Tin tốt nè mấy bác

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi amwaipa, 11/04/2012.

5286 người đang online, trong đó có 530 thành viên. 20:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 170 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. amwaipa

    amwaipa Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/06/2011
    Đã được thích:
    57
    Việt Nam có gần 17 tỷ USD dự trữ ngoại hối’


    Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng mạnh trở lại trong thời gian qua và đạt xấp xỉ mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008.
    > ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

    Phát biểu tại họp báo công bố Báo cáo triển vọng kinh tế 2012 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á – Dominic Mellor cho biết ADB nhận thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2011 sau những động thái mua vào ngoại tệ tích cực của Ngân hàng Nhà nước.

    Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tương đương mức trước khủng hoảng kinh tế năm 2008. Trong quý I/2012, theo ước tính của ADB, con số này đã đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với con số được Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố vào giữa năm 2011.

    Tuy vậy, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á, mặc dù được cải thiện mạnh nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện mới chỉ tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu. Đây là một mức dự trữ tương đối “mỏng manh” và có thể khiến Việt Nam gặp khó khăn khi thì trường quốc tế biến động bất lợi.

    Một rủi ro khác cũng được ADB nhắc tới trong báo cáo lần này đối với Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế khi mức tăng GDP trong năm 2012 chỉ là 5,5 – 5,7%, thấp hơn so với mức kỳ vọng của Chính phủ (khoảng 6%). Như vậy, chỉ trong vòng một năm qua, ADB đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng 2012 của Việt Nam với mức điều chỉnh tổng cộng lên tới 1 – 1,2%. Mức dự báo được đưa ra cho 2013 trong báo cáo lần này là 6,2%.

    Lý giải về nguyên nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng Việt Nam có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng thụt lùi trong tiêu dùng (cả nội địa lẫn trên thị trường quốc tế) do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn và đồng lương người lao động không tăng kịp so với mức trượt giá. Riêng đối với vấn đề lạm phát, chuyên gia của ADB tỏ ra phấn khởi trước những thành tích mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua và dự báo CPI năm nay có thể ở mức một con số. Tuy vậy, bước sang 2013, với dự báo nguồn cung lương thực, nhiên liệu toàn cầu bấp bênh, cơ quan này cho rằng lạm phát tại Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

    ADB cũng đặc biệt quan ngại đối với những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay do đang phải chịu ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh. Tổ chức này cũng chưa nhận thấy sự trở lại rõ rệt của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực sản xuất. ADB cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên nới trần tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 18% để tạo nguồn lực dồi dào hơn cho nền kinh tế, tuy nhiên, vấn đề hạ lãi suất cũng nên được sử lý một cách thận trọng.

    Phát biểu tại họp báo, Giám đốc quốc gia Tomoyuki Kimura cho biết thông điệp chính của ADB tại báo cáo lần này là khuyến nghị Việt Nam không nên “thả quá nhanh” lãi suất để tránh những rủi ro ngắn hạn về kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước cũng nên lấy việc đảm bảo an toàn hệ thống làm mục tiêu hàng đầu và cố gắng phát triển một hệ thống các tổ chức tài chính theo hướng đa dạng hơn. Ngoài ra, ADB cũng cho rằng Việt Nam nên tiếp tục tăng cường tính minh bạch, tích cực mở rộng cung cấp thông tin về quá trình cải cách nhằm tạo niềm tin đối với người dân cũng như nhà đầu tư.

    Nhật Minh


    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/viet-nam-co-gan-17-ty-usd-du-tru-ngoai-hoi/
  2. amwaipa

    amwaipa Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/06/2011
    Đã được thích:
    57

Chia sẻ trang này