Tin thần Thép _______ Vua lỳ đòn ♥︎♥︎♥︎ $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 08/04/2024.

3018 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 00:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6810 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Vùng 123x- 125x khá mạnh tiền tươi nhiều quá@};-
    Tt tạo đáy quanh phiên 9- 10/4, sau pha rũ hàng nhiều cp đã tạo đỉnh quay đầu@};-
    B bắt đầu ngừng dơi 1 số tăng lại@};-
    Dòng tiền huớng tới sóng BCQ 1@};-
    Dự tt sẽ quay đầu hướng về 132x - 134x Thỏa mãn cho tất cả@};-
    Top Dòng bứt phá BCQ 1 tăng trưởng mạnh :

    - Bán lẻ: MSN,MWG,DGW,VNM VRE....@};-
    - Thép, giá quặng giảm-‐-->>> giá bán chưa thay đổi, bđs ấm dần, ĐTC nhiều việc: HPG (29.6--36) HSG 22.6- 28, NKG 24.6 - 3x VGS.25,5- 3x.@};-
    - Năng lượng: PVD,PVS,PLX, BSR, PVC,PVB..BCG, GEX@};-
    -B: HDB, LPB...@};-
    - CK T+

    Chúc ace ngon chứng:drm1@};-

    ( TT đuôi cá chọn hàng đi vốn cẩn trọng)
    Last edited: 08/04/2024
    chienthangckNiemTinBatDiet thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Hòa Phát cung cấp cho thị trường 1,85 triệu tấn thép trong 3 tháng đầu năm


    08/04/2024 lúc 13:30 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên [​IMG]
    TCCT Tháng 3/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 741.000 tấn thép thô, tăng 7% so với tháng trước. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 693.000 tấn, tăng 34% so với tháng 2/2024.

    [​IMG]
    Trong đó, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 381.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao, tăng 80% so với tháng 2 vừa qua. Sản lượng bán hàng tăng trở lại chủ yếu nhờ thị trường trong nước đang vào mùa xây dựng, thị trường xuất khẩu tăng 76% so với tháng trước.
    Sản lượng HRC trong tháng 3 đạt 263.000 tấn, giảm nhẹ so với tháng trước. Ngoài ra, sản phẩm thép hạ nguồn của Hòa Phát gồm ống thép và tôn mạ ghi nhận hơn 42.000 tấn và 32.000 tấn, tương đương tháng 2/2024.
    Lũy kế quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 2,1 triệu tấn thép thô, tăng 70% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt 1,85 triệu tấn, tăng 34% so với quý I/2023.
    Quý đầu năm, thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát đạt sản lượng 956.000 tấn, tăng 10%. Thép cuộn cán nóng đạt 805.000 tấn, tăng 67% so với 3 tháng đầu năm ngoái. Hòa Phát còn cung cấp trên 87.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam và phục vụ xuất khẩu.
    Ống thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 131.000 tấn trong quý I/2024, giảm 18% so với 3 tháng đầu năm 2023. Tôn mạ các loại đạt sản lượng 98.000 tấn, tăng 40% so với cùng kỳ 2023, trong đó lượng tôn xuất khẩu 3 tháng qua tăng trưởng mạnh, đóng góp tới hơn 61.000 tấn.
    [​IMG]
    Công suất thép thô của Hòa Phát hiện đạt 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Tập đoàn đang đẩy mạnh tiến độ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 quy mô 5,6 triệu tấn HRC chất lượng cao mỗi năm. Khi dự án được đưa vào hoạt động năm 2025, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ là 14,6 triệu tấn/năm, trong đó riêng HRC đạt 8,6 triệu tấn mỗi năm.
    Đến tháng 3/2024, dự án Dung Quất 2 đã đạt trên 50% toàn bộ các hạng mục chính. Hòa Phát đang dồn lực triển khai đồng bộ cùng hàng trăm nhà thầu, đối tác trong và ngoài nước, vừa thi công xây dựng, vừa lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoàn thành những hạng mục đầu tiên vào cuối 2024. Dự kiến, phân kỳ 1 của dự án sẽ đi vào hoạt động đồng bộ từ Quý 1/2025
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thép Nam Kim đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 137%, huy động 1.600 tỷ đồng tái khởi động dự án nhà máy thép ở Phú Mỹ

    Hà Thu 08/04/2024 - 09:16
    Thép Nam Kim dự kiến sẽ trình cổ đông phương án chào bán tối đa 131,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với giá bán 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động gần 1.600 tỷ tái khởi động dự án nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    [​IMG]
    Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 diễn ra vào ngày 26/4 tới đây, Công ty CP Thép Nam Kim (mã NKG) dự kiến sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu đạt tổng sản lượng 1 triệu tấn, tăng hơn 16% so với năm 2023; doanh thu đạt 21.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 420 tỷ đồng; tăng lần lượt 13% và 137% so với năm ngoái.
    Ban lãnh đạo Thép Nam Kim đánh giá năm 2024 vẫn là một năm rất khó khăn cho ngành thép - tôn mạ. Ở bối cảnh nước ngoài, xung đột địa chính trị vẫn đang tiếp diễn, lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao và sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ sẽ là những trở ngại chính đối với sự phục hồi của Tôn Nam Kim.
    Với thị trường nội địa, sức mua của người dân vẫn đang là dấu hỏi, trong khi thị trường bất động sản cần thời gian để ngấm các chính sách hỗ trợ, lãnh đạo Thép Nam Kim cho rằng, con đường phục hồi của Tôn Nam Kim trong năm 2024 vẫn sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức.
    [​IMG]

    Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh dự báo còn gặp khó khăn, Thép Nam Kim dự kiến trình ĐHĐCĐ không chia trả cổ tức năm 2023 và năm 2024. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ sẽ bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
    Ban lãnh đạo Thép Nam Kim cũng xác định chiến lược kinh doanh năm 2024 bên cạnh gia tăng lợi nhuận, thì việc củng cố thị trường và mở rộng các đối tác mới sẽ là yếu tố then chốt trong hoạch định tương lai dài hạn của công ty.
    Ngoài ra, trong hoạch định chiến lược năm 2024, ban lãnh đạo công ty cũng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu thời điểm và phương án đầu tư hợp lý cho dự án nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ.
    Tại đại hội tới đây, Thép Nam Kim dự kiến trình phương án chào bán tối đa 131,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với giá bán 12.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tức cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu có quyền mua 1 cổ phiếu mới.
    Toàn bộ số tiền 1.580 tỷ đồng dự kiến thu về từ việc chào bán cổ phiếu sẽ được sử dụng để góp vốn vào Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ để đầu tư dự án nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Trước đó, ngày 7/4/2022, HĐQT Thép Nam Kim đã thông qua chủ trương thành lập công ty con (Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ) và đầu tư dự án nhà máy Thép Tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ. Dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp lần đầu ngày 6/2/2024.
    Quy mô dự án gồm dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, hai dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm, dây chuyền mạ màu 150.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án giai đoạn 1 (chưa VAT) là 4.500 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 1.350 tỷ đồng và vốn vay từ các tổ chức tín dụng là 3.150 tỷ đồng.
    Theo ban lãnh đạo Thép Nam Kim, tính đến ngày 31/3/2024, công ty đã góp vốn 500 tỷ đồng để thực hiện dự án và đang thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Dự án dự kiến sẽ khởi công từ quý II/2024.
    Cũng tại đại hội tới, Thép Nam Kim còn lên kế hoạch trình phương án phát hành hơn 52,6 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông. Tỷ lệ thực quyền 100:20, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới. Nguồn vốn thực hiện lấy từ thặng dư vốn cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán năm 2023 của công ty. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 và/hoặc 2025 và cùng thời điểm với đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.
    Ngoài ra, Thép Nam Kim còn muốn phát hành tối đa 2,5 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế giao dịch, trong đó 50% số cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành và phần còn lại bị hạn chế chuyển nhượng hai năm. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2024 và/hoặc năm 2025, sau khi nhận được thông báo của UBCKNN về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành.
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.595
    Hôm nay đạp trụ gom hành anh nhỉ ~o)
    BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Lý do đề xuất điều tra áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu chưa thuyết phục


    Bộ Công Thương đang trong quá trình xem xét hồ sơ để yêu cầu các bên liên quan cung cấp thêm thông tin. Hiện Bộ Công Thương chưa đưa ra kết luận về việc có khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu hay không...

    [​IMG]
    Tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen; Công ty Cổ phần Thép TVP; Công ty Cổ phần Tôn Đông Á; Công ty Cổ phần Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty Cổ phần Tôn Pomina; Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One; Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật; Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng vừa tiếp tục bổ sung các lập luận phản biện đối với các lý do đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc do bên nguyên đơn viện dẫn.
    Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam nêu rõ, không có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời chỉ ra những tác động tới ngành thép Việt Nam nói riêng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung nếu Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
    Trước đó, ngày 26/3/2024, trong buổi gặp mặt các nhà đầu tư tại Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng Giám đốc (CEO) Tập đoàn Hòa Phát cho biết Tập đoàn Hòa Phát (“Hòa Phát”) và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp ******* Hà Tĩnh (“******* Hà Tĩnh”) đã nộp hồ sơ lên Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
    CEO Tập đoàn Hòa Phát đã viện dẫn 3 lý do để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm:
    Lý do 1: Lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh.
    Lý do 2: Giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý 4/2023 có dấu hiệu bán phá giá.
    Lý do 3: Một số doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam.
    Với những lập luận phản biện chặt chẽ để phản đối mạnh mẽ 3 lý do nêu trên, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam khẳng định rằng không có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Theo quy định của Luật Quản lý Ngoại Thương 2017 thì lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh không phải là điều kiện để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
    Theo Điều 78, Luật Quản lý Ngoại Thương số 05/2017/QH14, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện, gồm:
    Điều kiện 1: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể;
    Điều kiện 2: Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
    Điều kiện 3: Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá ở Điều kiện 1 với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định ở Điều kiện 2.
    Như vậy, lý do lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh hoàn toàn không phải là một trong 03 điều kiện để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.
    Trái lại, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam cho rằng lượng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng là điều tất yếu vì cung HRC nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu.
    Theo dữ liệu Hải quan và Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2022 và 2023, nhu cầu HRC tại Việt Nam trong 02 năm gần nhất được thể hiện trong bảng sau:

    [​IMG]
    Từ bảng trên, có thể thấy tổng nhu cầu HRC tại Việt Nam năm 2022 và 2023 lần lượt là 11.525.018 tấn và 11.593.973 tấn, biến động không đáng kể, ổn định ở mức hơn 11,5 triệu tấn/năm.
    Tuy nhiên, lượng HRC mà Hòa Phát và ******* Hà Tĩnh bán cho các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam tại thị trường nội địa trong năm 2022 và 2023 lần lượt là là 4.887.820 tấn và 3.402.704 tấn, giảm mạnh 1.485.116 tấn trong năm 2023.
    Trong khi tổng nhu cầu HRC tại Việt Nam qua 02 năm 2022 và 2023 gần như không đổi, cung HRC nội địa giảm 1.485.116 tấn, thì lượng HRC nhập khẩu bắt buộc phải tăng tương ứng với lượng giảm của cung HRC nội địa để đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam.
    Dữ liệu trên cho thấy lượng HRC nhập khẩu vào năm 2022 và 2023 lần lượt là 6.637.198 tấn và 8.191.269 tấn, tăng 1.554.071 tấn, xấp xỉ so với mức giảm 1.485.116 tấn của nguồn cung HRC nội địa.
    Như vậy, mức tăng 1.554.071 tấn của HRC nhập khẩu trong năm 2023 là điều tất yếu để đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Theo dữ liệu của Hải quan, lượng nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác trong năm 2022 và 2023 lần lượt là 3.948.383 tấn và 2.784.724 tấn, giảm 1.163.659 tấn. Do đó, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bắt buộc phải tăng cường nhập khẩu HRC từ Trung Quốc để bù đắp cho mức giảm nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác là 1.163.659 tấn, và đáp ứng nhu cầu tăng nhập khẩu 1.554.071 tấn HRC do cung HRC nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu.
    Hệ quả tất yếu là lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc năm 2023 đã tăng 2.717.730 tấn so với năm 2022 để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam.
    “Quốc gia nào sản xuất được HRC chất lượng tốt với giá bán hợp lý sẽ xuất khẩu được nhiều HRC hơn các quốc gia khác. Trong năm 2023, HRC do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất có chất lượng tốt, giá bán hợp lý, nên lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc tăng nhiều hơn so với nhập khẩu HRC từ các quốc gia khác là hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường”, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép nhấn mạnh.

    Lý do “Giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý 4/2023 có dấu hiệu bán phá giá” là không có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.
    Tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép khẳng định “giá bán giảm” và “bán phá giá” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể bị sử dụng nhầm lẫn dẫn đến hiểu sai bản chất của vấn đề.
    Giá bán HRC trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 2 yếu tố chính là (1) chi phí sản xuất HRC của từng quốc gia và (2) quan hệ cung cầu HRC tại từng thời điểm.
    Chi phí sản xuất HRC của mỗi quốc gia sẽ khác nhau và vận động hoàn toàn khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường. Chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất HRC. Nguyên liệu chính để sản xuất HRC là quặng sắt và than cốc. Giá quặng sắt và than cốc biến động hàng ngày theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngoài ra, chi phí năng lượng, chi phí nhân công, chi phí đầu tư máy móc thiết bị, thời gian khấu hao máy móc thiết bị và các chi phí khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
    Quan hệ cung cầu HRC trên thế giới cũng thay đổi hàng ngày. Việc tăng cung hoặc giảm cung, hoặc tăng cầu, hoặc giảm cầu HRC tại từng thời điểm đều sẽ làm tăng hoặc giảm giá bán HRC trên thế giới. Đây là vận động hoàn toàn khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.
    Chi phí sản xuất ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau và quan hệ cung cầu HRC trên thế giới thay đổi hàng ngày sẽ dẫn đến giá HRC thế giới biến động hàng ngày. Như vậy, giá bán HRC thế giới tăng hay giảm là kết quả khách quan theo quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.
    Theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá WTO và Luật Quản lý Ngoại Thương 2017, khi tính toán biên phá giá trong điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành so sánh giá các doanh nghiệp Trung Quốc bán sản phẩm HRC tại thị trường Trung Quốc với giá các doanh nghiệp Trung Quốc bán sản phẩm HRC tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp biên phá giá >2%, hàng hóa nhập khẩu được xác định là có bán phá giá và ngược lại, biên phá giá ≤ 2% thì không có hành vi bán phá giá.
    Như vậy, khái niệm “giá bán giảm” hoàn toàn khác với khái niệm “bán phá giá”. Do đó, lý do “Giá bán HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/ tấn vào quý 1/2023 xuống còn 557 USD/ tấn trong quý 4/2023” không phải là dấu hiệu bán phá giá và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá.

    Lý do “Một số doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam” là không có căn cứ pháp lý để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá
    Đối với lý do một số doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, chấp nhận bán lỗ để bán được hàng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép cho rằng đây chỉ là phỏng đoán cá nhân, hoàn toàn không có căn cứ và không có bất kỳ dữ liệu nào để chứng minh cho cáo buộc này. Thực tế, không một doanh nghiệp Việt Nam nào có thể tiếp cận với hồ sơ kế toán của các doanh nghiệp Trung Quốc để biết chi phí sản xuất HRC của các doanh nghiệp Trung Quốc là bao nhiêu, bởi đây là các thông tin bảo mật của từng doanh nghiệp.
    Giả định rằng có tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc bán HRC vào Việt Nam dưới giá thành, bán lỗ để cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp sản xuất HRC tại Việt Nam, thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh này không phải là hành vi bán phá giá theo quy định của Điều 78, Luật Quản lý Ngoại Thương mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản 6, Điều 45, Luật Cạnh tranh 2018.
    “Chúng tôi khẳng định rằng 3 lý do mà CEO Tập đoàn Hòa Phát nêu ra là không có cơ sở pháp lý cũng như không phù hợp với diễn biến thực tế thị trường để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc”, tập thể 9 doanh nghiêp tôn mạ và ống thép Việt Nam bày tỏ quan điểm.

    Bộ Công Thương đang trong quá trình thẩm định hồ sơ
    Liên quan đến hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ Công Thương, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết Cục Phòng vệ thương mại đã nhận hồ sơ yêu cầu khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá của một số doanh nghiệp trong nước đối với sản phẩm thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
    Căn cứ theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương, khi các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng trong nước nhận thấy có dấu hiệu của hành vi phá giá, có khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp này có quyền nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
    Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của các doanh nghiệp, căn cứ theo quy trình và quy định của pháp luật, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 15 ngày. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đại diện các ngành sản xuất trong nước phải nộp hồ sơ bổ sung thông tin. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 45 ngày.
    Trên cơ sở đó, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ kiến nghị Bộ Công Thương tiến hành khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Cơ quan điều tra sẽ thông báo cụ thể để các bên liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, chứng cứ phục vụ cho quá trình thẩm định và xem xét hồ sơ một cách toàn diện, công bằng để đưa ra kết luận phù hợp với quy định của pháp luật.
    “Kể cả sau khi quyết định khởi xướng điều tra cũng sẽ chưa có biện pháp nào áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu” ông Chu Thắng Trung nêu rõ, đồng thời khẳng định: “Quá trình điều tra sẽ được thực hiện công khai, minh bạch; các hồ sơ hợp lệ được thông báo đầy đủ lên các kênh thông tin. Bộ Công Thương cũng như Cục Phòng vệ Thương mại đều có thông tin đến các cơ quan báo chí, phía doanh nghiệp, đồng thời tiến hành đẩy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới”.
    Bổ sung thêm, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết quyền yêu cầu điều tra chống bán phá giá là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền nộp đơn. Việc nộp đơn sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, ủng hộ điều tra chống bán phá giá và không ủng hộ, đề nghị không khởi xướng điều tra và không áp thuế chống bán phá giá.
    “Bộ Công Thương luôn thực hiện việc thẩm định hồ sơ và điều tra theo đúng quy định. Nếu khới xướng điều tra, quá trình điều tra được thực hiện chặt chẽ và kết quả điều tra có thể là áp thuế hoặc không áp thuế. Như vậy, cần có đầy đủ cơ sở, bằng chứng để minh chứng cho việc có nên khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá hay không”.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định Bộ đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp thêm thông tin, dữ liệu và hiện chưa đưa ra kết luận là có khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu hay không.
    --- Gộp bài viết, 08/04/2024, Bài cũ: 08/04/2024 ---
    Ăn hàng đến cuối tháng 4 là đẹp:drm@};-
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  6. lminhson

    lminhson Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2015
    Đã được thích:
    3.045
  7. doquocuy

    doquocuy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Đã được thích:
    10.869
    Mai thép tím, mình bán thép qua dòng CK, cuối tuần mua dòng BDS nhé
    BigDady1516 thích bài này.
  8. quatrinh2

    quatrinh2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2018
    Đã được thích:
    2.201
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cơ hội nào cho ngành thép 'chuyển mình' trong năm 2024?

    21:46 | 08/04/2024KINH DOANH
    Theo dõi TBTC trên

    (TBTCO) - Sản xuất thép của Việt Nam được kỳ vọng tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Các doanh nghiệp ngành thép cũng đặt chỉ tiêu lãi lớn hơn, bất chấp việc vừa trải qua một năm 2023 kinh doanh trầm lắng.
    Tín hiệu lạc quan
    Kết thúc năm 2023 đầy khó khăn và thách thức, nhiều dự báo năm 2024 ngành thép có thể hồi phục một cách tích cực, qua đó giúp ngành thép gia tăng mạnh biên lợi nhuận.
    Nối tiếp đà tăng từ cuối tháng 11/2023, trong những tháng đầu năm 2024, giá thép xây dựng trong nước đã có hai đợt điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, lần thứ 1 (từ 6/1 đến 11/1), giá thép xây dựng trong nước đã tăng đợt đầu tiên trong năm 2024, với mức tăng đồng loạt cho cả thép thanh vằn và thép cuộn là 200.000 đồng/tấn. Lần thứ 2 (ngày 19/1) nhiều nhà máy thép thông báo tăng giá thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn, còn giá thép thanh vằn tạm thời giữ ổn định.

    [​IMG]
    Nhu cầu thị trường xuất khẩu tiếp tục tích cực trong năm 2024. Ảnh minh hoạ.
    Trước sự gia tăng của giá thép đầu năm 2024, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi, một phần là nhờ hoạt động giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông.
    Sự hồi phục mạnh của ngành thép năm nay được thiết lập trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và sự "đóng băng" của thị trường bất động sản năm 2023. Sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ có những bước dài tăng trưởng, kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.
    Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) kỳ vọng, nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023 và tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024. Ngoài ra, nhu cầu từ các nước ASEAN (trừ Việt Nam) dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023.
    Doanh nghiệp ngành thép “lên dây cót”
    Đi qua năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức do nhu cầu tiêu thụ và giá thép xây dựng nội địa suy giảm, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 tăng trưởng mạnh.
    Theo đó, tại tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (mã ck: HPG) công bố kế hoạch kinh doanh của năm 2024, với mục tiêu doanh thu đạt 140 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 10 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 47% so với năm 2023. Nếu đạt được mức doanh thu 140 nghìn tỷ đồng thì đây sẽ là mức doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử và lợi nhuận cao nhất từ 2022.

    [​IMG]
    Trong tháng 3/2024, HPG sản xuất 741.000 tấn thép thô. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 693.000 tấn, tăng 23,3% so với tháng 2/2024 và tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. HPG cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 381.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao, tăng 80% so với tháng 2 vừa qua. Ảnh minh hoạ.
    Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành thép là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã ck: HSG) cũng đặt mục tiêu kinh doanh với 2 kịch bản. Kịch bản 1 với sản lượng tiêu thụ 1.625 nghìn tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 400 tỷ đồng, tăng 12,33 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023. Kịch bản 2, tổng sản lượng tiêu thụ ước tính 1.730 nghìn tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.
    Bên cạnh đó, tại tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Công ty CP Thép Nam Kim (mã ck: NKG) lên kế hoạch đạt 21.000 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 420 tỷ; tăng lần lượt 13% và 137% so với năm ngoái.
    Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) mới đây cũng công bố mục tiêu lãi ròng trở lại 80 tỷ đồng trong năm 2024, từ mức lỗ hơn 919 tỷ đồng của năm 2023.
    Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác trong ngành thép cũng đều đặt mục tiêu lạc quan, kỳ vọng vào phục hồi kinh tế như Công ty CP Đầu tư Bắc Việt (mã ck: BVG) đặt kế hoạch năm 2024 với lợi nhuận ròng và lợi nhuận trước thuế là 2,6 tỷ đồng, doanh thu thuần là 500 triệu đồng; Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất (mã ck: TNS) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2024 là 1 tỷ đồng; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (mã ck: TIS) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 là 12,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15 tỷ đồng,….
    Triển vọng cho cổ phiếu ngành thép
    Từ cuối quý IV/2023 khi nhận định sang năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ bước vào một chu kỳ phục hồi mới, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thép cũng chứng kiến xu hướng đi lên. Trong đó, cổ phiếu dẫn dắt HPG đã tăng gần 30% kể từ cuối tháng 10/2023 đến nay, còn cổ phiếu NKG, HSG cũng lần lượt tăng 44% và 31% trong cùng khoảng thời gian.

    [​IMG]
    Cổ phiếu HPG và NKG có xu hướng tăng trong 3 tháng đầu năm 2023. Ảnh: Thu Hương.
    Trong Báo cáo triển vọng ngành thép 2024, SSI Research kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2024 sẽ phục hồi hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013.
    Theo báo cáo của VSA, tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4%, lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng 6 - 6,5% trong năm nay.
    Đối với thị trường trong nước, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.
    Đối với thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thép Trung Quốc dự kiến giảm trong năm 2024 so với mức nền cao trong năm 2023 (mức cao nhất kể từ năm 2016), từ đó hỗ trợ giá thép xuất khẩu của Việt Nam, cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
    Với những yếu tố trên, SSI Research dự báo lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, đặc biệt là của HPG và HSG, và biên lợi nhuận gộp tăng trở lại từ mức thấp trong nhiều năm do giá thép nhiều khả năng đã kết thúc xu hướng giảm của những năm trước.
    SSI cũng cho rằng, mức tăng trưởng lợi nhuận có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Xu hướng phục hồi có thể được duy trì sau năm 2024, mặc dù nhu cầu tiêu thụ và biên lợi nhuận vẫn còn khả năng biến động.
    Chuyên gia của SSI Research nhận định, giá cổ phiếu ngành thép hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15 - 17 lần, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10 lần. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bán lẻ đã rít\:D/\:D/\:D/@};-

Chia sẻ trang này