Tin nóng ngày 17-02-2014 : Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ tài chính !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hoa_Sim, 17/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7226 người đang online, trong đó có 621 thành viên. 17:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 10432 lượt đọc và 180 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin tài chính từ báo Sài Gòn Đầu Tư :
    http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140217/Trung-Quoc-Nguy-co-vo-no.aspx

    Trung Quốc: Nguy cơ vỡ nợ



    Một công cụ đầu tư trị giá 160 triệu USD do ngân hàng lớn thứ hai Trung Quốc phát hành đã không thể trả nợ đúng hạn lần thứ 4 liên tiếp, làm dấy lên quan ngại về một cuộc vỡ nợ tài chính có thể xảy ra cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.


    Sản phẩm "Songhuajiang River No.77" huy động 972,7 triệu NDT (160 triệu USD) thông qua 6 đợt, đã thất bại trong việc trả nợ vốn và lãi cho nhà đầu tư lần 4 liên tiếp vào ngày chi trả dự kiến đầu tháng này. Các nhà đầu tư cũng được Quỹ Tín thác tỉnh Cát Lâm - đơn vị cấu trúc sản phẩm nói trên - thông báo rằng họ sẽ không nhận được chi trả vào đợt chi trả thứ 5 dự kiến vào ngày 19-2.


    Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), đơn vị đứng ra bán sản phẩm này (dùng huy động vốn cho một công ty than), đã quảng cáo về sản phẩm như một sự đầu tư “ít rủi ro và lợi nhuận cao”, 9,8%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi.


    Trước đó, Trung Quốc đã tránh được vụ vỡ nợ tín thác đầu tiên trong ít nhất 1 thập kỷ vào tháng trước, khi các nhà đầu tư trong một sản phẩm tín dụng trị giá 3 tỷ NDT (500 triệu USD) do China Credit Trust Co. phát hành được ứng cứu 3 ngày trước khi đáo hạn. Sản phẩm đầu tư này được bán ra bởi ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, ICBC cũng dùng để huy động vốn cho một công ty than. Các nhà phân tích lo ngại Trung Quốc có thể đối mặt với những vấn đề sâu xa hơn trong lĩnh vực huy động vốn tín thác.


    Trung Quốc có tổng cộng tới 5.300 tỷ NDT các sản phẩm tín thác phải đáo hạn trong năm nay, tăng 50% so với năm 2013. Việc vỡ nợ các sản phẩm đầu tư như vậy chắc chắn sẽ gây ra sóng gió lớn cho hệ thống “ngân hàng ngầm” trị giá hàng ngàn tỷ USD của nền kinh tế lớn nhì thế giới.


    Sản phẩm "Songhuajiang River No.77" dùng để huy động vốn cho Công ty Shanxi Liansheng Energy. Nhưng công ty này phải nộp đơn tái cấu trúc phá sản vào tháng 11 năm ngoái sau khi phải gánh chịu khoảng 30 tỷ NDT nợ. Dù vậy, Quỹ Tín thác tỉnh Cát Lâm vẫn cho rằng không có vấn đề gì đáng ngại: “Theo chúng tôi biết, cho đến nay không có vấn đề với tài sản của công ty. Công ty đang đàm phán với nhà đầu tư”.


    Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại vô cùng lo lắng. “Tất cả chúng tôi đều rất hoang mang” - Shanghai Securities News trích lời một nhà đầu tư về ngày đáo hạn 19-2. Cho đến nay, cả Công ty Shanxi Liansheng Energy lẫn CCB đều không tiếp điện thoại của các nhà báo gọi đến, trong khi Quỹ Tín thác tỉnh Cát Lâm lại từ chối bình luận.




    [​IMG]

    Tượng “Con bò tài chính” ở Bến Thượng Hải.

    Dù có rủi ro vỡ nợ cao, lĩnh vực tín thác của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh trong những năm qua do hứa hẹn lợi suất cao hơn so với kênh huy động tiền gửi của ngân hàng. Tài sản tín thác ở Trung Quốc đã tăng tới 46% trong năm 2013, lên 10.900 tỷ NDT (1.800 tỷ USD).


    Trong năm 2012, khoảng 20 tỷ NDT sản phẩm tín thác đã gặp khó khăn chi trả, chiếm 0,27% tài sản tín thác lúc đó. Nhiều chuyên gia cảnh báo các công ty không còn khả năng gánh vác những rủi ro gắn với tài sản tín thác. Với sự giúp sức của bảo đảm đầu tư, tín thác đã vượt qua ngành bảo hiểm để trở thành lĩnh vực tài chính lớn nhất Trung Quốc sau ngành ngân hàng.


    Tài sản tín thác đã tăng hơn gấp 4 lần kể từ đầu năm 2010, dù các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực kiểm soát dòng chảy tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng. Khoảng 48% sản phẩm tín thác đã được bán để cung cấp tài chính cho khách hàng vay. 1/4 tài sản đó đã đi vào khu vực cơ sở hạ tầng, tính đến cuối năm 2013, tăng 1,6% so với đầu năm, và 10% vào bất động sản.


    Vĩnh Cẩm (Theo AFP, Bloomberg)


    Tin vui ngày 17-02-2014 !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>
    khanhbd, ALN_HUNG, HDFuture3 người khác thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo Đời Sống Pháp Luật :
    Trung Quốc sắp vỡ nợ?
    http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-sap-vo-no-a18887.html#.UwHVGoXvjHQ


    (ĐSPL) - Theo báo Pháp Libération, Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian và hậu quả còn tai hại hơn khủng hoảng ở Mỹ những năm 2008-2009.

    Nợ của Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục: tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công leo cao.

    [​IMG]

    Trung Quốc sắp vỡ nợ?
    Báo Libération mở đầu bài viết bằng một câu hỏi: Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp, trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất? Tháng trước Viện kiểm toán nhà nước (Trung Quốc) công bố một báo cáo, theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong vòng 4 năm qua. Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên 58 %.
    Tính gộp cả nợ của nhà nước lẫn tư nhân, tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013. Đành rằng nợ công của Trung Quốc không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 % GDP) hay của Hy Lạp (160 % GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian 4-5 năm trở lại đây. Các con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc có khuynh hướng giảm sút.
    Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ? Tác giả bài báo trả lời: Đó là do sự ngông cuồng, tiêu xài quá trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.
    Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3.000 ngôi biệt thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố khác ở miền đông bắc Trung Quốc, có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền bỏ tiền ra xây để rồi "ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp Sơn" ! Ở khu tự trị Nội Mông, thành phố Hàng Châu hay tỉnh Hồ Nam, chính quyền cũng đang "dở khóc dở cười". Nơi thì ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh, chỗ thì đầu tư đến 10 triệu USD để xây một bức tượng hình con cá khổng lồ ngay cổng vào của thành phố.
    [​IMG]

    Kệch cỡm, tháp Eiffel ở Trung Quốc
    Libération nhận xét sự điên rồ đó không chỉ dừng lại ở các tỉnh lẻ, mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây dựng trên thế giới thì có tới 60 tòa đang mọc lên tại Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Mỹ Michael Pettis - đang làm việc tại Bắc Kinh - nhận xét: "Một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ tăng lên mãi". Theo những người trong cuộc, tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã "hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát".
    Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chuyên gia Michael Pettis nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi những năm 2008/2009.

    Văn Linh
    khanhbd, ALN_HUNG, HDFuture2 người khác thích bài này.
  3. rongdo007

    rongdo007 Thành viên gắn bó với f319.com Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    34.056
    Cho nó chít :)):))
  4. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.948
    ALN_HUNG thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bom nổ rung chuyển phía tây Trung Quốc, ít nhất 3 người chết

    theo VOV | 25/01/2014 13:15


    [​IMG]


    [​IMG]
    Chia sẻ:


    Ba vụ nổ ở vùng Tân Cương (Trung Quốc) đã cướp đi sinh mạng của 3 người và làm bị thương 2 người khác, giới chức thông báo vào hôm 24/1.


    Đây có vẻ là vụ bất ổn mới nhất tại khu vực đông người Hồi giáo sinh sống.


    Theo cổng thông tin Tiansahn của chính quyền địa phương, một người đã thiệt mạng sau khi hai vụ nổ xảy ra tại một tiệm làm tóc và một khu chợ. Hai người khác chết bên trong một chiếc xe hơi “tự nổ” khi bị cảnh sát vây quanh.


    Các vụ nổ xảy ra vào lúc 18h40 ở Xinhe thuộc địa khu Aksu của khu tự trị Tân Cương. Khu vực này nằm gần cực tây của Trung Quốc giáp với Kyrgyzstan.


    Tờ báo điện tử nói trên cho biết cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm.


    Khu vực miền tây rộng lớn có đông người Duy Ngô Nhĩ này đã chứng kiến bất ổn trong nhiều năm liền. Các nhóm nhân quyền cho rằng tình hình này là do trấn áp văn hóa và do làn sóng nhập cư của người Hán vào đây.


    Trong các tháng gần đây ngày càng có nhiều vụ bạo lực, thường là liên quan các nhóm nam giới dùng dao và thuốc nổ. Tuy nhiên việc đánh bom vẫn tương đối hiếm.


    Hồi tháng 6/2013, một vụ bạo động nghiêm trọng ở khu vực Turpan của Tân Cương đã làm ít nhất 35 người thiệt mạng. Ngoài ra còn xảy ra các vụ tấn công khác nhằm vào cảnh sát và đồn cảnh sát ở đây. Ở Thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 10/2013 cũng xảy ra vụ nổ xe hơi ở ngay khu vực Tử Cấm Thành trên quảng trường Thiên An Môn khiến nhiều người chết hoặc bị thương.


    Riêng năm 2009, đã có khoảng 200 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương khi xảy ra các vụ bạo động ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương.


    Trung Quốc cho rằng tình trạng này là do các phần tử cực đoan và chủ nghĩa ly khai.


    Có áp bức tất có đấu tranh !

    Đây là mối quan hệ Nhân - Quả !

    khanhbd, magicsword, HDFuture2 người khác thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tin từ báo điện tử vtc.vn :
    http://vtc.vn/quoc-te/trung-quoc-no-bom-tu-che-giua-pho-dong-9185.html
    Trung Quốc: Nổ bom tự chế giữa phố đông

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    (VTC News) – Một vụ nổ bom tự chế đã xảy ra tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trong bối cảnh nước này vừa chứng kiến vụ khủng bố tại Thiên An Môn.
    » Trung Quốc tố Mỹ bênh vực khủng bố Thiên An Môn
    » Tổ chức nào đứng sau vụ khủng bố Thiên An Môn?

    Tân Hoa Xã đưa tin vào lúc 7h40 sáng nay 6/11 (theo giờ địa phương), những tiếng nổ liên tiếp vang lên tại đường Nghênh Trạch, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tại hiện trường cảnh sát đã phát hiện được những viên bi nhỏ bằng kim loại, bị nghi là bom tự chế.
    [​IMG]
    Khói trắng bốc lên sau vụ nổ
    Tờ Nhân Dân nhật báo cũng trích nguồn tin từ trang weibo của ******* Sơn Tây cho biết: “Khoảng 7h40 ngày 6/11, một vụ nổ xảy ra tại đường Nghênh Trạch, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Một người bị thương, hai chiếc xe bị hư hỏng. Lãnh đạo tỉnh đã ra lệnh phong tỏa hiện trường, cảnh sát đang điều tra sự việc”.
    [​IMG]
    Những viên bi sắt nghi là văng ra từ quả bom tự chế tại hiện trường
    Theo những hình ảnh trên trang Weibo của Sina, giao thông đã trở nên hỗn loạn tại khu vực này, những làn khói trắng bốc lên tại hiện trường, một số người qua đường bị thương nhẹ, một số chiếc xe bị vỡ kính sau khi những quả bom tự chế phát nổ.

    Sự việc xảy ra đang gây sự chú ý đặc biệt bởi cách đây hơn một tuần, tại Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh đã xảy ra một vụ khủng bố, một chiếc xe SUV đã lao vào đại lộ Trường An khiến 5 người chết (trong đó có 2 du khách) và hơn 40 người bị thương.
    [​IMG]
    Ngày 28/10, vụ lao xe vào Thiên An Môn đã gây chấn động Trung Quốc
    Những người Duy Ngô Nhĩ thuộc tổ chức “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan” được cho là những kẻ đã gây sự vụ việc. Trung Quốc gọi đây là “cuộc tấn công khủng bố có tổ chức, có tính toán từ trước”. Ngay sau sự việc, tướng Bành Dũng - Tư lệnh quân khu Tân Cương đã bị cách chức.


    Khủng hoảng là tiền đề cho cách mạng và đổi mới theo chiều hướng tích cực !
    khanhbd, HDFutureBongHongGai81 thích bài này.
  7. minhhc

    minhhc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    785
    trung quốc bỏ 36 tỷ usd xây đường hầm qua biển dài nhất thế giới,các chỉ số kt của tq vừa báo cáo là khả quan-ck tq đã vượt 2100đ-và sẽ còn tăng manh trong thời gian tới.tuần vừa rồi các quỹ đổ hơn 11 tỷ usd vào ck toàn cầu,trong khi vài tuần trước rút dòng hơn 28 tỷ usd.
    khanhbd thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phỏng vấn Dương Danh Dy
    Vụ bạo loạn ở Tân Cương:
    Một trong những bài học hữu ích nhất


    Nhân vụ bạo loạn xảy ra ở Tân Cương, Trung Quốc, Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi về những nguyên nhân thực sự của vụ này với chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam ở Quảng Châu.

    Ông Dy nói: “Dù với bất cứ lý do gì, đây là một trong những vấn đề mà Việt Nam nên tìm hiểu một cách hết sức kỹ lưỡng và toàn diện, bởi đây là một trong những bài học đáng học nhất từ một nước có quá trình chuyển đổi tương tự như Việt Nam, dù họ đi trước chúng ta nhiều năm.”

    Nhà đương cục Trung Quốc tuyên bố rằng vụ bạo loạn xay ra ở Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương, là do sự xúi giục và kích động từ bên ngoài. Xin ông cho biết bình luận của mình.

    Họ cũng có lý đó. Đầu những năm ’60 của thế kỷ trước, có mấy vạn người bỏ chạy sang nước ngoài, nhất là mấy nước Hồi Giáo thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Turgikistan. Những người này rất muốn khôi phục nhà nước Hồi giáo Đông Đột (Đông Turgikistan) ở Tân Cương, đã được lập ra vào khoảng 1945-1946, trước khi bị sáp nhập lại vào lãnh thổ Trung Quốc khi cuộc cách mạng ở nước này thành công vào năm 1949.

    Việc Trung Quốc tích cực thành lập Nhóm Sáng kiến Thượng Hải bao gồm Nga với mấy nước Cộng hoà Hồi giáo Trung Á thuộc Liên xô cũ, và đầu tư rất nhiều vào nhóm này, cũng nhằm lập một vành đai an toàn để ngăn chặn xu hướng phục quốc này.

    Trong quá trình nghiên cứu sự phát triển ảnh hưởng và lãnh thổ của người Hán hàng ngàn năm qua, tôi thấy có ba khu vực mà họ không thể đồng hoá được. Ngoài Việt Nam, đó là Tây Tạng và Tân Cương.

    Nhưng, theo tôi, đó chỉ là một trong những nguyên nhân thôi. Nguyên nhân trực tiếp và xâu xa nằm ở chỗ khác.

    Những nguyên nhân đó là gì, thưa ông?

    Nguyên nhân trực tiếp là vụ xung đột giữa mấy trăm công nhân Hồi Tân Cương là việc ở một nhà máy đồ chơi ở Thiều Quan, Quảng Đông, với công nhân người Hán tại đó, cách đây khoảng hơn mươi hôm, do bất đồng ngôn ngữ, hay phong tục tập quán gì đó. Kết quả là hai công nhân người Hồi bị thiệt mạng.

    Còn nguyên nhân sâu xa là chính sách dân tộc của Trung Quốc không thuyết phục được người Hồi. Họ cảm thấy văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ của họ không được người Hán tôn trọng. Vùng đất đai mà tổ tiên họ để lại đa phần lại nằm trong tay người Hán, mọi hoạt động kinh tế thương mại chính đều nằm trong tay người Hán. Ông Vương Chấn, người sau này trở thành phó chủ t ịch nước CHND Trung Hoa Trung Quốc, đã đưa quân đội lên Tân Cương khai khẩn, lập nông trường, để bây giờ người Hán chiếm tới 75% dân số ở Tân Cương.
    Sự không hài lòng âm ỉ từ lâu bị thổi bùng lên do sự kiện ở Thiều Quan. Chính nhà đương cục Trung Quốc cũng cảm thấy bất ngờ.

    Ngoài lý do là một số người Hồi Tân Cương muốn thành lập một khu tự trị riêng, liệu xu hướng muốn ly khai của họ còn có nguyên nhân từ việc phát triển nóng tập trung vào miền duyên hải phía Đông của nền kinh tế Trung Quốc khiến người dân những vùng sâu vùng xa như Tân Cương cảm thấy họ bị thiệt thòi, bị tụt hậu so với phần phía Đông không?

    Đúng thế. Họ quá tập trung tiền của đất nước để phát triển miền Đông, tạo ra khoảng cách về trình độ phát triển và giàu nghèo quá lớn giữa miền Đông và miền Tây. Để có thể phát triển nhanh, Trung Quốc đã phạm phải nhược điểm là khai thác quá mức sức lao động và tài nguyên, dẫn đời sống người lao động không mấy được cải thiện, tài nguyên thì cạn kiệt và môi trường thì ô nhiễm.

    Chính điều này là một trong những nguyên nhân mang lại hậu quả là có hàng vạn cuộc bạo loạn nổ ra ở Trung Quốc trong mấy năm trở lại đây.

    Hành động cứng rắn của Trung Quốc đối với cuộc bạo loạn vừa rồi, thông qua số người bị thiệt mạng, bị thương và bị bắt, liệu có liên quan gì đến kinh nghiệm riêng của ông Hồ Cẩm Đào, người cách đây 20 năm là bí thứ thứ nhất khu uỷ Tây Tạng không?

    Tôi nghĩ là có. Đây cũng có lẽ là lời răn đe với Tây Tạng. Nhưng tôi cũng muốn so sánh vụ này với một vụ khác lớn hơn diễn ra cách đây 20 năm, vào ngày 4/6. Qui mô và tính chất có khác, nhưng có lẽ cùng một thông điệp.

    Ông Đặng Tiểu Bình đã từng căn dặn các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên “giấu mình chờ thời” trong phát triển, tránh phô trương thế mạnh kẻo các nước khác dè chừng. Nhưng gần đây, có vẻ như lãnh đạo Trung Quốc đi theo hướng ngược lại. Ngoài các động thái răn đe với các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông, họ đã thách thức cả với Mỹ. Có phải do vấn đề bất ổn nội bộ là lý do chính không, thưa ông?

    Mọi người đều biết khi nội bộ có vấn đề, TQ thường tìm cách chuyển trọng tâm chú ý trong nước ra ngoài, nhưng Biển Đông thì không phải như vậy.

    Hiện trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc có một phái quá khích, muốn Trung Quốc trờ thành siêu cường số một càng sớm càng tốt, và giọng điệu phát biểu của họ đầy thách thức các nước khác, kể cả Mỹ; Phái còn lai cũng muốn đạt mục đích tương tự, nhưng âm thầm hơn. Họ coi Trung Quôc chưa sẵn sàng thay thế vai trò số một của Mỹ, không nên đối kháng với Mỹ mà nên hoà hợp để cùng phát triển.

    Tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa: lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đã vạch ra một vòng tròn gọi là vòng ổn định nội bộ. Trong vòng tròn đó các phái có thể đấu tranh với nhau, nhưng nếu khi các bên vật lộn có cái tay hay cái chân nào đó thò ra khỏi vòng tròn đó thì lập tức các phái phải phải ngồi lại để thoả thuận, và nhượng bộ nhằm duy trì ổn định nội bộ.

    Tôi nghĩ sau vụ này lãnh đạo Trung Quốc sẽ rút được những bài học hữu ích. Họ đã quá hiểu bất ổn nội bộ phải trả giá như thế nào. Chính người Trung Quốc đã nói rằng Mao Trạch Đông trong suốt thời kỳ cẩm quyền của mình đã tiêu tốn 50% nguồn lực của đất nước cho các cuộc đấu đá nội bộ.

    Huỳnh Phan thực hiện
    Theo Gài Gòn Tiếp Thị
    khanhbd, magicsword, HDFuture1 người khác thích bài này.
  9. jangkang

    jangkang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    3.044
    càng zui hi hi he he :drm3
    HDFuture thích bài này.
  10. nguyen phong

    nguyen phong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/11/2013
    Đã được thích:
    1.354
    Còn VN ta thì sao các bạn.....????
    800----1000
    :drm1:drm2:drm3:drm4
    romeknight80s thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này