Tin tức nóng HOT nhất của thị trường Chứng Khoán đc cập nhật liên tục 24/24 tại đây (ngày 19 bắt đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 17/08/2007.

7521 người đang online, trong đó có 765 thành viên. 12:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7351 lượt đọc và 117 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Tin tức nóng HOT nhất của thị trường Chứng Khoán đc cập nhật liên tục 24/24 tại đây (ngày 19 bắt đầu từ trang 4)

    E xịn phép lập riêng 1 TOPIC này để các bác tiện theo dõi .Vì tin tức thì nhiều mà lập nhiều TOPIC thì bị coi là Xì-Pam và cũng tránh đẻ máy bác MOD phàn nàn ! Bác nào muốn biết khi có tin mới nhất xin để lại nick YH .E sẽ Xì -Pam cho các bác ngay khi có tin HOT !Cám ơn các bác đã ủng hộ em. Http://TinChungKhoan24h.Com Chúc các bác đầu tư hiệu quả và may mắn !

    E xin mở đầu bằng bài

    " Chỉ số P/E: Chuyện nhiều nhà đầu tư Mỹ chưa biết (2007-08-17 10:20:50)

    Hơn 70 năm trước đây, hai giáo sư của Đại học Columbia là Benjamin Graham và David Dodd đã nghĩ ra một ý tưởng đầu tư đơn giản mà cho đến ngày nay, có lẽ, vẫn còn có sức ảnh hưởng lớn hơn bất kỳ một ý tưởng nào khác.


    Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, hai giáo sư này kêu gọi các nhà đầu tư nên tập trung vào những thực tế rõ ràng như thu nhập trong quá khứ của một công ty và giá trị tài sản của công ty đó, thay vì cố gắng dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Theo Graham và Dodd, một công ty với mức lợi nhuận cao và giá cổ phiếu rẻ tương đối cũng có thể bị đánh giá thấp.

    Cuốn sách giáo khoa kinh điển của hai giáo sư này xuất bản năm 1934 mang tựa đề ?oPhân tích chứng khoán? đã trở thành cuốn kinh thánh cho trường phái đầu tư mà ngày nay, người ta gọi là đầu tư giá trị. Warren Buffett, người hiện giờ là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, đã tham gia vào khóa học của Graham tại Trường Kinh doanh Columbia vào thập niên 1950. Sau một thời gian ngắn làm việc trong công ty đầu tư của Graham, Buffet đã mở công ty riêng của ông để đạt được những thành công trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế.

    Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, một trong những ý tưởng lớn của họ về cách thức phân tích giá chứng khoán gần như đã bị lãng quên hoàn toàn. Ý tưởng đó nhấn mạnh việc các nhà đầu tư nên tập trung vào những xu hướng dài hạn và không nên bị cuốn vào những gì đang diễn ra trong thời gian ngắn.

    Dĩ nhiên, trong những ngày đen tối của thị trường chứng khoán Mỹ vừa qua, các nhà phân tích phố Wall đều nói rằng, không có điều gì phải lo lắng, ít nhất không phải ở trên một thị trường chứng khoán rộng lớn hơn. Trong nỗ lực để làm các nhà đầu tư bình tĩnh, giới phân tích đã lập luận rằng, giá cổ phiếu lúc này không phải là đắt. Cơ sở cho lập luận này chính là thước đo tiêu chuẩn của thị trường: Chỉ số P/E (giá/thu nhập).

    Có vẻ như đây chính là điều mà Graham và Dodd yêu thích. Theo cách hiểu thông thường, chỉ số P/E bằng với giá của cổ phiếu một công ty chia cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong vòng 12 tháng qua. Các bạn có thể bỏ qua việc tính toán và ghi nhớ đơn giản rằng, chỉ số PE cho bạn biết, mối tương quan giữa giá cổ phiếu và mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó. Chỉ số này càng cao, giá cổ phiếu càng đắt, và càng làm mạnh thêm lập luận rằng những gì diễn ra phía trước sẽ không mấy tốt đẹp.

    Hiện nay, các cổ phiếu của chỉ số Standard & Poor?Ts 500 đã có mức P/E trung bình vào khoảng 16,8, mức bình thường so với tiêu chuẩn lịch sử. Từ Chiến tranh Thế giới II, chỉ số P/E trung bình trên thị trường chứng khoán Mỹ là 16,1. Trong những giai đoạn phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán Mỹ vào thập niên 11920 và 1990, chỉ số P/E là 30.

    Phần cốt lõi trong thông điệp trấn an các nhà đầu tư của Wall Street là thậm chí trong trường hợp tình trạng hiện nay của thị trường thế chấp Mỹ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn diện, sức tàn phá của cuộc khủng hoảng đó sẽ không kéo dài vì giá chứng khoán sẽ không có một biên độ rộng để giảm. Graham và Dodd tin tưởng nhiều vào chỉ số P/E, tuy nhiên, có lẽ, họ sẽ không đồng ý với cách mà các nhà đầu tư hiện nay sử dụng chỉ số này.

    Bên cạnh việc khuyên các nhà đầu tư nên tập trung vào những gì đã xảy ra trong doanh nghiệp, hai chuyên gia này cũng khuyến cáo không nên tập trung qua nhiều vào những gì vừa mới diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Theo quan điểm của họ, những thông tin của một vài tháng, hoặc thậm chí là một năm có thể dẫn tới những hiểu lầm sâu sắc. Những thông tin như vậy sẽ chỉ có ý nghĩa nói về những gì đang diễn ra tại một thời điểm ngắn ngủi nào đó, hơn là những triển vọng dài hạn của một công ty.

    Do vậy, Graham và Dodd lập luận rằng, chỉ số P/E nên so sánh giá cổ phiếu với lợi nhuận của thời gian ?okhông ít hơn 5 năm, tốt nhất là 7 hoặc 10 năm.?

    Lời khuyên này hầu như đã bị lãng quên trong lịch sử. Vì một lý do nào đó, việc thu thập các dữ liệu về thu nhập của công ty trong một thập kỷ có thể sẽ là một việc làm mất nhiều thời gian. Mặt khác, dường như hơi kỳ lạ khi lục tìm những thông tin đã quá lâu trong quá khứ, khi mà mục tiêu của các nhà đầu tư là đoán trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

    Tuy nhiên, có ít nhất một nhà kinh tế đã nhớ đến lời khuyên này. Trong vòng nhiều năm, Robert Shiller, một giáo sư của Đại học Yale, đã tính toán chỉ số P/E dài hạn. Và khi được mời để thuyết trình trước Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), vào năm 1996, Shiller đã sử dụng chỉ số này để lập luận rằng các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã được định giá quá cao. Một vài ngày sau đó, Greenspan đã gây ra một đợt bán tháo cổ phiếu lớn trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn khi ông đặt câu hỏi liệu ?osự tăng trưởng phi lý? đang ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường.

    Ngày nay, phương pháp tiếp cận của Graham và Dodd tạo ra một bức tranh rất khác so với bức tranh mà các nhà phân tích phố Wall đưa ra. Nếu dựa trên lợi nhuận trung bình trong vòng 10 năm qua, chỉ số P/E trong thời gần đây dao động xung quanh con số 27. Con số này cao hơn mức P/E ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 130 năm qua, trừ những thời kỳ thị trường chứng khoán Mỹ phát triển bong bóng vào thập niên 1920 và 1990. Giá cổ phiếu đã tăng đột biến ở mức quá cao trong những năm 1990, nói cách khác, đến nỗi thị trường có thể vẫn chưa hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường kể từ sau đợt tăng đó.

    Chỉ số P/E được tính như vậy không có nghĩa là thị trường chứng khoán Mỹ tất yếu sẽ lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên, cách tính này đem đến cho các nhà đầu tư một hướng suy nghĩ tốt hơn khi đầu tư.

    Trong một vài năm trở lại đây, lợi nhuận các công ty tăng mạnh. Các nền kinh tế trên thế giới đang lớn mạnh, các công nghệ mới đã giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn, và vì nhiều lý do, bao gồm toàn cầu hóa và tự động hóa, các công nhân không thể yêu cầu được trả lương cao hơn. Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, chỉ trong vòng 3 năm từ 2003 đến 2006, lợi nhuận có tính tới yếu tố lạm phát của các công ty Mỹ đã tăng hơn 30%. Sự bùng nổ này đã cho phép chỉ số P/E chuẩn trên thị trường chứng khoán Mỹ duy trì ở mức khá thấp.

    Trong tương lai, có hai khả năng xảy ra đối với thị trường chứng khoán Mỹ.

    Khả năng thứ nhất là lợi nhuận công ty tiếp tục tăng mạnh. Trong trường hợp này, chỉ số P/E theo cách tính của Graham và Dodd sẽ không có ý nghĩa quan trọng. Chỉ số P/E đó sẽ chỉ chứng minh cho một thực tế đã không còn tồn tại thêm nữa, và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ diễn biến với chiều hướng rất tích cực trong vài năm tới.

    Khả năng thứ hai là sự bùng nổ lợi nhuận doanh nghiệp sẽ nhanh chóng kết thúc. Có lẽ sự tăng trưởng về năng suất trong thời gian gần đây sẽ mất dần đi, như một số thống kê cho thấy đã xảy ra tình trạng này. Hoặc, những nền kinh tế lớn trên thế giới suy giảm trong một vài năm tới. Trong trường hợp một trong những tình huống như vậy xảy ra, giá cổ phiếu có thể sẽ đột nhiên bị coi là rất cao.

    Trong dài hạn, thị trường chứng khoán Mỹ gần như chắc chắn vẫn là một nơi tốt để đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư trong vòng vài năm tới có vẻ như được đặt trên một nền móng thiếu vững chắc hơn so với những lời khuyến nghị êm tai từ các chuyên gia phố Wall.

    Các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hiện nay đang có xu hướng trông mong vào ý tưởng rằng cho nền kinh tế đã đi vào một kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng. Thông thường thì, việc đầu tư phụ thuộc vào cụm từ ?okỷ nguyên mới? thường không mấy khi diễn ra tốt đẹp. Và đây lại là một rủi ro nữa trên thị trường chứng khoán Mỹ.
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=37&newsid=1237&lang=


    Cổ phiếu ngành y tế sẽ "nóng"? (2007-08-17 10:08:45)

    CP ngành nào hấp dẫn nhất hiện nay? CP ngành nào sẽ trở nên hấp dẫn? Thử nhìn lại thị trường 6 tháng đầu năm và đánh giá dựa trên CBV-ngành theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) - một hệ thống phân loại theo chuẩn quốc tế phổ biến nhất hiện nay.

    Theo Cty chứng khoán Biển Việt (CBV), chỉ số tổng hợp toàn TTCK niêm yết Việt Nam tính từ 1.1.2007 đến hết ngày 30.6.2007 được tổng kết như sau:

    Trong top 3, đứng đầu là ngành tài chính chiếm 28% tổng giá trị vốn hoá lưu động toàn thị trường niêm yết; đứng thứ hai là ngành dịch vụ tiêu dùng với 13,51%; đứng thứ ba là ngành hàng tiêu dùng và công nghiệp.

    Sẽ chẳng khó để nhận ra CP ngành ngân hàng-tài chính và dịch vụ tiêu dùng đang chiếm ưu thế mạnh mẽ, cho dù TTCK có phần biến động lớn trong những tháng gần đây.

    Vậy về lâu dài, CP ngành nào sẽ trở nên "nóng" và thành tâm điểm đầu tư? Dầu khí và hàng tiêu dùng vẫn đã và đang là hai ngành có khả năng công phá, nhưng theo dự đoán của các chuyên gia CBV, một trong các ngành hấp dẫn trong thời gian tới sẽ là y tế.

    Lý giải điều này, theo các chuyên gia CBV, trước tiên, nhìn vào lịch sử của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, khi thị trường điều chỉnh và có nhiều biến động, ngành y tế thường là một trong những ngành chiến lược.

    Cùng với đó, khi theo dõi chỉ số CBV-ngành dựa trên chuẩn ICB do CBV xây dựng (xem bảng CBV ngành), CVB-y tế trong 6 tháng qua thu được tỉ lệ lợi nhuận từ Index là 44,20%.

    Đó là tỉ lệ lợi nhuận cao so với tỉ lệ lợi nhuận toàn thị trường tính theo CBV-Total-Index trong 6 tháng đầu năm là 39,77%. Hơn nữa, tính riêng trong tháng 7 khi thị trường đi xuống nhanh hơn, lợi nhuận của ngành y tế tương ứng là (-1,63%), trong khi tỉ lệ lợi nhuận toàn thị trường tính theo CBV-Total-Index là (-8,25%) thì sự giảm giá CP của ngành này vẫn trong tầm kiểm soát và không rơi giá quá lo ngại.

    Ngoài ra, tỉ lệ rủi ro của ngành y tế 6 tháng qua là 10,79%, thấp hơn 3% so với CBV-Total-Index và ít mạo hiểm hơn các ngành tài chính (rủi ro 22,19%), công nghiệp (rủi ro 24,18%) và tiêu dùng (rủi ro 22,83%)... Những con số này cho thấy, y tế là ngành khá an toàn dù thị trường có nhiều biến động.
  3. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=38&newsid=1241&lang=

    Phân tích cổ phiếu ngành Thủy sản (2007-08-17 10:30:11)

    Thêm hai doanh nghiệp nữa của ngành thủy sản sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM trong quí 3 là Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp). Với các doanh nghiệp ngành này đã niêm yết trước đó, cổ phiếu đang bị chia thành hai tốp với giá giao dịch ở mức trên và dưới 100.000 đồng/cổ phiếu. Các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng của các doanh nghiệp thủy sản nhưng cũng khá dè dặt với những rủi ro của ngành...
    Ăn nên làm ra nhờ con cá

    Hai doanh nghiệp sắp niêm yết hiện là hai doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực chế biến cá tra và cá ba sa xuất khẩu. Trong đó, Navico được xem là doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về mức vốn điều lệ, doanh thu lợi nhuận, công suất chế biến. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Bộ Thủy sản, trong tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa năm ngoái, Navico xếp thứ nhất với doanh số hơn 111 triệu đô la Mỹ; Vinh Hoan Corp. xếp thứ ba với doanh số hơn 53 triệu đô la Mỹ. Hiện Navico chiếm tỷ lệ khoảng 20,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa cả nước; Vinh Hoan Corp. chiếm khoảng 5,4%.

    Tiền thân của Navico là một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 27 tỉ đồng và chức năng kinh doanh chính lại là một lĩnh vực hoàn toàn khác: xây dựng dân dụng và công nghiệp. Mãi đến năm 2000, công ty mới mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản và dần dần trở thành lĩnh vực chính, trong đó chủ yếu chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa đông lạnh. Cũng trong thời gian này, sự chuyển mình của Navico khá rõ bằng việc đầu tư lớn cho hai nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh là Nam Việt và Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình 500 tấn cá/ngày.

    Chính sự đầu tư này đã đem lại kết quả tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận cho Navico trong năm 2006; đặc biệt do nhà máy Thái Bình Dương khi chính thức hoạt động đã đạt được 100% công suất thiết kế, làm gia tăng mạnh sản lượng, đồng thời lại vào lúc giá bán sản phẩm trên thị trường tăng. Doanh thu thuần của Navico năm 2006 đạt 2.707 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 266,3 tỉ đồng, tăng tương ứng lần lượt 123,34% và 267,81% so với năm 2005. Một thế mạnh khác là hệ thống phân phối, trong đó ở mảng xuất khẩu, Navico có các đại lý độc quyền về phân phối sản phẩm tại các nước EU - thị trường tiêu thụ chính của công ty.

    Cũng trong năm 2006, Navico chính thức chuyển thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 600 tỉ đồng. Tháng 6-2007, công ty bán đấu giá thành công 6 triệu cổ phần, tăng vốn điều lệ lên 660 tỉ đồng; giá đấu thành công bình quân là 113.234 đồng/cổ phần. Cổ phiếu của công ty này có lúc giá lên đến 142.000 đồng/cổ phần (tháng 3-2007). Hiện cổ đông nước ngoài sở hữu khoảng 18%, trong đó có các cổ đông pháp nhân lớn như: Prudential Việt Nam, Deutsche Bank AG, Dragon Capital, KITMC, Vietnam Partner, PXP...

    Đối với Vinh Hoan Corp., tiền thân cũng là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập năm 1997 với số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 300 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng quy mô của công ty này khá nhanh với vốn điều lệ đã tăng lên đến 300 tỉ đồng, gấp 1.000 lần sau gần 10 năm hoạt động. Vốn của Vinh Hoan Corp. tăng mạnh kể từ khi công ty chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần vào tháng 4 vừa qua, và đặc biệt sở hữu cổ phần lớn nhất là một cá nhân với tỷ lệ chiếm 60%.

    Hoạt động kinh doanh chính của Vinh Hoan Corp. là chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa đông lạnh. Và cũng như Navico, Vinh Hoan Corp. đã đầu tư mạnh cho hai xí nghiệp sản xuất thủy sản trong hai năm gần đây, nâng tổng công suất chế biến hiện tại đạt hơn 200 tấn cá nguyên liệu/ngày, nằm trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa lớn nhất Việt Nam. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng đột biến vào năm 2006, đạt 1.516 tỉ đồng doanh thu và 78,6 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Nhưng khác với Navico có thế mạnh ở thị trường EU, Vinh Hoan Corp. chiếm ưu thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ do được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp nhất 6,84%; trong khi các doanh nghiệp khác phải chịu mức thuế bình quân từ 30-40%. Công ty đã triển khai chi nhánh tại Mỹ để mở rộng mạng lưới phân phối của mình và dự kiến sẽ thành lập công ty con tại nước này với chức năng làm đầu mối chính trong giao dịch mua bán sản phẩm của Vinh Hoan Corp. vào thị trường Mỹ và các thị trường lân cận. Hiện trong nước, Vinh Hoan Corp. có một công ty con lo về sản xuất thức ăn thủy sản, có quy mô vốn 50 tỉ đồng (trong đó Vinh Hoan Corp. góp 70%), dự kiến hoạt động vào cuối năm 2007. Vào tháng 6-2007, công ty đã thực hiện bán bớt 6 triệu cổ phần (20% vốn điều lệ) cho các nhà đầu tư lớn theo phương thức phát hành riêng lẻ với giá khởi điểm 51.000 đồng/cổ phần. Giá thị trường cổ phiếu của Vinh Hoan Corp. thời điểm tháng 6-2007 có lúc đạt 58.000 đồng.

    Tiềm năng lớn, rủi ro cũng nhiều

    Ngoài thế mạnh của từng doanh nghiệp, các yếu tố khác về mức tăng trưởng cùng những rủi ro của ngành thủy sản được xem là cơ sở để các nhà đầu tư có sự nhìn nhận giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành này như trên. Theo tổ chức tư vấn niêm yết là Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu hiện đang có triển vọng phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trong năm năm qua là trên 18%/năm.

    Riêng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa (với cổ phiếu đang được đánh giá cao - so sánh tương đối trong ngành), hiện đang hưởng được lợi thế chung của ngành do Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới xuất khẩu cá tra, ba sa. Kim ngạch xuất khẩu cá tra và ba sa năm 2007 đang được kỳ vọng đạt trên một tỉ đô la Mỹ, sản lượng trên một triệu tấn (năm 2006 là trên 700 triệu đô la Mỹ về giá trị và 286.000 tấn về sản lượng đã chế biến).

    Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa cũng thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong nuôi trồng, chế biến cũng như những biến động về mặt thị trường. Theo tổ chức tư vấn niêm yết cho hai doanh nghiệp Navico và Vinh Hoan Corp., một trong những hạn chế lớn của ngành có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp là

  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1244&lang=


    Hết những ?omùa vàng?! (2007-08-17 11:08:44)

    TTCK Việt Nam đã điều chỉnh sâu kể từ tháng 4-2007. TTCK chưa phục hồi, nỗi lo của nhà đầu tư chưa vơi đi thì tiếp tục bị ?obồi? thêm bởi các yếu tố bất lợi: Chỉ thị 03 của NHNN Việt Nam về hạn chế cho vay cầm cố cổ phiếu và nay là tác động bởi TTCK thế giới sụt giảm mạnh từ hơn hai tuần qua.

    Từ con số 14 công ty chứng khoán (CTCK) vào cuối năm 2006, thị trường đã chứng kiến sự phát triển theo cấp số nhân về sự ra đời của loại hình công ty này. Ngày 13-8, UBCKNN đã cấp phép cho CTCK thứ 50 là CTCK Nam An. Tuy nhiên số lượng CTCK vẫn chưa dừng ở đây khi còn gần 50 hồ sơ xin cấp phép thành lập CTCK đang chờ xét duyệt. Có thể kể những công ty đã lên kế hoạch thành lập CTCK như Vincom, Taxi Mai Linh? Nguyên nhân dẫn đến việc này là do mức lợi nhuận đạt được của các CTCK trong thời gian qua quá béo bở. Có công ty đạt lợi nhuận tương đương với vốn điều lệ trong thời gian ngắn như SSI. Bên cạnh đó cơn sốt thị giá cổ phiếu kéo dài từ tháng 10-2006 đến tháng 3-2007 đã làm gia tăng lượng tài khoản nhà đầu tư từ 100.000 lên xấp xỉ 250.000 tài khoản, dẫn đến tình trạng quá tải ở các CTCK. Điều này đã tạo nên tình trạng cung không đủ cầu trên thị trường, tạo ra dòng người chen chúc nhau ở các CTCK, càng tạo lực hút cho nhiều doanh nghiệp đổ xô thành lập CTCK....
    ...
    ...
    ...
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=38&newsid=1241&lang=

    Phân tích cổ phiếu ngành Thủy sản (2007-08-17 10:30:11)

    Thêm hai doanh nghiệp nữa của ngành thủy sản sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM trong quí 3 là Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp). Với các doanh nghiệp ngành này đã niêm yết trước đó, cổ phiếu đang bị chia thành hai tốp với giá giao dịch ở mức trên và dưới 100.000 đồng/cổ phiếu. Các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng của các doanh nghiệp thủy sản nhưng cũng khá dè dặt với những rủi ro của ngành...

    Ăn nên làm ra nhờ con cá

    Hai doanh nghiệp sắp niêm yết hiện là hai doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực chế biến cá tra và cá ba sa xuất khẩu. Trong đó, Navico được xem là doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về mức vốn điều lệ, doanh thu lợi nhuận, công suất chế biến. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Bộ Thủy sản, trong tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá ba sa năm ngoái, Navico xếp thứ nhất với doanh số hơn 111 triệu đô la Mỹ; Vinh Hoan Corp. xếp thứ ba với doanh số hơn 53 triệu đô la Mỹ. Hiện Navico chiếm tỷ lệ khoảng 20,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa cả nước; Vinh Hoan Corp. chiếm khoảng 5,4%.
    ...
    ...
    ...
  6. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=36&newsid=1238&lang=

    Cơ hội nào với CP Caosu Tây Ninh? (2007-08-17 10:08:16)

    Ngay sau khi CTCP caosu Tây Ninh (TRC) công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7.2007, giao dịch của CP TRC sôi động hơn hẳn.Phiên giao dịch ngày 14.8, TRC đạt khối lượng giao dịch kỷ lục từ khi lên sàn: 26,9 vạn CP được giao dịch khớp lệnh với giá tăng trần cuối phiên lên 115.000đ/CP. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16.8, TRC đạt 114.000đ/CP với khối lượng khớp lệnh 117.410 CP....
    ...
    ...
    ...
  7. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=39&newsid=1234&lang=

    Bài học về nắm bắt thông tin (2007-08-17 09:08:57)

    Cty cổ phần dịch vụ du lịch dầu khí (Petrosetco) ngày 13.8 vừa qua đã được chấp thuận niêm yết CP tại Sở giao dịch CK TPHCM. Tuy nhiên, nhiều NĐT sở hữu CP Petrosetco thông qua dịch vụ uỷ thác đầu tư của Cty tài chính dầu khí (PVFC) đã không được thực hiện chuyển quyền đầu tư trực tiếp do quá hạn.

    Và như vậy về nguyên tắc, số CP của những NĐT này vẫn đứng dưới tên của PVFC khi thực hiện lưu ký. Việc chậm chuyển quyền này có thể gây thiệt thòi cho NĐT khi PVFC lại nằm trong HĐQT của Petrosetco.

    Thông tin có chậm?...
    ...
    ...
  8. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1248&lang=

    Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì nợ xấu ở Mỹ (2007-08-17 0q:30:17)

    Cơn đại hồng thủy tín dụng khởi phát từ Mỹ, quét qua châu Âu và tràn sang châu Á, khiến chứng khoán toàn cầu mất điểm suốt từ tuần trước tới nay. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tung ra hàng trăm tỷ USD để cứu vãn tình hình, song dường như vẫn chưa đủ.

    Đến cuối phiên giao dịch hôm thứ tư (15/8), chỉ số công nghiệp Dow Jones bắt đầu xuống dưới 13.000 điểm và tiếp tục tụt dốc mạnh vào đầu phiên giao dịch hôm qua. Tính chung, cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu Mỹ trong nhóm Dow Jones đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.

    Cú hắt hơi của người khổng lồ khiến chợ chứng khoán toàn cầu bấn loạn. Chỉ số FTSE 100 đóng cửa phiên giao dịch hôm qua ở mức 5.859 điểm, giảm 4,1%. Đây là ngày có tỷ lệ sụt giảm lớn nhất của FTSE kể từ tháng 3/2003....
    ...
    ..
  9. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=31&newsid=1246&lang=

    Tin vắn sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 17/8 (2007-08-17 01:45:57)


    Thông tin liên quan tới các doanh nghiệp niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 17/8
    - Ngày 21/9, TTGDCK Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 1.500.000 cổ phần của CTCP Sông Đà 11 (mã chứng khoán SJE) với giá khởi điểm là 30.000 đồng/cổ phần.

    - CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (mã CK: SVC) góp 7,65 tỷ đồng thành lập CTCP Sài Gòn Ngôi Sao, nắm giữ 51% vốn của công ty này. Ngành nghề kinh doanh chính của CTCP Sài Gòn Ngôi Sao là mua bán, kinh doanh và sửa chữa, bảo hành xe gắn máy, xe ôtô.

    - CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát (mã chứng khoán HTP) sử dụng danh sách cổ đông chốt ngày 8/6 (danh sách cổ đông hưởng cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng) để lấy ý kiến bằng văn bản về việc niêm yết bổ sung cổ phiếu HTP tại TTGDCK Hà Nội. Ngày dự kiến thực hiện từ 15 - 20/8....
    ...
    ...
    ...
  10. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1253&lang=

    Chứng khoán tiếp tục mất điểm (2007-08-17 02:08:43)

    Phiên giao dịch sáng nay kết thúc với màu đỏ bao phủ toàn thị trường. Ngay từ đợt đầu mở cửa, chỉ số Vn-Index đã mất tới 13,34 điểm. Tới cuối phiên chỉ số này chỉ còn 887,93 điểm, giảm 1,36% so với hôm qua.

    Theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, cả phiên hôm nay có 76 mã giảm giá, 20 giữ giá tham chiếu, vỏn vẹn chỉ có 16 mã tăng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tiếp tục tăng, đạt 4,3 triệu đơn vị, giá trị 421,7 tỷ đồng.

    Phiên sáng nay, các đàn anh như KDC, NKD hay SJS tiếp tục đứng trong top 5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất với các mức sụt giảm lần lượt là 10.000 đồng, 6.000 đồng và 5.000 đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu hiếm BMC sau một thời gian liên tục dẫn đầu về mức tăng giá thì hôm nay lại đứng thứ hai về mức độ sụt giảm, mất 7.000 đồng. ...
    ...
    ...
    ...

Chia sẻ trang này