tin nóng hổi mới ra lò : Tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 17/4...(lý do sẽ gi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giacmotrua26, 18/04/2012.

3328 người đang online, trong đó có 232 thành viên. 00:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2645 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    'Giá điện bị đẩy cao vì qua nhiều mức phí trung gian'

    Hàng loạt loại phí và giá chồng chất nhau trong khâu phát, truyền tải, phân phối... khiến nhiều đại biểu lo ngại giá điện có nguy cơ bị đẩy cao và người tiêu dùng sẽ "lãnh đủ".
    > 'Giá điện, xăng còn xa mới thả được cho thị trường’


    Tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 17/4, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau về việc nên xếp điện vào danh mục hàng hóa bình ổn hay được ấn định giá. Giá điện thấp hơn thị trường là một trong những nguyên nhân gây lỗ của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) song do ở thế độc quyền nên Nhà nước phải ấn định giá.
    Để đến tay người tiêu dùng, điện phải qua 3 khâu: phát, truyền tải và phân phối. Cùng với đó là hàng loạt phí và giá như giá truyền tải, giá phân phối, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện rồi phí điều tiết hoạt động điện lực, phí điều hành giao dịch thị trường điện... "Tôi e rằng giá điện sẽ bị đẩy cao vì có quá nhiều mức trung gian. Thế nào là phí, thế nào là giá cần phải làm rõ", ông Hiển nói.
    [​IMG]Tầng tầng mức phí sẽ đội giá điện lên. Ảnh: Hoàng Hà
    Theo dự thảo, giá bạn lẻ điện do đơn vị điện lực xây dựng theo quy định của Thủ tướng về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá điện. Ông Hiển cho rằng, cần phải có cơ chế phân phối giá điện hợp lý. Nếu có quá nhiều loại phí và giá sẽ khiến điện mua ngoài chênh lệch với điện trong nước lớn, dẫn đến bất bình đẳng trong việc mua bán điện. Ngoài ra, theo ông Hiển, giá bán điện phải công khai minh bạch để tất cả người dân được biết.
    Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường cũng cho rằng cơ cấu giá điện cần phải quy định rõ ràng, công khai minh bạch hơn trong dự thảo luật để làm cơ sở tính toán, kiểm tra, giám sát. Thực tế, nhiều quốc gia đã thực hiện việc công khai cơ cấu giá điện ngay trong hóa đơn trả tiền điện của khách hàng.
    Dự thảo nêu rõ, phí điều tiết hoạt động điện lực là khoản thu để bù đắp chi phí cho công tác điều tiết các hoạt động điện lực, do Chính phù quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí điều tiết điện lực
    Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý thẳng thắn, cần xem lại quy định về phí điều tiết điện lực. "Phải làm rõ có cần thiết phải đóng phí điều tiết không và giá điện sẽ tăng lên bao nhiêu nếu đóng phí này. Tầng tầng mức phí sẽ đội giá điện lên", ông Lý lo ngại.
    Trước hàng loạt thắc mắc của đại biểu, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng giải trình, điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, việc điều chỉnh giá điện có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân nên giá điện vẫn phải chịu sự điều tiết của Nhà nước. Đồng tình với quan điểm của các đại biểu, người đứng đầu ngành Công Thương thừa nhận "đúng là có cảm giác nhiều loại phí, loại giá trong dự thảo luật". Tuy nhiên, theo ông Hoàng, do ngành điện đang trong quá trình tái cơ cấu từ khâu phát đến sản xuất nên cần nhiều mức phí cho từng công đoạn.
    "Chúng tôi tiếp thu ý kiến của các đại biểu là cần phải thiết kế lại dự thảo để không còn nhiều loại phí cũng như loại giá", ông Hoàng nói.
    Về phí điều tiết điện lực, Bộ Công Thương giải thích, phí được hiểu là khoản phải đóng của người được thụ hưởng. Nếu nhìn nhận Cục Điều tiết Điện lực là cơ quan quản lý Nhà nước thì không được thu phí. Tuy nhiên, ngoài những hoạt động mang tính quản lý Nhà nước, cơ quan điều tiết điện lực phải thực hiện nhiều hoạt động mang tính đặc thù. Ông Hoàng cho rằng, điện lực là một nghề nặng nhọc, với chế độ chính sách như hiện này thì dù đã rất cố gắng vẫn chưa thu hút được người tài.
    "Phí điều tiết điện lực để phát triển ngành điện. Tuy nhiên, câu hỏi các đại biểu đặt ra là chính xác. Bộ Công Thương sẽ bàn thêm với Bộ Tài chính về vấn đề này và dự thảo luật sẽ sửa đổi trước khi trình Quốc hội", ông Hoàng nói.
  2. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Tin này em nghe trưa nay, túm lại là có gì ảnh hưởng đâu :-bd:-bd:-bd, bác này dật tít zui thật em tưởng VN có động đất! =))=))=))=))
    Tin này quá tốt cho chúng ta(chữ tím đóa) tức là nhà nước phải điều tiết giá điện tránh thả nổi cho EVN,
    đoạn dưới là căn dặn EVN cần giảm ngay các chi phí trung gian ........... tin tốt đấy Nhợn!
  3. ilovemynickname

    ilovemynickname Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2012
    Đã được thích:
    0
    Tin PÁC thiếu.
  4. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Liệu đây có phải hành động rào trước đón sau của việc chuẩn bị tăng giá điện?

    Giá điện bình quân phải trả lên đến 2.000 đồng/kwh ?
    "Về lý thuyết giá điện bình quân người tiêu dùng phải trả lên tới 2.000 đồng/kwh có thể xảy ra, vì trong thang tính giá bán lẻ cho các hộ gia đình được lũy kế tăng dần, vì vậy khi nguời dân dùng đến nghìn số điện thì phải trả mức giá trên là chắc chắn".

    Đó là nhận định của ông Đinh ThếPhúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện, khi trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề giá điện thực tế mà hiện người dân đang phải chi trả.
    Cuối giờ chiều qua (3/4), Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo về tình hình sản xuất kinh doanh ba tháng đầu năm. Tại đây nhiều vấn đề xung quanh Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) như giáđiện thực tế người dân đang phải chi trả hay liệu trong thời gian tới có khảnăng tăng giá điện?... đã được đưa ra bàn luận.

    [​IMG]
    Xung quanh những thắc mắc liên quan đến việc vì sao giá điện trong năm 2011 được thông báo chỉtăng 15,28% nhưng doanh thu của EVN tăng tới gần 27%, liệu có bất hợp lý?
    Ông Đinh Thế Phúc cho biết, điều này hoàn toàn là hợp lý và có thể lý giải được. “Làm phép tính sơ bộ, sản lượng tăng khoảng 10% cộng với tăng giá, nhân lên thì doanh thu tăng khoảng trên 26,5%. Doanh thu tăng như vậy là hợp lý” – ông Phúc cho hay.
    Còn về vấn đề có ý kiến cho rằng, thực chất giá điện bình quân mà người dân phải trả khoảng 2.000 đồng/kWh chứkhông phải là hơn 1.300 đồng như giá điện bình quân EVN công bố, ông Phúc cũng cho biết: Về lý thuyết thì tình trạng này có thể xảy ra vì giá điện được tính theo bậc thang, từ thấp lên cao.
    Theo đó, mức thấp nhất bán cho người tiêu dùng đối với 50 số đầu tiên là 953 đồng/kwh, từ 100 chỉ số điện tiếp theo là 1.042 đồng/kwh. “Theo lũy tiến đấy, giá điện cứ thế tăng dần đều. Vì vậy, khi người dân dùng quá nhiền lên đến nghìn số điện thì việc phải trả trên 2.000 đồng/kwh là chắc chắn”, ông Phúc nói.
    Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho rằng, với những hộ dân bình thường chỉ dùng 200 - 300 số điện một tháng thì giá bình quân cũng không thể trên 2.000 đồng/kWh. Trong khi đó, theo thống kê năm 2010 có khoảng gần 30% các hộ là dùng dưới 100 số điện mỗi tháng.
    Liên quan đến vấn đề tăng giáđiện của EVN, ông Phúc cũng cho biết, việc tăng giá điện phải tuân theo quy định tại Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 31 hướng dẫn của BộCông thương về phương án tăng giá điện.
    “Tuy nhiên đến thời điểm này, Cụcđiều tiết điện lực chưa nhận đuợc đề xuất nào về việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN”, ông Phúc nói.
    Một vấn đề cũng được sự quan tâm khá nhiều của dự luận là vấn đề về rò rỉ nước của Sông Tranh, cũng như những giải pháp khắc phục?. Ông Nguyễn Quân, Vụ trưởng vụ Thuỷ điện, Tổng cục Năng lượng cho biết, hiện nay công tác tiến hành kiểm tra xử lý đã và đang được các cơ quan chức năng liên tục tiến hành.
    “Về cơ bản luợng nuớc thấm đã thu gom vào hành lang. Các giải pháp khắc phục kỹ thuật cũng như tư vấn trong tuần này đuợc các bên tập trung lực lượng để giải quyết. Theo đó, việc khắc phục sẽ được hoàn thành trước ngày 31/7”, ông Quân cho biết.

  5. ilovemynickname

    ilovemynickname Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2012
    Đã được thích:
    0
    Phó CT QH MsNgân từ Cp sang đã hiểu việc tăng giá điện. MsNgân đã có kế hoạch rồi.
  6. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Lại tính chuyện tăng giá nước
    Ngày 11-4, tại buổi làm việc với Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn TP, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết đang bịmất cân đối vốn cho việc đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước...


    Và một trong những giải pháp Sawaco đưa ra để khắc phục việc này là... tăng giá nước.
    Đầu tưtrùng lắp
    Mở đầu cuộc họp, ông Bạch Vũ Hải - phó tổng giám đốc Sawaco - thông tin đến cuối năm 2011, tỉ lệhộ dân được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước Sawaco đạt 86,04%, lượng nước bình quân đạt 122 lít/người/ngày (khu vực nội thành 140 lít/người/ngày). Đặc biệt, tỉ lệ thất thoát nước đã được kéo giảm còn 38,42% (trước đây 42%).
    Theo kế hoạch năm 2012, Sawaco sẽ nâng tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch lên 87% và hạ tỉ lệ thất thoát xuống còn 37%. Đến năm 2015, tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch tăng lên 92%, thất thoát còn 32%. Để đạt mục tiêu này, Sawaco cho biết phải triển khai phát triển gần 1.400km đường ống, nâng cấp, mở rộng hàng loạt nhà máy cấp nước. Dựkiến tổng công suất cấp nước đến năm 2015 phải đạt 2,4 triệu m3/ngày (hiện nay hơn 1,5 triệu m3/ngày) mới đáp ứng được nhu cầu của người dân.

    [​IMG]Người dân ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) vui mừng khi được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước của Sawaco - Ảnh: Quang Khải
    Ông Lê Chu Long, phó giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cho biết hiện trung tâmđã cung cấp nước cho hơn 53.200 hộ dân, chủ yếu ở các huyện ngoại thành.Để đạt mục tiêu 100% người dân khu vực ngoại thành được sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2015, theo kế hoạch phải mở rộng và xây dựng mới 28 trạm cấp nước với số vốn hàng trăm tỉ đồng.
    Ông Nguyễn Văn Lâm, phó Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP, cho rằng theo Sawaco, thời gian qua Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc cấp nước sạch cho người dân ở ngoại thành. Tuy nhiên, chủ trương chung của TP là sẽ hạn chế dần việc khai thác nước ngầm, chuyển sang sử dụng nguồn nước mặt do Sawaco cung cấp. Hơn nữa, Sawaco đã có kế hoạch phát triển mạng lưới cấp nước đến năm 2015 và đến năm 2025 sẽ cấp nước sạch cho 100% người dân trên địa bàn TP.
    Ông Lâm lưu ý Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn cần chú ý để tránh đầu tưtrùng lắp, gây lãng phí. Theo ông Lâm, cử tri phản ảnh nước do trung tâm này cấp tại một khu dân cư ở Q.12 bị nhiễm phèn. Khi Sawaco phát triển đường ống tới khu vực này, người dân muốn chuyển sang dùng nước của Sawaco nhưng không được vì Sawaco cho rằng mạng lưới đường ống của Trung tâm nước sinh hoạt - vệ sinh môi trường nông thôn không đồng bộ với đường ống của Sawaco.
    Nhiều nơi có nước máy nhưng dân vẫn dùng nước giếng.
    Theo ông Trần Đình Phú, mặc dù UBND TP đã có quy định hạn chế khai thác nước ngầm nhưng hiện nay vấn đề này đang bị buông lỏng. Một số khu vực người dân yêu cầu cấp nước sạch nhưng khi được gắn đồng hồ nước thì bà con không dùng nước máy mà dùng nước giếng. Cụ thể như khu vực xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn và P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân. Đây cũng là một trong những trở ngại cho việc thu hồi vốn, tái đầu tư mạng lưới cấp nước.
    Ông Nguyễn Tấn Tuyến, phó Ban kinh tế - ngân sách, đề nghị Trung tâm nước sinh hoạt - vệsinh môi trường nông thôn làm việc cụ thể với Sawaco về vấn đề này. Ông TrầnĐình Phú, tổng giám đốc Sawaco, cho rằng để tránh việc đầu tư trùng lắp thì phải tuân thủ quy hoạch cấp nước đã được phê duyệt. “Vấn đề này muốn đảm bảo hiệu quả phải có bàn tay của nhạc trưởng” - ông Phú đề xuất.
    Vay càng nhiều, giá nước càng tăng
    Theo Sawaco, để đạt các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn 2012-2015 cần phải có số vốn lên đến 12.740 tỉ đồng (riêng nguồn vốn đầu tư xây dựng trong năm 2012 chiếm hơn 2.000 tỉ đồng). Trong cơ cấu vốn cần cho đầu tư xây dựng, vốn từ ngân sách TP và vốn của Sawaco chiếm 40% (tương đương 5.087 tỉ đồng), phần vốn còn lại chủ yếu được vay kích cầu, vay ODA...
    “Khó khăn lớn nhất mà Sawaco phải đối mặt là khả năng mất cân đối về vốn cho các dự án đầu tư xây dựng nên TP cần có cơ chế tạo nguồn vốn ưu đãi. Nếu không có cơ chế ưu đãi, các nguồn vốn vay tính lãi suất thương mại sẽ góp phần làm giá nước tăng thêm, bởi vì giá nước hiện nay được tính đúng tính đủ chi phí đầu vào” - ông Phú nói khi trao đổi thêm với Tuổi Trẻ. Ông Phú cũng nhận định thời gian qua TP đã có chủtrương xã hội hóa việc phát triển cấp nước, nhưng ít đơn vị tham gia vì giá nước hiện nay còn thấp, khó đảm bảo quá trình thu hồi vốn, sinh lợi.
    Hiện nay giá nước bình quân do Sawaco sản xuất ở mức 7.500 đồng/m3 - rất thấp so với khung giá trần quy định của liên bộ Tài chính - Xây dựng là 18.000 đồng/m3. Theo ông Phú, cơ chế tạo nguồn lực tài chính cho Sawaco là việc xây dựng giá nước đúng và đủ. Thời gian qua, UBND TP đã làm được việc này là xây dựng lộtrình tăng giá nước nhưng chỉ tính tới năm 2013. Hiện Sawaco đang chuẩn bị xây dựng đề án giá nước mới cho giai đoạn 2014-2018 để trình UBND TP xem xét phê duyệt.
    Ông Phạm Văn Đông, trưởng Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP, lưu ý Sawaco thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác chống thất thoát nước sạch. Liên quan đến một số kiến nghị của Sawaco, ông Đông cho biết sẽ báo cáo lại HĐND TP.

    Theo Tuổi trẻ
  7. huetigers

    huetigers Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    3
    Chuẩn bị tăng giá điện à??????
    Hèn gì con HJS của em nó bắt đầu chạy!
  8. bnw2006

    bnw2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    6.709
    Bình thường thôi, sp hoàn thành của điện qua nhiều công đoạn từ sx đến phân phối, tách nó ra để "dễ nhìn dễ thấy" để nó thành "một cục" thì cũng thế thôi. Chỉ riêng phí điều tiết mới là lạ!!!
    Có thế mà cũng đòi làm chim này chim kia.
  9. vinh20069

    vinh20069 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    1
    chả thấy gì. chịu khó suy nghi thêm nhe bác. giật tít kinh quá. [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  10. carong9999

    carong9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Dear mọi người
    Mình nghĩ giá điện sẽ phải tăng thôi. Vì VN đang thiếu nguồn điện giá rẻ (thủy điện...), phải chạy bằng Diesel và gas nên chi phí trên 1Kwh cao, người tiêu dùng phải chia sẽ là phù hợp thôi. Tuy nhiên, ngành điện hiện nay quản lý rất kém. Ở các nước, người ta không cần phải có công nhân đi đọc chỉ số điện hằng tháng như ở VN, mà họ quản lý bằng số hóa hết (giống như quản lý điện thoại và internet ở mình vậy), nếu tiết giảm được chi phí này thì giá thành điện sẽ giảm mạnh. (trước đây nghe nói Tp.HCM có làm thí điểm rồi, nhưng GĐ Điện lực Tp bị "đánh" te tua nên bỏ luôn).
    Còn về việc tăng giá điện, đâu nhất thiết phải tăng một cái ào đối với tất cả các thành phần để làm cho chi phí chung của xã hội tăng lên, ảnh hưởng CPI. Theo mình, nên phân khúc ra để điều chỉnh, những nhà máy mà công nghệ lạc hậu, tốn điện nhiều; những cao ốc văn phòng; những người giàu có (dựa vào mức tiêu thụ hằng tháng)...sẽ bị tăng trước. Còn trường học, bệnh viện, người dùng ít..sẽ không tăng hoặc tăng chậm. Ví dụ nhé: Nhà mình hiện dùng 4 máy lanh (dĩ nhiên là không phải lúc nào cũng mở), mỗi tháng chỉ đóng khoảng 1,6tr tiền điện. Giả sử ông điện lực tăng thêm 1 tr nữa lên 2,5tr thì đối với mình cũng có thể chấp nhận được (nhưng lúc đó chắc bx cho ngủ quạt quá, hi..). Chỉ cần chịu khó suy nghĩ thôi thì xã hội sẽ tốt hơn
    Ah, còn về thời điểm tăng giá điện, mình nghĩ không sớm hơn cuối tháng 05. Yên tâm!!

Chia sẻ trang này