Tin về ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hugncom, 08/12/2006.

2385 người đang online, trong đó có 127 thành viên. 06:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 899 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Tin về ngân hàng

    Hỗ trợ xuất nhập khẩu: VIB Bank vào cuộc
    (VNECONOMY cập nhật: 07/12/2006)

    Thêm nhiều tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.


    Sau Eximbank, Techcombank, trong tháng 12 này, Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) sẽ chính thức ra mắt các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

    Dịch vụ đầu tiên được VIB Bank triển khai là ?oDịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu?, một gói tiện ích về thuế dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thông qua sự liên kết với Công ty Tư vấn và Đào tạo ATYS.

    Với dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ được VIB Bank hỗ trợ về tài chính phục vụ cho việc thanh toán thuế xuất nhập khẩu thông qua các dịch vụ: chuyển thuế tự động, bảo lãnh nộp thuế, cho vay nộp thuế và đặc biệt là dịch vụ ứng trước tiền hoàn thuế.

    Khi được VIB Bank hỗ trợ tài chính, doanh nghiệp sẽ có cơ hội sử dụng dịch vụ với mức phí và lãi suất ưu đãi cạnh tranh hơn so với việc chỉ sử dụng những dịch vụ riêng lẻ, đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời chủ động về vốn lưu động để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và kế hoạch kinh doanh.

    Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ được hưởng dịch vụ tư vấn và những thông tin cập nhật, chính xác về các vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu, từ việc tư vấn hợp đồng có liên quan đến thuế đến việc hỗ trợ kê khai thuế và hải quan và dịch vụ tư vấn hoàn thuế.

    VIB Bank cho biết dịch vụ này sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn hệ thống của ngân hàng sau hai tháng triển khai thí điểm tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM và Hải Phòng.

    Qua dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ không còn gặp những khó khăn, vướng mắc về thuế và nguồn tiền trả thuế mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình.

    Một gói dịch vụ khác của VIB Bank cũng được đánh giá cao về tiện ích là ?oDịch vụ xuất nhập khẩu A-Z?. Dịch vụ này bao gồm chuỗi các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn thuế và hải quan, hoàn thuế, được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác giữa VIB Bank cùng các đối tác chiến lược là Công ty kho vận Miền Nam (SOTRANS) và Công ty tư vấn và đào tạo ATYS.

    Với gói dịch vụ này, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như hỗ trợ thông tin về thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu và tư vấn về hợp đồng ngoại thương, được VIB Bank tài trợ xuất nhập khẩu với các điều kiện và điều khoản thuận lợi với phí giao dịch, lãi suất ưu đãi, hấp dẫn thông qua dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ cho vay, bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngoại hối.

    Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ được cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả về giao nhận vận tải, giám định, bảo hiểm hàng hóa, kho bãi theo tiêu chuẩn quản lý ISO 9000-2001, được hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế và tiết kiệm đến mức tối đa thời gian thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu.

    Trước mắt, VIB Bank sẽ triển khai dịch vụ xuất nhập khẩu A-Z tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Tp.HCM và Hải Phòng. Đến đầu năm 2007, ngân hàng sẽ mở rộng dịch vụ đến hầu hết các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống.

    Như vậy, sau Eximbank và Techcombank, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu trọn gói tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của VIB Bank. Đặc biệt sự kết hợp giữa Dịch vụ chìa khóa thuế xuất nhập khẩu với Dịch vụ xuất nhập khẩu A-Z càng tạo thêm tiện ích cho doanh nghiệp.

    (T.M.Đức)

    => sao VIB chưa thấy thông tin NY gì nhỉ??? hay lại thôi kô NY nữa???
  2. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về nợ xấu?
    (VNECONOMY cập nhật: 07/12/2006)


    "Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rất thận trọng khi quyết định cho vay, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh."


    Trao đổi với VnEconomy sáng nay (7/12), Thống đốc Lê Đức Thúy cho biết ?ovẫn chưa an tâm? về chất lượng tín dụng của các ngân hàng, nhưng cũng không hẳn là ?ođáng lo ngại?.

    >>Chuyển biến nợ xấu

    Thưa Thống đốc, nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay đã có sự chuyển biến như thế nào?

    Tôi thấy rằng chất lượng tín dụng của các ngân hàng hiện nay về cơ bản là duy trì tốt, theo chuẩn của Việt Nam, theo tiêu chuẩn mới của Quyết định 493. Dù cho trong bản thân Quyết định 493 vẫn còn những điểm chưa thật đủ chặt chẽ trong ứng dụng, cũng có nhiều người nói là chưa hoàn toàn theo được các thông lệ quốc tế, nhưng đó là bước tiến so với trước.

    Bắt đầu từ giữa năm 2005, chúng ta áp dụng phân loại nợ theo Quyết định 493. Trước đó, theo Quyết định 488 quy định thì nợ xấu của các ngân hàng thương mại chỉ là 2,4%. Còn làm theo Quyết định 493, nợ xấu đã lên đến trên 5% và do các ngân hàng thương mại tự xác định; còn khi Ngân hàng Nhà nước phúc tra thì nó lên đến trên 7%.

    Như vậy là tiêu chuẩn mới khắt khe hơn trước. Đến cuối năm 2005 nợ theo Quyết định 493 là 3,2%. Kết quả đó là do các tổ chức tín dụng đã sử dụng được phần dự phòng rủi ro để xử lý. Cho đến hiện nay, theo báo cáo chính thức thì nợ xấu vẫn ở mức xấp xỉ cuối năm 2005, đã được đánh giá lại và đã được thẩm định.

    Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thí điểm chuyển phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 thay vì theo Điều 6 trước đó. Vì sao lại chọn BIDV và đó có phải là một tín hiệu tích cực?

    Đương nhiên là có tích cực thì mới cho làm, tiêu cực thì không thể cho làm. Sở dĩ có sự thí điểm đó là vì chúng tôi muốn kiểm tra xem thử là khi có thay đổi một số quy định thì diễn biến tình hình sẽ theo chiều hướng nào, từ đó đưa ra những quyết sách điều chỉnh cơ chế cho hợp lý.

    Một cách công bằng mà nói, nếu chúng ta hoàn toàn áp dụng đúng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng thì hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn để vay vốn ngân hàng, mà như vậy thì lại đụng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, khi đưa tiêu chuẩn vào đời sống, chúng ta phải có sự điều chỉnh theo lộ trình, có bước đi, đi theo hướng đó nhưng không thể ngay lập tức áp dụng các chuẩn mực đó.

    Vậy định hướng của Ngân hàng Nhà nước như thế nào đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại?

    Chúng tôi yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rất thận trọng khi quyết định cho vay, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng quốc doanh là nơi lượng tiền cung ứng qua kênh tín dụng sẽ nhiều và sẽ đi vào những dự án của những doanh nghiệp hiệu quả thấp.

    Bằng cách đó, chúng tôi chủ trương các ngân hàng quốc doanh tập trung nâng cao chất lượng tín dụng chứ không thiên về số lượng. Ngược lại, các ngân hàng cổ phần do đã có những chấn chỉnh tốt hơn thì lại đẩy mạnh huy động vốn và cho vay.

    Theo Thống đốc, hạn chế lớn nhất của các ngân hàng thương mại hiện nay là gì?

    Tôi phải nói là tôi vẫn chưa an tâm về chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống. Dù với cách đánh giá của Việt Nam thì gọi là có thấp, dù rằng một số tổ chức quốc tế đưa ra một số nhận định cái gọi là nợ xấu có thể còn cao hơn, gấp đôi hay gấp ba con số chính thức đó. Theo tôi nếu gấp đôi, gấp ba như vậy cũng chưa hẳn là đáng lo ngại lắm, bởi vì tôi thậm chí còn đặt vấn đề rằng liệu có tốt được đến như vậy không.

    Nhưng mà làm thế nào để đánh giá đúng sự thật? Không phải Ngân hàng Nhà nước cố tình che dấu để nói rằng mình đạt thành tích, mà chúng ta phải đưa ra được những quy định rõ ràng, chặt chẽ để người ta khó lợi dụng để báo cáo không đúng sự thật.

    Cái thứ hai rất quan trọng là phải ràng buộc được trách nhiệm của tổ chức tín dụng với chất lượng hoạt động của mình. Chừng nào chúng ta chưa có một cơ chế đó thì không thể có được một thiết chế hành chính có thể đảm bảo rằng chúng ta nắm chắc được sự vận động của thực tế. Mà ngân hàng của chúng ta phần lớn là ngân hàng nhà nước, những cuộc cải tổ ở đây chưa đủ thay đổi một cách căn bản để nó trở thành một ngân hàng thương mại thực sự, hoạt động theo nguyên tắc của thị trường. Chính vì vậy phải làm một cách quyết liệt về điều này và đó cũng là cái mà chúng tôi cho là làm chưa được.

    Thống đốc có ý kiến như thế nào trước những sai phạm gần đây ở Agribank, BIDV?

    Tôi nói rằng là có các loại sai phạm phải phân biệt, cái sai phạm trong hoạt động tín dụng ngân hàng, sai phạm trong một số hoạt động kinh doanh tiền tệ, ví dụ như những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, thứ ba là sai phạm trong chi tiêu tài chính.

    Đương nhiên là chúng tôi thấy những sai phạm đó là rất lớn, phải xem xét và xử lý một cách nghiêm túc. Chúng tôi cũng đang chỉ đạo ráo riết để làm việc này. Chúng tôi thấy mình cũng có một phần trách nhiệm ở đây, trong việc quản lý nhà nước đối với hệ thống của mình. Còn trách nhiệm đến đâu, trong những trường hợp cụ thể nào thì còn phải xem xét.

    Muốn làm cho những sai phạm đó ít đi, tôi vẫn nói là phải cải cách thực sự đối với các ngân hàng này để nó hoạt động đúng như một ngân hàng thương mại thực sự, tự chủ kinh doanh và theo chuẩn mực quốc tế.

    Chúng ta thấy là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng nước ngoài cũng có sai phạm nhưng mức độ họ ít hơn, ít nghiêm trọng hơn và số lượng cũng ít hơn. Họ có những người chủ thực sự để quản lý những đồng tiền ở đó, họ chịu trách nhiệm đến cùng với tài sản đó.

    Năm 2007 đang đến gần, Việt Nam sẽ thực sự hội nhập lớn. Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành như thế nào trong năm này thưa Thống đốc?

    Về chính sách tiền tệ thì tôi cũng không có sự lo ngại quá đáng vì tôi cho rằng chiều hướng chung của chính sách tiền tệ là vĩ mô và lạm phát sẽ ổn định, được kiểm soát tốt hơn, mặc dù có những yếu tố bất thường không ai nói trước được.

    Lạm phát năm 2007, tuy rằng Quốc hội cho một chỉ tiêu rất mềm là thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhưng tôi nghĩ là sẽ thấp hơn năm 2006.

    Về chính sách có khác không khi chúng ta thực hiện các cam kết gia nhập WTO?

    Chúng ta không có một sự ràng buộc nào lớn về cam kết trong điều hành chính sách tiền tệ, chúng ta hoàn toàn chủ động. Nhưng theo khuyến nghị duy nhất, phía IMF cũng khuyến nghị, là tiếp tục kiểm soát chất tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn; hai là nên có sự nới lỏng hơn nữa về biên độ giao dịch của tỷ giá để tỷ giá phản ánh sát hơn với thực tế của thị trường.

    Chúng tôi cũng sẽ xem xét để điều chỉnh biên độ này, tất nhiên là phải theo từng thời điểm và không thể một sớm một chiều đươc.

    (T.M.Đức)

    => quốc tế bảo NHTM VN nợ xấu theo chuản mực quốc tế cao, vậy sao NN cứ tranh mua CPNH với giá cao thế, kô sợ vỡ nợ àh


    Được hugncom sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 08/12/2006

Chia sẻ trang này