những điều này một cách thấu đáo sẽ có nhiều cơ hội hơn để né tránh những giông bão bất ngờ của đời sống thương trường.
    Bạn nghĩ sao về những căn bệnh này? Các DN Việt Nam giải thể, phá sản nhiều thời gian qua còn do những nguyên nhân nào khác? Đâu là bài học kinh nghiệm cho các DN đang vật lộn trên thương trường? Mời độc giả cùng tham gia tranh luận.
    Theo VEF
  4. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để “trôi nổi“ hơn 1.900 tỷ đồng
    06/04/2012 12:07 (GMT +7)
    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là Cty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hàng năm đóng góp gần 1/3 thu ngân sách của cả nước. Tuy nhiên, PVN đã mắc phải một số khuyết điểm về sử dụng vốn, tài sản của ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao phó.
    PVN đang để ít nhất gần 2.000 tỷ đồng “trôi nổi” sau cổ phần hóa các đơn vị thành viên.
    Lại“đầu tư ngoài ngành” kém hiệu quả
    Kết luận thanh tra (KLTT) việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PVN của Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ rõ, PVN sử dụng hơn 15,6 nghìn tỷ đồng thuộc khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạtđộng tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng với quyđịnh tại Nghị định số 142/2007/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Cty mẹ - PVN.
    [​IMG]Trong ảnh: Giàn khoan Bạch Hổ - ảnh Hà Thái
    Ngoài ra, PVN sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Nghiên cứu khoa học và đào tạo để đầu tưxây dựng Trường THPT Đất Mũi với giá trị trên 11,8 tỷ đồng là sai so với Chính phủ xem xét, quyết định; kiểm tra, đánh giá hiệu quả đối với các gói thầu chỉ định không đúng quy định, làm rõ nguyên nhân và kết luận trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến sai phạm; tổ chức kiểm điểmđối với tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, sai phạm nêu trong KLTT, kết luận trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với các cá nhân sai phạm.
    Trả lời câu hỏi của báo chí về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng - đương nhiệm Bộ trưởng BộGTVT - trong thời gian ông làm Chủ tịch Tập đoàn (2006-2011) tới đâu khi PVN mắc những sai phạm lớn như vậy, ông Khánh cho biết điều này sẽ được sáng tỏsau khi tiến hành rà soát.
    “Trách nhiệm của người đứng đầu là có, tuy nhiên việc sai đó đôi khi do cấp dưới của họ cố ý làm sai và đã phải chịu trách nhiệm rồi. Nhìn vào con số sai phạm thì chưa thể quy trách nhiệm đó cho người đứng đầu. Việc này phải xem xét nghiêm túc theo đúng trình tự, thủ tục”, ông Khánh chia sẻ.
    Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh giải thích thêm: Trên thực tế, việc sai phạm là khác với thất thoát, bởi sai phạm thì có thể tiền vẫn còn đấy nhưng do cách phân bổ,điều chuyển sai; còn thất thoát có nghĩa là số tiền đó đã không còn trong ngân sách đơn vị.

    Theo PLVN
  5. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    may chạy được
    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
    bulltrap đầu giờ, tí phiên đỏ lửa
  6. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Toàn cảnh hoạt động năm 2011 của các CTCK qua những con số








    [​IMG]
    Trải qua năm 2011 khó khăn, nhiều kỷ lục đáng buồn của công ty chứng khoán đã được thiết lập.
    [​IMG]





    Theo TTVN
  7. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    hết vị rùi sao? cuối phiên đỏ lòm tất

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  8. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    sợ hãi vì bị úp sọt, ai dám nhảy vào đây?

    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  9. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    các anh upsot nhanh thế, em chạy sao kịp đây?

Chia sẻ trang này