Tin khẩn: Dồn dập và dồn dập đổ bộ vào Việt Nam...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FLCE, 09/01/2021.

7433 người đang online, trong đó có 1069 thành viên. 16:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5442 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Index 1800 không phải là đều hoang tưởng nữa rồi.[Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất trên thế giới]
    Dòng này mới thật sự là bền vững, tạo động lực thúc đẩy...các thành phần kinh tế khác tăng trưởng...
    Giá cổ phiếu vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng tương lai của nó:
    [​IMG]
    'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới ...
    www.vietnamplus.vn › Kinh tế › Kinh doanh
    25 thg 12, 2020 — 'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới' ... [Việt Nam - Ngôi sao đang lên trong nền kinh tế thế giới hậu COVID-19]

    http://ttvn.toquoc.vn/gia-bds-cong-nghiep-van-da-tang-trong-quy-4-2020-420219113172356.htm
    Giá BĐS công nghiệp vẫn đà tăng trong quý 4/2020
    (Tổ Quốc) - Theo báo quý 4/2020 của CBRE Việt Nam, giá thuê trung bình tại các khu công nghiệp đã có từ năm 2019 tại năm tỉnh và thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) đạt 89,7%, tăng 2,1 đpt theo năm
    Theo đơn vị này, trong đại dịch Covi-19, thị trường khu công nghiệp là mảng duy nhất chứng kiến tăngtrưởng tích cực về cả giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Tại quý 4/2020, giá thuê trung bình tạicác khu công nghiệp đã có từ năm 2019 tại năm tỉnh và thành phố công nghiệp chính tạimiền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) đạt 89,7%, tăng 2,1đpt theo năm. Tương tự, tỷ lệ lấp đầy tại bốn tỉnh và thành phố công nghiệp chính tạimiền Nam đạt 87,0%, tăng 2,5 đpt theo năm.

    Do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc cũng như EVFTA, nhu cầu cho đất công nghiệp cũng tăng trên toàn Việt Nam. CBRE ghi nhận giá thuê tại một số khu công nghiệp tại Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương ở miền Bắc và thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Long An ở miền Nam tăng 20% đến 30% theo năm.

    Hoạt động của kho và xưởng xây sẵn duy trì ở mức ổn định theo năm do nguồn cung lớn được đưa trong năm 2019 và 2020 cũng như hoạt động cho thuê bị trì hoãn do lệnh hạn chế đi lại. Sự tăng trưởng mạnh của các công ty thương mại điện tử và logistics kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ đã thúc đẩy nhu cầu về không gian lưu trữ và cơ sở phân phối.

    Do đó, nhu cầu tìm kiếm quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng kho vận tăng lên đáng kể, với 20% tổng yêu cầu hỏi thuê cho ngành này. Tại các vị trí đắc địa với hạn chế về nguồn cung đất công nghiệp, kho cao tầng sẽ bắt đầu xuất hiện nhằm tạo không gian lưu trữ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của các công ty thương mại điện tử, đặc biệt là để làm địa điểm để giao hàng chặng cuối.

    Theo CBRE, với sự thay đổi mạnh mẽ trong đại dịch, thị trường BĐS công nghiệp tại Việt Nam đã trở thành cơ hội hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong năm 2020, bất chấp đại dich, các ông lớn về kho xưởng quốc tế như GLP, LOGOS và JD.com đã tham gia và đầu tư mạnh mẽ vào cả miền Bắc và miền Nam. Vingroup, một chủ đầu tư bất động sản lớn tại Việt Nam, cũng đã gia nhập thụ trường, với hai khu công nghiệp mới dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2021.

    Việc mở rộng của các doanh nghiệp hiện hữu và xây dựng các cơ sở sản xuất trong bối cảnh đẩy mạnh sự di dời chuỗi cung ứng sẽ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu trong những năm tới. Trong khi giá thuê đất công nghiệp đã đạt mức cao tại một số khu công nghiệp có vị trí tốt, khách thuê sẽ phải tìm kiếm nguồn cung đất mới tại các khu vực ngoài các trung tâm công nghiệp hiện hữu. Ngoài ra, các chủ đầu tư khu công nghiệp cũng đang thực hiện các thay đổi về phát triển sản phẩm để thích ứng với tình hình mới.

    Các điểm nổi bật là sự áp dụng công nghệ hiện đại để quản lý và vận hành cơ sở hạ tầng, cung cấp các gói dịch vụ bao gồm dịch vụ pháp lý, nhân sự để giúp khách thuê tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Điều này đang dần tạo nên một mô hình phát triển bất động sản công nghiệp mới tại Việt Nam, tích hợp việc cung cấp và đầu tư bất động sản công nghiệp cũng như các dịch vụ hỗ trợ quản lý.
    Last edited: 09/01/2021
    Vuthanhnguyen, Mhoang79, hbtsd3 người khác thích bài này.
    Thanhhoekt đã loan bài này
  2. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Foxconn is building assembly lines for Apple’s iPad tablet and MacBook laptop at its plant in Vietnam’s northeastern Bac Giang province, to come online in the first half of 2021, the person said, declining to be identified as the plan was private.

    The lines will also take some production from China, the person said, without elaborating how much production would shift.

    ADVERTISEMENT

    “The move was requested by Apple,” the person said. “It wants to diversify production following the trade war.”

    Foxconn said in statement: “As a matter of company policy, and for reasons of commercial sensitivity, we do not comment on any aspect of our work for any customer or their products”.

    Apple did not immediately respond to a request for comment.

    Taiwan’s Foxconn, formally Hon Hai Precision Industry Co Ltd, on Tuesday announced a $270 million investment to set up a new subsidiary called FuKang Technology Co Ltd - a move the person said was aimed at supporting the Vietnam expansion.

    ADVERTISEMENT

    The contract manufacturer also plans to make television sets at the Vietnam plant for clients including Japan’s Sony Corp, with the beginning of such production slated for late 2020 to early 2021, the person said. Sony declined to comment.

    The factory will also make other electronic products such as computer keyboards, the person said.

    According to Taipei-based research group TrendForce, all iPads are assembled in China and so Foxconn’s move would mark the first time that the iPad has been made outside China
  3. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới'
    Theo trang mạng seekingalpha.com, Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội chuyển dịch sản xuất do COVID-19, cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam
    Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất và Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội này, cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Đó là nhận định trong bài viết vừa đăng trên trang mạng seekingalpha.com.

    Theo bài viết, dù không quá lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở mức khoảng 6-7% trong nhiều năm qua và Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực và đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước khác.

    Bài viết đánh giá so với một số nước láng giềng, Việt Nam có nền kinh tế đa dạng hơn, gồm sản xuất hàng dệt may, giày dép (Nike, Adidas), một số linh kiện điện tử (Lenovo) và sản xuất ôtô (Ford Motor), VinFast...

    Trong khi đó, những nước trong khu vực như Malaysia quá phụ thuộc vào dầu khí (gần 16% kim ngạch xuất khẩu); Brunei có gần 90% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến dầu mỏ; Indonesia có hơn 25% xuất khẩu liên quan đến dầu và than; Campuchia có nền kinh tế quá nhỏ và chỉ tập trung vào sản xuất dệt may
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  4. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    [Việt Nam - Ngôi sao đang lên trong nền kinh tế thế giới hậu COVID-19]

    Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng hoạt động kinh tế trong năm 2020 đã giảm sút đáng kể và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021.

    Báo cáo cho thấy sự ổn định vĩ mô mà Việt Nam đang có về tăng trưởng, thâm hụt tài khoản vãng lai hay số lượng việc làm.

    Nền kinh tế đủ đa dạng để chống đỡ sự suy giảm kinh tế do COVID-19 gây ra và vẫn tăng trưởng tích cực như trong dự báo của IMF.

    Việc nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định cũng được chỉ ra trong phân tích độc lập khác của Ngân hàng Thế giới: Khuôn khổ kinh tế vĩ mô và tài khóa vẫn được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm 2020.

    Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới được dự báo không suy thoái dù tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng ở mức 6-7%.

    Theo trang mạng seekingalpha.com, ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam mới chỉ phát triển và các nhà sản xuất ôtô trong nước đang ngày càng lớn mạnh (ôtô VinFast). Đây là bước phát triển rất lớn vì ngành công nghiệp ôtô nói chung tạo ra rất nhiều việc làm và tăng trưởng cho một quốc gia.

    Lợi thế của ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ là sự ra đời của nhiều nhà cung ứng nhỏ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế/công việc. Ngành này, dù có nền tảng nhỏ, nhưng đang tăng trưởng hơn 100% và nhu cầu rất lớn.

    Thái Lan có ngành công nghiệp ôtô rất phát triển, đã giúp nước này tăng trưởng trong nhiều năm qua.

    Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tăng trưởng bằng cách giảm thuế cho các công ty sản xuất ôtô và linh kiện ở Việt Nam thay vì nhập khẩu linh kiện.

    Một lợi thế khác của Việt Nam là mức lương trung bình vẫn thấp hơn hầu hết các nước lân cận, dao động ở mức 5,5 USD/giờ. Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế nhờ tận dụng quy trình sản xuất và nhân công chi phí thấp
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  5. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Hiện Chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu cho hạ tầng và có kế hoạch tập trung tăng trưởng hơn nữa.

    Việt Nam đang chi 5,7% GDP để cải thiện hạ tầng. Đây là mức chi cao nhất trong khu vực.

    Tiền được đầu tư để kết nối thêm nhiều làng mạc bằng cách mở đường bộ, hạ tầng đường sắt gồm tuyến đường sắt Bắc-Nam nối hai đầu đất nước.

    Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng 39 cảng trong kế hoạch mở rộng cảng biển. Tổng mức chi sẽ khoảng 80-100 tỷ USD trong 10 năm tới hoặc lâu hơn.

    Bài viết đánh giá Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên “vàng” về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi.

    Với dân số khoảng 100 triệu người tính đến năm 2019, chỉ khoảng 13% số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 26% vào năm 2025/2026. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho tiêu dùng và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn từ mức trung bình 6% hiện nay.

    Nhiều công ty sẽ muốn tận dụng sự bùng nổ tiêu dùng này và có một bước nhảy vọt để đầu tư hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.

    Trong 10 năm qua, chỉ số thuận lợi kinh doanh đã cải thiện đáng kể, từ mức 98 trong năm 2011 lên mức 70 trong năm 2020.

    Với việc chính phủ chú trọng đầu tư hơn vào hạ tầng, Việt Nam có 99% số làng có điện sáng, cộng với chỉ số vốn con người (HCI) cao.

    Việt Nam có thể cải thiện chỉ số này hơn nữa và vươn lên lọt top 50 trong vài năm tới. Bài viết kết luận với tất cả những mặt tích cực này, Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng sản xuất của thế giới./.

    (TTXVN/Vietnam+)
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021, Bài cũ: 09/01/2021 ---
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    https://www.youtube.com/embed/JberChkVC2Q
    Vuthanhnguyensapo2020 thích bài này.
  6. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    Còn mạnh nnã
    FLCE thích bài này.
  7. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Nhóm BĐS kcn chỉ mới khởi động cho nóng người thôi. Sẽ kéo dài hết năm 2022
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021, Bài cũ: 09/01/2021 ---
    Index 1800 không phải là đều hoang tưởng nữa rồi.
    --- Gộp bài viết, 09/01/2021 ---
    Việt Nam - Ngôi sao đang lên trong nền kinh tế thế giới hậu COVID-19
    Duy trì động lực như hiện nay, Việt Nam sẽ là ngôi sao đang lên trong nền kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, mở đường cho Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
  8. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Theo bài viết mới đây trên trang tin asiatimes.com, Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" trong thời kỳ hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên phạm vi toàn cầu.

    Giống các quốc gia láng giềng, kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn sau nhiều tháng chống chọi với đại dịch. Song, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, nhờ cách thức đối phó hiệu quả với sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo đó, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ sớm chứng kiến những tín hiệu tích cực sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát - điều khó xảy ra tại nhiều quốc gia đang hứng chịu sự hoành hành của dịch COVID-19.

    Theo số liệu thống kê, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong quý 2/2020 tăng trưởng 0,36%. Mặc dù đây là con số thấp nhất trong vòng 35 năm qua, mức tăng trưởng này vẫn cao hơn nhiều nước láng giềng khi ghi nhận mức tăng trưởng âm. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,8% trong năm 2020 và phục hồi lên 6,7% trong năm 2021. Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong số các nền kinh tế châu Á trong năm nay.

    [Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất trên thế giới]

    Tất cả điều này cho thấy Việt Nam có thể sớm phục hồi sau khủng hoảng. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn hậu đại dịch, đưa Việt Nam trở thành một trong số những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới như đã chứng kiến trong thập kỷ qua.

    Nhờ các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong nhiều tháng qua, Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất về đầu tư nước ngoài.
  9. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Như dẫn chứng trước đó, nhờ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, Việt Nam đang dần trở thành một trong những điểm đến an toàn đối với các công ty quốc tế để kinh doanh trong thời điểm dịch cũng như hậu COVID-19.

    Theo một nghiên cứu của Deep Knowledge Group (Hong Kong), Việt Nam là địa điểm an toàn thứ chín trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

    Gần đây, Việt Nam bắt đầu từng bước mở lại các đường bay quốc tế và dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ở những điểm nóng về đại dịch, điều có thể làm dấy lên lo ngại về nguy cơ dễ bị tổn thương trước làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới. Tuy vậy, chính phủ Việt Nam nhận thức rõ mối nguy cơ này và vẫn đang theo dõi sát diễn biến dịch bệnh.

    Hơn nữa, với kinh nghiệm trước đó trong phòng, chống dịch COVID-19 và sự chuẩn bị kỹ càng của hệ thống y tế, Việt Nam có thể đạt được sự cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế. Nếu vậy, Việt Nam sẽ là điểm sáng ít ỏi trong bức tranh u ám của kinh tế toàn cầu.

    Việt Nam, với các điều kiện thuận lợi, là một lựa chọn tốt cho những nền kinh tế đang tìm kiếm các điểm đến thay thế.

    Gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho 15 công ty chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, mở đường cho làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản.

    Đáng chú ý, theo một báo cáo của Goldman Sachs, nhiều công ty Mỹ cho biết Việt Nam và Ấn Độ là những điểm đến được đề cập nhiều nhất trong kế hoạch dịch chuyển cơ sở sản xuất.

    Việt Nam có cơ hội chưa từng có để trở thành một trung tâm sản xuất của thế giới, nếu như Việt Nam có thể tận dụng tối đa các làn sóng đầu tư sắp tới.

    Bài viết trên khẳng định trong khi nhiều quốc gia đang suy thoái kinh tế do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có những bước đi vững chắc hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
    sapo2020 thích bài này.
  10. FLCE

    FLCE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    19.811
    Ngày 8/6, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đồng thời, Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với hy vọng sẽ ký kết RCEP trước năm 2021.

    Tất cả các thành tựu này có thể được coi là đặc biệt trong bối cảnh hiện nay và Việt Nam được kỳ vọng sẽ thu được nhiều lợi ích từ các FTA này.

    Cụ thể, EVFTA giảm thuế đối với các mặt hàng thủy sản, dệt may và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU, những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh to lớn. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế của Việt Nam, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

    Mặc dù chịu nhiều tác động nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đáng được biểu dương vì những kết quả đã đạt được. Không nghi ngờ gì, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế được nhiều hơn mất qua cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này.

    Trang tin asiatimes.com khẳng định miễn là Việt Nam có thể duy trì động lực hiện nay, Việt Nam sẽ là ngôi sao đang lên trong nền kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, mở đường cho Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045./.

    Nguyễn Viễn (Vietnam+

Chia sẻ trang này