Tin hotnew về NTL

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thaibinhotc, 29/03/2012.

4857 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3306 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Tin hotnew!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Nhận được tin choáng @@@@@@@@@@@@@@@

    NTL kế hoạch năm 2012 quá hoành tráng [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    NTL: Lên kế hoạch lợi nhuận công ty mẹ đạt 550 tỷ đồng năm 2012

    Cổ tức cho cổ đông dự kiến đạt 15% vốn điều lệ trở lên.
    Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) thông báo tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2012.

    Theo nội dung tài liệu, HĐQT đã nhận định những khó khăn, thuận lợi trong năm 2012.

    Về khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2012 vẫn còn rất nhiều khó khăn, chính phủ vẫn duy trì các biện pháp để giảm lạm phát như tăng trưởng tín dụng dưới 17%, hạn chế cho vay những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản. Thị trường bất động sản vẫn đóng băng, nhiều chủ đầu tư phải giảm giá sâu để tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn không tiêu thụ được hàng hoá.

    Về thuận lợi, công ty có đội ngũ CBCNV có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, luôn đoàn kết gắn bó với công ty. HĐQT cũng hy vọng năm 2012 kinh tế nước nhà dần dần hồi phục giúp cho lĩnh vực bất động sản tan băng và ấm dần lên. Từ những đánh giá, nhận định này, HĐQT mạnh dạn xây dựng kế hoạch SXKD năm 2012 như sau.

    Mục tiêu phấn đấu:

    Công ty mẹ: doanh thu 1.120 tỷ đồng trong đó mảng kinh doanh nhà đạt 650 tỷ đồng, mảng xây lắp 450 tỷ đồng và thu nhập khác 20 tỷ đồng. LNTT của riêng công ty mẹ đạt 550 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên đạt 12 triệu đồng/ người/ tháng.

    Hợp nhất: doanh thu 1.520 tỷ đồng, lợi nhuận từ các công ty con đạt 8 tỷ đồng.

    Cổ tức cho cổ đông dự kiến đạt 15% vốn điều lệ trở lên.
  2. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Trong tình trạng chung thiếu thanh khoản, vẫn có những DN bất động sản niêm yết có lượng tiền mặt cả ngàn tỷ đồng.

    Trong bức tranh khá ảm đạm về tình trạng thiếu thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết, vẫn có những đơn vị mà tiền mặt nhiều… bằng cả vốn điều lệ của một ngân hàng nhỏ cách đây 2 - 3 năm.

    Doanh nghiệp ngành bất động sản có lượng tiền và tương đương tiền lớn nhất tại thời điểm cuối năm 2011 là CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Hơn 2.893 tỷ đồng tiền tại thời điểm 31/12/2011 đủ để bất cứ một doanh nghiệp hay một ngân hàng nào mơ ước. Dù rằng, so với chính mình của 1 năm về trước (hơn 3.588 tỷ đồng), con số này nhỏ đi khá nhiều.

    Với hơn 3.262 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn, 8.366 tỷ đồng nợ dài hạn, trên tổng tài sản 25.520 tỷ đồng (chủ yếu là vay trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và 3.434 tỷ đồng vay ngân hàng), thì cơ cấu tài chính, mức độ thanh khoản của HAG không phải là tốt nhất trong các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, HAG chưa phải chịu áp lực trong việc cân đối nguồn tiền trả lãi, trả nợ gốc.

    Một doanh nghiệp có cơ cấu tài chính đẹp đến mức độ “không tưởng” trong nhóm doanh nghiệp bất động sản là CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL). Cuối năm 2010, tiền và tương đương tiền của công ty này là trên 900 tỷ đồng. Năm 2011, NTL thu thêm 1.010 tỷ đồng tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng đi kèm với đó là việc tiếp tục đầu tư cho các dự án dang dở, nên cuối năm 2011, Công ty chỉ còn 370 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. So với chính mình, lượng tiền mặt của NTL sụt giảm mạnh, nhưng với con số nợ ngắn hạn chưa đến 31 tỷ đồng, không có nợ vay dài hạn, NTL là mẫu doanh nghiệp “ngồi trên đống tiền”. Khoản nợ phải trả 1.253,8 tỷ đồng thể hiện trên báo cáo tài chính của NTL thực chất là các khoản người mua trả tiền trước (778 tỷ đồng), doanh thu chưa thực hiện và các khoản phải trả, phải nộp khác.

    Báo cáo tài chính của NTL cũng thể hiện một điều, cơ hội để có một nguồn thu lớn, ổn định lâu dài từ các dự án mới là không nhiều. Nhưng với cơ cấu tài chính như trên, NTL không có áp lực trả nợ, thậm chí còn được hưởng lợi trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng đang ở mức cao. Chính vì vậy, lựa chọn cổ phiếu NTL để “tránh bão” được giới phân tích cho là sáng suốt, nhưng để nắm giữ lâu dài thì phải trông chờ vào khả năng kiếm tìm dự án hiệu quả mới của Ban lãnh đạo Công ty.

    Xếp sau NTL, CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI) cũng có lượng tiền mặt tương đối lớn và một cơ cấu tài chính lành mạnh. Cuối năm 2011, BCI có hơn 295 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 393,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 417,6 tỷ đồng nợ dài hạn. Với các khoản vay chủ yếu có lãi suất dưới 20%/năm, BCI đã đứng ngoài tình cảnh chung của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản và xây dựng là “ăn đong” tiền trả lãi vay.

    Những doanh nghiệp khác có nhiều tiền mặt là CTCP Vincom (VIC), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VCG)…, với số dư tiền mặt lên tới cả ngàn tỷ đồng.
  3. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Bất động sản: Dân "lướt sóng" đã quay lại thị trường?

    Giá xuống thấp khiến Dự án Kim Chung - Di Trạch được quan tâm trở lại
    Những động thái mới đây của thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội cho thấy, dường như dân "lướt sóng" đã quay lại thị trường.
    Khoảng hai tuần nay, trong khi các phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục phát đi những tín hiệu tiêu cực về thị trường BĐS, thì theo tìm hiểu của ĐTCK, không ít NĐT đã rục rịch gom hàng mà đích ngắm đa phần là các dự án thuộc khu vực phía Tây.

    Âm thầm mua rẻ

    Theo tìm hiểu tại một số sàn giao dịch BĐS có uy tín tại khu vực phía Tây Hà Nội, sau khi Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng (khu B) được chính thức công bố, nhiều NĐT đã đến các sàn tìm hiểu và đặt vấn đề mua lại đất nền và chung cư của Dự án. Lý do bởi tính pháp lý của Dự án đã được khẳng định, trong khi giá bán đã hạ xuống mức hấp dẫn. Cụ thể, đất biệt thự kinh doanh có vị trí đẹp, nhìn ra hồ và mặt đường rộng 39 m ở thời điểm năm 2010 lên tới gần 60 triệu đồng/m2 thì nay đang được giao dịch khoảng 26 - 28 triệu đồng/m2; đất nền liền kề, mặt đường nhỏ trước đây giá khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn 23 - 24 triệu đồng/m2. Căn hộ của Dự án này hiện có giá 16 - 17 triệu đồng/m2 trong khi trước đó là trên 20 triệu đồng/m2.

    Nhiều NĐT cũng quan tâm đến Khu đô thị mới Văn Phú. Nếu như sau Tết Nhâm Thìn vừa qua, giá căn hộ dự án The Van Phu - Victoria được chào bán giá 15,5 triệu đồng/m2 thì thời điểm này giá đã bị đẩy lên 16 - 17 triệu đồng/m2 mà cũng không dễ tìm được. Đất liền kề tại dự án này trước có giá chào bán 4,2 tỷ đồng cho một ô diện tích 90 m2 thì nay đã tăng lên 4,7 - 4,8 tỷ đồng.

    Cách đó không xa, căn hộ thuộc Dự án Xala cũng đang được săn lùng với giá từ 22 - 23 triệu đồng/m2. Hay căn hộ Dự án Chung cư Mekong Plaza tại khu A - Lê Trọng Tấn Geleximco có diện tích từ 73 - 128 m2 cũng đang hút khách với giá bán 17,5 triệu/m2, trong khi giá gốc là 15 triệu/m2 đã bao gồm VAT. Nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, dự án Tổ hợp tòa nhà The Pride do CTCP BĐS Hải Phát làm chủ đầu tư, đã làm lễ cất nóc và đang được hoàn thiện, được chào bán giá 17 - 19 triệu đồng/m2 cũng đang hút khách.

    Nằm trên trục Quốc lộ 32, căn hộ dự án Tân Tây Đô hiện đang được quan tâm với mức giá 15 - 15,5 triệu đồng/m2 và đang được xây đến phần thân. Đặc biệt, đất liền kề của dự án này được ưa thích bởi đã có sổ đỏ và hiện đang ở mức giá 35 - 38 triệu đồng/m2. Mặc dù tính pháp lý chưa rõ ràng, Dự án Kim Chung - Di Trạch cũng đang thu hút một số NĐT mạo hiểm vì đất nền ở vị trí mặt đường hẹp chỉ có mức giá 22 triệu đồng/m2, đất nền mặt đường rộng 33 m cũng chỉ có giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Đây được xem là mức giá “không tưởng” khi ở vị trí này trước đây, giá bán là khoảng hơn 50 triệu đồng/m2.
    Đã đến thời điểm “bắt đáy”?
    Lý giải việc nhiều dự án đang hút khách, lãnh đạo các sàn giao dịch BĐS đều cho rằng nguyên nhân trước tiên là do ngân hàng hạ lãi suất huy động tiền gửi. Đại diện Sàn giao dịch BĐS Thái Minh Quang cho biết, mặc dù các DN BĐS có thể chưa tiếp xúc được với nguồn vốn ngân hàng từ động thái này, nhưng với cam kết giảm lãi suất huy động từ nay đến cuối năm về khoảng 10%/năm đã khiến cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà có thêm động lực trở lại thị trường.

    Đồng tình với quan điểm cho rằng hạ lãi suất huy động là lý do khiến nhiều NĐT quay trở lại với thị trường BĐS do không còn coi gửi tiết kiệm là kênh sinh lời tốt, đại diện Sàn giao dịch BĐS nhadat24h.net cho rằng đã bắt đầu có xu hướng “bắt đáy” của giới đầu cơ dù thị trường chưa có chuyển biến rõ nét . “Tuy nhiên, sự dè dặt hiện vẫn là xu thế chủ đạo của các NĐT khi họ chỉ quan tâm đến các dự án đã và đang hoàn thiện, hoặc những dự án đang xây dựng mà chủ đầu tư thực sự có tiềm lực tài chính mạnh”, vị đại diện này khẳng định.

    Cũng cho rằng thị trường BĐS hiện vẫn do người mua áp đặt người bán, đại diện Sàn giao dịch BĐS Hapulico lại có cách lý giải khác về tình trạng gom hàng tại một số dự án gần đây. Đó là việc nhiều NĐT tranh thủ kiếm lời từ đợt tăng điểm của TTCK thời gian qua đã chuyển những khoản lợi nhuận không nhỏ vào BĐS.

    Với những chuyển biến tích cực của thị trường như trên, nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu cơ chuyên “lướt sóng” BĐS đã quay lại, bởi những người có nhu cầu ở thực sẽ không mua đất nền tại những dự án mà phải mất 5 - 10 năm nữa mới hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
  4. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    + Đối với NTL : Thời điểm này là cơ hội để mua gom, hễ giảm là mua. Năm nào cổ tức tiền mặt cũng ít nhất 25%, thời điểm cuối năm người bán trả tiền trước đã lên tới hơn 800 tỷ, công ty không nợ nần, giá vốn đất nền cực thấp. Đây là mã BĐS tiềm năng nhất và an toàn nhất. Hôm nay ai mua sàn là rất khôn ngoan, ngày mai chưa chắc giảm, nếu giảm là cơ hội mua mạnh.
  5. ngonuong2402

    ngonuong2402 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Đã được thích:
    165
    đặt lệnh luôn 10k NTL giá FL luôn từ bây giờ
  6. minhmot

    minhmot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    9
    BCTC còn làm lởm được thì cái KHKD có cái mịa gì. Tháng 8 lại xin ý kiến vì điều kiện khó khăn khách quan nên diều chỉnh KHKD.
  7. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Đây là kế hoạch hoành tráng nhất họ nhà BDS năm 2012
  8. datruc

    datruc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    38
    Người mua trả tiền trước hơn 800 tỷ, chứ không phải người bán. Doanh thu BĐS năm nay ít nhất cũng đạt con số này, vì thực tế đã bán hàng rồi, chỉ cần hoàn thành các thủ tục là ghi nhận vào doanh thu.
  9. thaibinhotc

    thaibinhotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2007
    Đã được thích:
    12
    Bác Kha chủ tịch khẳng định lợi nhuận quý 1 của NTL sẽ bùng nổ
  10. nhadautu_1970

    nhadautu_1970 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    13
    Đất nam hà nội bán éo có ai mua cả, rơi tự do. kế hoạch này lại có ý chuồn đây

Chia sẻ trang này