Tin về DPM!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hugncom, 17/11/2008.

911 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 244 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Tin về DPM!!!

    Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) đã góp ý cách làm từ thiện của Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (DPM) - đang sở hữu nhà máy phân đạm lớn nhất Việt Nam sau khi DPM quyết định chuyển 100 tỉ đồng cho công ty mẹ là tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm từ thiện.

    Tổng thư ký Vafi, ông Nguyễn Hoàng Hải, đã ký một công văn ngày 13-11 gửi DPM và PVN sau khi DPM có văn bản số 175/PBHC-HĐQT ngày 21-10 lấy ý kiến các cổ đông để quyết định chi 100 tỉ đồng chuyển cho PVN làm công tác từ thiện.

    Một mặt Vafi ủng hộ chủ trương làm từ thiện của DPM và PVN như một trách nhiệm của doanh nghiệp trước cộng đồng, nhưng mặt khác, Vafi cho rằng việc lấy ý kiến bằng văn bản trong trường hợp PVN chiếm 65% vốn điều lệ của DPM là chỉ mang tính hình thức, không dân chủ và không lắng nghe được tâm tư nguyện vọng của các cổ đông.


    Hơn nữa DPM chưa trình đại hội đồng cổ đông về quy chế tài chính tài trợ cho hoạt động từ thiện để làm căn cứ chi tiêu của doanh nghiệp và giám sát của cổ đông.

    Khi đề xuất chi 100 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, DPM căn cứ vào những lý do như DPM được duy trì chính sách ưu đãi về giá khí nguyên liệu đầu vào của nhà nước trong 3 năm sau cổ phần hoá, được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp một số năm sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy đạm Phú Mỹ và Hội đồng quản trị DPM xem đây là những lý do hợp lý để chi.

    ?oTuy nhiên, theo Vafi đây không thể coi là những lý do hợp lý đối với toàn bộ cổ đông của DPM ( trừ cổ đông PVN )?, công văn viết.

    Trong phân tích của mình, Vafi cho rằng 9 tháng đầu năm DPM đạt trên 1.400 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế nhưng lại phải trích lập dự phòng phân bón tồn kho lỗ gần 500 tỉ đồng từ việc kinh doanh phân bón nhập khẩu, bởi sang quí 4-2008, giá phân bón thế giới và trong nước giảm mạnh và khoản lỗ từ nhập khẩu phân bón sẽ tăng lên, ảnh hưởng tới thu nhập năm 2008.

    Vafi dự đoán lạc quan là tỷ suất lợi nhuận sau thuế của DPM trong năm 2008 khoảng 40%, nhưng tỷ suất này là tính trên số vốn điều lệ theo mệnh giá cổ phần, còn nếu tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn mà các nhà đầu tư bỏ ra thì đạt rất thấp, dưới 7%, thấp hơn nhiều so với lãi nhận được từ việc gửi tiền tiết kiệm của năm nay (15-20%).

    Công văn còn cho biết khi nhận được văn bản lấy ý kiến từ DPM, cổ đông nào cũng bực bội, tức giận, thất vọng và mất niềm tin. Họ cảm thấy bất công không phải vì chủ trương đi làm từ thiện mà vì cách hành xử không được công bằng, hay xử ép từ cổ đông lớn là PVN, chiếm 65% vốn điều lệ của DPM.

    Trong quá khứ, các cổ đông của DPM cũng đã nhiều lần phản ứng trước các quyết định của Chủ tịch PVN, như việc PVN yêu cầu DPM thu hồi 28 héc ta đất để giao cho một thành viên khác thuộc PVN, tuy nhiên quyết định này không thực hiện được vì trái luật; việc thay đổi liên tục ban lãnh đạo của DPM trong một nhiệm kỳ mà có lẽ ít có công ty đại chúng nào gặp phải truờng hợp như vậy.

    Và giờ đây, việc điều chuyển 100 tỉ đồng lợi nhuận của DPM về cho PVN để làm từ thiện mà nếu tất cả các cổ đông (trừ PVN) không đồng ý với cách làm này thì cũng không được chấp thuận vì PVN có lá phiếu quyết định.

    Vafi góp ý cổ đông lớn trong DPM là PVN cần thận trọng trong việc ra các quyết định liên quan đến quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ, hạn chế việc sử dụng quyền biểu quyết đa số khi những vấn đề còn gây tranh luận nhằm thu hút những sáng kiến xây dựng từ các cổ đông.

    Đồng thời, tổ chức này cũng đề xuất DPM nên xem xét lại việc kinh doanh phân bón nhập khẩu khi mà khoản thua lỗ trong kinh doanh phân nhập khẩu của DPM năm nay lên tới 500 tỉ đồng, số tiền đủ để xây dựng một nhà máy sản xuất phân phức hợp NPK.

    Công suất của nhà máy đạm Phú Mỹ hiện đáp ứng được 40% cầu thị trường phân u-rê và năm nay DPM đã triển khai nhập 250.000 tấn phân, chiếm 10% thị trường, nhưng bị thua lỗ lớn.

    (theo TBKTSG)

    => 40% vậy là xứng đáng giá 24 quá

Chia sẻ trang này