tin sốt nóng !!! VNI lại up rồi.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hama83, 23/02/2008.

3363 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 11:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 479 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. hama83

    hama83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Đã được thích:
    0
    tin sốt nóng !!! VNI lại up rồi.

    Quỹ đầu tư Mỹ mua 49% cổ phần của VCBF
    Thứ bảy, 23/2/2008, 10:11 GMT+7

    Tập đoàn quản lý quỹ đầu tư khổng lồ Franklin Templeton Investments của Mỹ sẽ mua lại 49% cổ phần trong Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF). Hiện giá trị thỏa thuận này vẫn chưa được tiết lộ.


    Thông qua VCBF, Franklin Templeton hy vọng sẽ được tiếp cận với bộ phận khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank
    Đây được coi là một động thái của Franklin Templeton trong việc tiến vào thị trường vốn của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

    Được biết, ban đầu liên doanh này sẽ tập trung tìm kiếm các thỏa thuận đầu tư cổ phần riêng lẻ vào các công ty Việt Nam. Sau đó, liên doanh này sẽ phát triển các quỹ tương hỗ trong các nhà đầu tư địa phương.

    Franklin Templeton là tập đoàn quản lý quỹ có truyền thống đầu tư vào các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán chứ không phải đầu tư cổ phần riêng lẻ. Tuy nhiên, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư các thị trường đang nổi lên của Franklin Templeton, ông Mark Mobius cho biết, tập đoàn này đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tất cả các lĩnh vực, bao gồm cổ phần trong các công ty tư nhân và cả những đợt IPO.

    Với thỏa thuận này, Franklin Templeton hy vọng sẽ được tiếp cận với bộ phận khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank, trong đó, có nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

    Thỏa thuận với VCBF đánh dấu sự trở lại của Franklin ở thị trường Việt Nam. Trước đây, Franklin Templeton đã tới tìm cơ hội ở thị trường Việt Nam nhưng không thành công. Vào giữa thập niên 1990, tập đoàn này thành lập quỹ Vietnam Opportunities Fund và thuê các nhà phân tích để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, tình hình diễn biến không được như ý và tập đoàn đã chuyển sang thị trường Singapore.

    Tuy nhiên, trên thực tế, Franklin Templeton vẫn có cổ phần trong một công ty phát triển nhà mà tập đoàn này đồng sở hữu với quân đội Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn định bán cổ phần này, nhưng sau đó lại trì hoãn vì thị trường địa ốc Việt Nam hiện đang rất ?onóng?.

    Ngoài việc liên doanh với VCBF, Franklin Templeton sẽ mở một văn phòng mới ở Tp.HCM để tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho thương hiệu Templeton nói riêng.

    Trong những năm gần đây, chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam đã thu hút nhiều công ty quản lý quỹ, các ngân hàng đầu tư và các công ty đầu tư cổ phần tư nhân nước ngoài tới đây tìm cơ hội. Đầu tháng 2 này, Morgan Stanley đã mua lại 49% cổ phần của công ty chứng khoán Gateway Securities. Merrill Lynch và Credit Suisse cũng đã được cấp phép để thực hiện các hoạt động giao dịch chứng khoán ở Việt Nam.

    Năm 2006, công ty đầu tư cổ phần tư nhân TPG của Mỹ và bộ phận quỹ đầu tư mạo hiểm của Intel bỏ ra 36,5 triệu USD để mua lại 10% cổ phần của tập đoàn FPT. Sau đó, giá trị thị trường của FPT tăng mạnh, giúp TPG thu lời lớn.

    Theo Kiều Oanh
  2. hama83

    hama83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bơm thêm 10.000 tỷ đồng vào lưu thông
    Thứ bảy, 23/2/2008, 09:52 GMT+7

    Ngân hàng Nhà nước vừa bơm thêm 10.000 tỷ đồng ra thị trường, đưa tổng số tiền mà cơ quan này bơm vào thị trường trong tuần lên khoảng 33.000 tỷ đồng.

    Việc bơm tiền trong thời điểm này nhằm bảo đảm thanh khoản cho các ngân hàng, thông qua nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 15%mỗi năm cho kỳ hạn 14 ngày.

    Trước đó, ngày 20/2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã trúng thầu 15.000 tỷ đồng. Đây là mức tiền đưa ra thị trường trong một ngày lớn nhất từ trước đến nay.

    Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến thay đổi phương thức đấu thầu. Thay cho việc trước đây các thành viên thị trường mở bỏ thầu lãi suất, và ngân hàng nào bỏ mức cao nhất sẽ thì trúng, nay Ngân hàng Nhà nước ấn định lãi suất trần từng phiên và các nhà băng đấu thầu khối lượng.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện có hai nhà băng đang thừa vốn khả dụng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
  3. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Chính thức cho phép mua cổ phần bằng ngoại tệ

    [​IMG]

    Minh Đức


    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng liên quan đến việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ.

    Cụ thể, ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1061/VPCP-KTTH trả lời đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tại công văn số 705/DKVN-HĐQT ngày 25/1/2008 về việc cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) thanh toán tiền mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) bằng đô la Mỹ (USD).

    Công văn trên cho biết Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc nhà đầu tư nước ngoài là Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) được thanh toán tiền mua cổ phần PVFC bằng đồng USD.

    Đáng chú ý là Thủ tướng cũng chính thức giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan có quy định về việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước nói chung.

    Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có kiến nghị liên quan , thị trường cũng chờ đợi cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thanh toán bằng ngoại tệ khi mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam.

    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm, đây là thông tin tích cực, thêm hy vọng khắc phục trong khó khăn quy đổi từ ngoại tệ sang VND trong thời gian qua và hứa hẹn tạo thêm thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
  4. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=eb23d3dcffc623

    CẬP NHẬT: 22/02/2008 11:33:05 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN
    Chứng khoán ngày 22/2: Xuất hiện những tín hiệu tích cực

    VN-Index tiếp tục ?orơi? đáng lo ngại, nhưng về cuối phiên thị trường đã xuất hiện những tín hiệu tích cực.

    Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, xu hướng tháo chạy vẫn là mạch chủ đạo. VN-Index giảm hẳn 32,13 điểm ngay trong đợt 1. Nhưng từ đợt hai, sự giằng co của một số mã có ảnh hưởng lớn đã giúp nhà đầu tư bình tĩnh hơn.

    Đợt 2, mức giảm của VN-Index giảm bớt xuống 26,05 điểm. Và kết thúc phiên, chỉ số này giảm ở mức 23,35 điểm. Nhiều mã vẫn tiếp tục giảm xuống giá sàn, nhưng đã xuất hiện sự đảo chiều ở nhiều cổ phiếu, trong đó có loạt tăng trần đáng chú ý.

    Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng vốn của thị trường đang hạn chế do thắt chặt chính sách tiền tệ, đẩy chứng khoán khủng hoảng. Nhưng phiên hôm nay tiếp tục chứng kiến đà mua vào mạnh mẽ; khối lượng vọt tới 14,7 triệu đơn vị, trị giá 897 tỷ đồng.

    Sự khủng hoảng hiện nay xuất hiện ở nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhưng khi thị trường có tín hiệu tốt, sự bình tĩnh dần trở lại. Trước phiên này, thông tin Ngân hàng Nhà nước ?obơm? tiền ra thị trường là một tích cực; bên cạnh đó, khối đầu tư nước ngoài tăng mạnh mua vào, giảm hẳn bán ra cũng là một dấu hiệu mới.

    Đầu phiên hôm nay, thị trường chính thức đón nhận thông tin Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ, giao Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng xây dựng quy định? Một mong đợi của thị trường thời gian qua bước đầu được đáp ứng.

    Trên sàn Tp.HCM, tín hiệu lành đã xuất hiện ở loạt cổ phiếu đạt giá trần, không bị lôi kéo bởi xu hướng suy thoái hiện nay. Đó là TAC, ST8, HAP, GMD, GIL, DMC, CLC, BT6 và ABT. Một số mã có ảnh hưởng như DPM, STB cũng đã trụ được giá tham chiếu hoặc chỉ giảm nhẹ.

    Ngược lại, những tên tuổi như SSI, FPT, SJS, PPC? cùng loạt cổ phiếu lớn nhỏ cùng rơi xuống giá sàn và chưa có dấu hiệu níu kéo.

    Tín hiệu tích cực đã thực sự có được trên sàn Hà Nội. HASTC-Index đã tăng điểm trở lại, lấy 1,13 điểm, lên 239,02 điểm. Đặc biệt, tại đây khối lượng giao dịch đã đột biến lên trên 7 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 463,5 tỷ đồng. Tuy nhiên diễn biến giá của nhiều cổ phiếu vẫn tiếp tục gây lo ngại cho nhà đầu tư.

    Như vậy thị trường đã kết thúc một tuần giao dịch thực sự gây sốc đối với nhiều nhà đầu tư. VN-Index giảm mạnh cả 5 phiên trong tuần và mất tới gần 130 điểm. HASTC-Index mất hơn 30 điểm.
  5. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    by le_tuan
    Diễn biến hôm nay tóm gọn thế này các bác ạ :

    - Rạng sáng ngày 22/2 Mật lệnh của Thủ tướng chính thức được public, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, nhiều nghĩa quân nhận được mật lệnh sớm nên đã khởi nghĩa, nhưng trong đêm đen tối như hũ nút, nhiều nơi chưa nhận được mật lệnh nên vẫn tiếp tục tháo chạy

    - Đoàn quân Liên hợp quốc tuy biết rõ mật lệnh trước đó mấy ngày nhưng vẫn chưa chịu dốc toàn lực ra đánh. Được voi rồi nhưng đòi cả Hai Bà Trưng cơ. Cho em mua bằng USD rồi thì cho em mua nốt theo kiểu trọn gói của đối tác chiến lược đi, không thì bác phải để giá khởi điểm IPO = 10.000 đ. Em ứ chơi kiểu 10 lít nước cốt gà pha thêm 40 lít nước lã, rồi đòi bán đúng giá 50.000 đ
    Nhưng đoàn quân này cũng thể hiện thiện chí là vừa đánh vừa nghe ngóng, bác cho em xin thêm là em oánh nhiệt tình ngay

    - Quân du kich mù đặc thông tin thì tháo chạy toán loạn, tháo chạy xong mới biết là có mật lệnh, thế là ngồi tiếc của, gào hét lăn lộn đòi thị trường giảm tiếp (bên VST số lượng kêu gào thị trường giảm về 399 tự nhiên tăng đột biến )

    - Hai bên mua - bán tạm ngừng giao chiến để về ngấm thuốc trong 2 ngày. Nhiều khả năng thứ hai tuần tới sẽ bắt đầu một tuần phê thuốc
  6. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22-02-2008, 13:31
    Phiên GD cuối tuần: Công lớn thuộc về STB


    (ĐTCK-online) Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/02/2008, chỉ số VN-Index giảm 23,35 điểm, xuống 687,10 điểm (tương đương giảm 3.29%). Khối lượng giao dịch tăng mạnh, đạt 14.755.940 đơn vị, tăng 39,3% so với phiên trước đó. Giá trị giao dịch đạt 897,423 tỷ đồng, tăng 20,73% so với phiên trước.


    Trong tổng số 151 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 29 mã tăng giá, 8 mã đứng giá tham chiếu, 114 mã giảm giá. Điều đáng mừng là sau khi kết thúc phiên, toàn thị trường có 10 mã tăng trần là ABT, BT6, CLC, DMC, GIL, GMD, HAP, PRUBF1, ST8, TAC, trong đó có những mã đã không còn dư bán. Nhưng vẫn còn tới 85 mã giảm sàn.

    Diễn biến giao dịch hôm nay, trong đợt 1 các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu, khiến chỉ số VN-Index giảm 32,13 điểm, xuống 678,32 điểm (tương đương giảm 4.52%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị giao dịch hơn 194 tỷ đồng. Có 2 mã tăng giá là PRUBF1 và ST8, 2 mã đứng giá tham chiếu BBC và VGP, 147 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là TMS. Trong đó có tới 127 mã giảm kịch sàn, chỉ có duy nhất mã ST8 tăng kịch trần lên mức 68.000 đồng/cổ phiếu.

    Kết thúc đợt 2, chỉ số VN-Index giảm 26,05 điểm, xuống 684,40 điểm (tương đương giảm 3.67%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt hơn 10 triệu đơn vị với tổng giá trị giao dịch hơn 605 tỷ đồng.

    Các mã cổ phiếu lớn như VNM giảm 6,000 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%) chỉ còn 114,000 đồng với 355,990 cổ phiếu được giao dịch thành công. SJS mất đi 4,90% giá trị khi giảm 10,000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức 194,000 đồng với khối lượng giao dịch hơn 214 nghìn cổ phiếu. PPC giảm 2,300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,98%) chỉ còn 43,900 đồng với 590,450 cổ phiếu được giao dịch thành công.
    DPM đã có một phiên đảo chiều thành công khi đóng cửa ở mức giá tham chiếu là 56,500 đồng với hơn 1,9 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công.

    Mã cổ phiếu SSI lại một phiên nữa kịch sàn, giảm 5,000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,63%) xuống mức 103,000 đồng với 351,630 cổ phiếu được giao dịch thành công, nhưng vẫn còn tới gần 1 triệu cổ phiếu dư bán ở giá sàn.

    Đáng chú ý nhất vẫn là mã cổ phiếu STB khi đóng cửa ở mức 53,000 đồng, giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%) với 2,903,690 cổ phiếu được giao dịch thành công. Điều đáng nói là chính STB đã là cổ phiếu châm ngòi cho một loạt các cổ phiếu đảo chiều thành công trong phiên ngày hôm nay. Mức giá sàn 51.000 đồng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này trong vòng 1 năm trở lại, nhưng ngay trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa, đã có tới hơn 2 triệu cổ phiếu STB được bán ra ở mức giá ATO và sàn, khiến STB không tránh khỏi mức giảm kịch sàn. Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, vẫn còn khối lượng gần 1 triệu cổ phiếu STB ở giá sàn chưa được khớp. Không ai có thể nghĩ rằng cổ phiếu này có thể thoát khỏi phiên giảm sàn thứ ba liên tiếp. Nhưng, theo quan sát trên bảng giá, kể từ 9h40 đã bắt đầu có những lệnh mua khối lượng lớn được tung vào. Giờ phút quan trọng nhất là từ 9h49 đến 9h51, chỉ trong vòng 3 phút, cả một khối lượng lớn gần triệu cổ phiếu được tung vào, nhanh chóng khớp hết dư bán ở mức giá 51.000 đồng. Giá cổ phiếu STB bắt đầu leo dốc. Nhưng do thời gian còn lại quá ngắn ngủi, nên khi bước sang đợt khớp lệnh đóng cửa, lại diễn ra một cuộc giằng co giữa bên bán và bên mua, nhưng cuối cùng bên mua đã thắng thế.

    Nhiều nhà đầu tư tỏ vẻ tiếc nuối khi đã không dám mua ở giá sàn. Một số người còn cho rằng, nếu STB đảo chiều sớm hơn vào giữa phiên liên tục thì có lẽ cổ phiếu này đã leo lên mức giá trần rồi. Đây đúng là một cuộc chiến tâm lý đầy gay go và quyết liệt.
    Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào hơn 1,3 triệu cổ phiếu. Họ mua vào hơn 257 nghìn cổ phiếu PPC, 128 nghìn PVD, hơn 100 nghìn DPM và hơn 98 nghìn VNM? Ước tính tổng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 100 tỷ đồng. Số liệu bán ra của nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa được cập nhật.

    Một vài thông tin tốt đã đến với thị trường khi chiều ngày 20/2 Ngân hàng Nhà nước đã tung ra hơn 20.000 tỷ đồng với lãi suất 15%/năm vào thị trường liên ngân hàng để giảm bớt tình trạng khan hiếm tiền đồng, thêm vào đó là Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng củng cố và phát triển an toàn thị trường, kiểm soát rủi ro chống khủng hoảng thị trường.

    Cùng ngày 20/2 Văn phòng Chính Phủ có công văn cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley International Holdings Inc được mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí ?" PVFC bằng USD. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính Phủ cũng chính thức giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan có quy định về việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ.

Chia sẻ trang này