Tin tốt dồn dập, tuần tới VNI ko tăng điểm mới lạ!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi milstock, 22/05/2010.

2072 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 02:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5111 lượt đọc và 83 bài trả lời
  1. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đồng euro lên mạnh khi Đức chấp thuận góp 184 tỷ USD ngăn khủng hoảng
    http://cafef.vn/20100522103813255CA...uc-chap-thuan-gop-184-ty-usd-ngan-khung-hoang.

    Hạ Viện Đức đã chính thức chấp thuận việc đóng góp khoảng 148 tỷ euro tương đương 184 tỷ USD để hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa, cứu đồng euro.



    Đồng euro leo lên mức cao nhất trong 1 tuần so với đồng USD bởi dự đoán những nhà đầu tư trước đây đã kỳ vọng vào sự giảm giá của đồng euro sẽ phải mua lại đồng tiền này sau khi đồng euro tăng giá đến ngày thứ 3 liên tiếp.
    Đồng euro có 5 ngày tăng giá mạnh nhất trong 8 tháng. Ngày thứ Năm, đồng euro đã bắt đầu hồi phục từ mức thấp nhất tính từ năm 2006 do kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ can thiệp để cứu đồng tiền này.
    Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng euro tăng giá 0,6% lên mức 1,2565USD/euro tại thị trường New York từ mức 1,2487USD/euro phiên giao dịch ngày thứ Năm. Đã có lúc tỷ giá đồng euro/USD ở mức 1,2672USD/euro, mức cao nhất từ ngày 13/05/2010.
    Đồng euro, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 1,2144USD/euro vào ngày 19/05/2010 tăng 1,7% so với đồng USD trong tuần này và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ tuần kết thúc ngày 11/09/2009.
    So với đồng yên, đồng euro tăng 1% lên mức 113,07 yên/euro từ mức 111,99 yên/euro. Phiên giao dịch ngày thứ Năm, đồng euro giảm khoảng 3,8% xuống mức thấp nhất tính từ tháng 11/2001.
    So với đồng USD, đồng yên chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu ở mức 89,68 yên/USD,
    Đồng euro đã hạ 5,7% so với một số đồng tiền lớn tại châu Âu do lo ngại vấn đề tài khóa của Hy Lạp sẽ lan sang nhóm nước đang chịu nợ nần tại châu Âu.
    Các nhà hoạch định chính sách của Đức đã khiến thị trường bớt lo lắng về khả năng họ sẽ phản đối gói giải cứu thứ hai giành để ngăn khủng hoàng tài khóa châu Âu lan rộng.
    Hạ Viện Đức đã chính thức chấp thuận việc đóng góp khoảng 148 tỷ euro tương đương 184 tỷ USD để hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa, hỗ trợ đồng euro. Tỷ lệ phiếu thuận/chống là 319/73. 195 hạ nghị sỹ bỏ phiếu trắng.
    Thượng Viện Đức dự kiến cũng sẽ chấp thuận cho dự thảo trên. Tổng thống Đức sẽ sớm ký thông qua cho kế hoạch hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa
    Trước đó, Pháp và Đức đã tuyên bố ủng hộ ngăn khủng hoảng nợ lan rộng.
    My Hoàng
    Theo Dân Trí/Bloomberg
  2. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    + Nhật Bản: Văn phòng Nội các Nhật công bố kinh tế Nhật quý 1/2010 tăng trưởng 4,9% từ mức 4,2% của quý trước đó. Số liệu khác cho thấy đà phục hồi của kinh tế Nhật từ thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất tính từ chiến tranh thế giới thứ Hai đang tăng tốc. Mức lương lao động tháng 3/2010 tăng lần đầu tiên trong 22 tháng, số lượng đơn xin việc tăng đến tháng thứ 3 liên tiếp

    + Mỹ: FED nâng dự báo tăng trưởng kinh tế
    Theo biên bản cuộc họp tháng 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới được công bố, FED đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cho năm 2010 lên mức 3,2 đến 3,7%
  3. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    làm sao múc được hàng đây....?? cho dù giá cei..
  4. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đáy tt là đây [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tháng 5/2010: Nhập siêu ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010
    http://www.vinabull.com/NewsDetail.aspx?newsid=64716&cat_id=7

    Điều đáng mừng là nhập siêu trong tháng 5 chỉ ở mức 750 triệu USD, bằng 12,3% kim ngạch xuất khẩu, là mức nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm. Tổng kim ngạch nhập siêu 5 tháng đầu năm đạt khoảng 5,37 tỷ USD, bằng 20,8% kim ngạch xuất khẩu.

    Bộ Công Thương cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 5 đạt 6,1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay lên 25,83 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009, bằng 42,7% so với kế hoạch năm.

    Điều đáng mừng là nhập siêu trong tháng 5 chỉ ở mức 750 triệu USD, bằng 12,3% kim ngạch xuất khẩu, là mức nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm. Tổng kim ngạch nhập siêu 5 tháng đầu năm đạt khoảng 5,37 tỷ USD, bằng 20,8% kim ngạch xuất khẩu.

    Cũng theo Bộ Công Thương, xuất khẩu của nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong tháng 5 tăng 7% so với cùng kỳ do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu tăng như cao su tăng 85,3%, hạt tiêu 54,9%, nhân điều 24,7%, chè các loại 19,7%, thuỷ sản 18%, rau quả 17,3%... đã đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu chung. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu càphê, gạo, sắn, dầu thô, than đá giảm về lượng đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu...

    Các chuyên gia thương mại nhận định rằng mặc dù tình hình xuất khẩu năm tháng đầu năm có kết quả khả quan, nhưng theo phản ánh của các hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vẫn đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá nguyên liệu đầu vào gia tăng và giá hàng hoá thế giới tăng.

    Bên cạnh việc thiếu lao động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, các doanh nghiệp cũng đang đối mặt với việc tiếp cận vốn bị hạn chế, lãi suất cho vay của các ngân hàng mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

    Những khó khăn này nếu không được giải quyết kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu các tháng tiếp theo.
    (Theo KTĐT)​
  6. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay rất nhiều CP đã về mức đáy tt (12/2009).
    Cp đang quá rẻ, những cp xuống xâu và có KQKD tốt sẽ bật mạnh trong đợt phục hồi này
  7. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    “Nên giảm mức độ thắt chặt tiền tệ để hạ thêm lãi suất”
    21/05/2010 9:07:37 AM
    http://www.vinabull.com/NewsDetail.aspx?newsid=64588&cat_id=26

    Mặc dù mặt bằng lãi suất đã có chiều hướng giảm sau những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng vẫn ở mức khá cao, khiến DN e ngại khi tiếp cận tín dụng.

    Dựa trên phân tích diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế hiện tại, Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất: nên giảm bớt mức độ thắt chặt của chính sách tiền tệ, để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất.

    Dựa trên luận cứ nào để ông đưa ra đề nghị nên giảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện tại, nhằm tiếp tục kéo mặt bằng lãi suất đi xuống?


    Việc giảm mặt bằng lãi suất là một yêu cầu đặt ra mà Chính phủ đã chỉ đạo NHNN phải thực hiện. Định hướng điều hành này được đưa ra dựa trên diễn biến thực tế, đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, chứ không phải là biện pháp can thiệp hành chính.

    Mặt bằng lãi suất của Việt Nam đang cao nhất trong khu vực. Đem diễn biến này đặt trong điều kiện kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, nhưng chưa vững chắc như giai đoạn trước khủng hoảng, cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp, thì rõ ràng mặt bằng lãi suất hiện nay còn cao, không hợp lý. Hơn nữa, so với các cân đối vĩ mô của Việt Nam, thì mặt bằng lãi suất hiện nay cũng còn cao.

    Với khả năng kiểm soát lạm phát khoảng 8% trong năm nay, thì lãi suất huy động lên đến hơn 10% hiện tại là không thích hợp.

    Vậy theo ông, mặt bằng lãi suất cần giảm đến mức bao nhiêu là hợp lý?

    Lãi suất, theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường là giá cả của tiền tệ, do diễn biến cung cầu tiền tệ quyết định. Quan hệ cung cầu tiền tệ tự nó xác lập mặt bằng lãi suất như thế nào được coi là hợp lý, chứ không phải dùng biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào vấn đề này để đạt được mặt bằng lãi suất mong muốn.

    Tuy nhiên, vì Nhà nước với vai trò là người điều hành và quản lý chính sách kinh tế vĩ mô, nên phải thực thi đồng bộ các giải pháp để lãi suất đạt được ở mức hợp lý nhất, nhằm vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ, mà trực tiếp là của NHNN.

    Muốn đạt mức lãi suất hợp lý, NHNN phải sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ của mình, để điều chỉnh linh hoạt lượng cung tiền trong nền kinh tế, phù hợp với quan hệ cung cầu tiền tệ. Nếu lãi suất trên thị trường quá cao, điều đó chứng tỏ cầu tín dụng đang cao hơn cung. Lúc đó, NHNN phải tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế để điều hoà thị trường tiền tệ, nhằm giảm lãi suất. Ngược lại, nếu mặt bằng lãi suất thấp, tức là cung tiền quá nhiều, sẽ gây nguy cơ tăng lạm phát. Khi đó, NHNN phải rút tiền về, để giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm tăng lãi suất ở mức hợp lý.

    Dựa trên nguyên tắc như vậy, nếu chúng ta dự báo lạm phát cả năm nay khoảng 8%, thì lãi suất huy động 1 năm ở mức 9 - 10% là hợp lý. Nếu lãi suất huy động đạt tỷ lệ này, thì lãi suất cho vay 12% là phù hợp, giúp các DN tiếp cận vốn với chi phí tiết kiệm hơn.

    Tôi được biết, các ngân hàng thương mại cho vay đối với dự án trung và dài hạn thường lấy lãi suất huy động 1 năm để làm cơ sở, cộng thêm khoảng 2% hoặc hơn 2% là hợp lý.

    Để đạt mức lãi suất như ông kỳ vọng, thì NHNN cần gia tăng liều lượng các chính sách điều tiết thị trường tiền tệ theo hướng nào?

    Muốn giảm lãi suất thấp hơn hiện nay, cần giảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ thêm một chút nữa, nhằm giúp nền kinh tế có tính thanh khoản tốt hơn. Để đạt mục tiêu này, phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, trên cơ sở đó tính toán đưa ra biện pháp điều hành lãi suất phù hợp, chứ không phải dùng các biện pháp can thiệp hành chính. Do chính sách tiền tệ có độ trễ nhất định, nên việc cân nhắc thời điểm, cũng như liều lượng thực thi các chính sách cần tính toán cẩn trọng, tránh tình trạng điều hành giật cục, đột ngột.

    Trong bối cảnh hiện tại, muốn giảm lãi suất hơn nữa, NHNN cần tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Đây là nghiệp vụ chủ yếu và cần được sử dụng hiệu quả trong điều kiện hiện nay.

    Nếu xét thấy cần thiết, có thể sử dụng thêm nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ cho nỗ lực giảm lãi suất. Kèm theo đó, NHNN duy trì các mặt bằng lãi suất chủ đạo của mình như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Riêng nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đã ở giới hạn tối đa, nên không còn dư địa cho NHNN sử dụng công cụ này.
    (Theo ĐTCK)​
  8. bienbac

    bienbac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Tuần qua, chứng khoán đi xuống, vàng cũng xuống, dân Mỹ găm giữ tiền mặt. Đó là dấu hiệu không bình thường. Đừng vội nghĩ đến giấc mơ hão huyền, hãy cẩn trọng và thực tế hơn!
  9. taothao09

    taothao09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    508

    Lo xa làm đếc gì, thấy VNINDEX xuống thấp thì lo $ nhẩy vào mà múc. VNINDEX bé tí cứ quan tâm chuyện vĩ mô làm gì?[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  10. milstock

    milstock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    0
    .............

    Đó mới là vấn đề hay bác ah!

    Vàng đang trên đà giảm mạnh. Khủng hoảng nợ tại HY lạp đã có hướng giải quyết (v.đề Hy lạp cũng sẽ sớm ổn trở lại giống vụ Dubai).
    Hơn nữa, 2 nền kinh tế đầu tàu thế giới là MỸ và Nhật dự báo sẽ tăng trưởng vượt dự báo trong năm nay. Vì thế, người dân đang ko coi vàng là 1 kênh chú ẩn an toàn nữa.
    Không phải ngẫu nhiên đêm qua, ndt đẩy manh mua cp về cuối phiên khiến DJ tăng mạnh.

Chia sẻ trang này