tin vui cho thị trường: Trung tâm lưu ký vận hành hệ thống mới: Sẽ hết bất bình đẳng T+?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnindex2003, 07/06/2010.

4485 người đang online, trong đó có 526 thành viên. 23:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 284 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm lưu ký vận hành hệ thống mới: Sẽ hết bất bình đẳng T+?
    [​IMG]

    Với khả năng nắm được số dư tiền và CK của từng tài khoản, VSD đang có trong tay những thông tin quan trọng bậc nhất trên thị trường.




    Ngày 31.5 vừa qua, Trung tâm Lưu ký CK (VSD) đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới sau hơn một tháng chạy thử nghiệm song song với hệ thống cũ. Hệ thống mới có thể phát hiện ngay lập tức nếu có hiện tượng bán trước ngày T+4.


    Trao đổi với báo giới, bà Phương Hoàng Lan Hương, TGĐ VSD khẳng định với hệ thống mới này ngay sau khi nhận được dữ liệu giao dịch từ các SGDCK, VSD đã có thể phát hiện các tài khoản cụ thể của NĐT thực hiện bán chứng khoán khi chưa đủ số dư. Được biết, hiện đã có 105/110 thành viên lưu ký của VSD đã hoàn tất việc kết nối. Như vậy có thể nói công tác giám sát sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trên diện rộng, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng về lợi thế bán trước khi CK về tài khoản.


    Khác với hệ thống cũ, hệ thống mới của VSD quản lý thông tin sở hữu của NĐT nên quy trình thực hiện và xử lý nghiệp vụ trên hệ thống mới đòi hỏi thông tin của người sở hữu phải đầy đủ thì mới cho phép đăng nhập vào hệ thống để xử lý giao dịch. Trước đây việc quản lý thông tin NĐT tại các thành viên rất khác nhau và không đầy đủ. Có CTCK chấp nhận số CMND, nơi lại sử dụng cả số hộ chiếu hoặc một số loại giấy tờ khác. NĐT khi mở tài khoản thì dùng số CMND nhưng khi đăng ký sở hữu tại DN lại dùng số hộ chiếu...


    Thực tế này dẫn đến cùng là một NĐT, nhưng có nhiều thông tin khác nhau nên rất khó cho việc quản lý và nhận diện. Theo quy chế hoạt động lưu ký CK mới ban hành ngày 22.4.2010 mỗi NĐT sẽ được cấp một mã PIN với thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán là số đăng ký sở hữu và ngày cấp.


    Đối với các cá nhân trong nước, thông tin bắt buộc là chứng minh thư nhân dân và ngày cấp. Đối với các cá nhân và tổ chức nước ngoài, thông tin bắt buộc là số “trading code” và ngày cấp. Đối với các tổ chức trong nước là số đăng ký kinh doanh và ngày cấp. Ngoài ra VSD cũng đã yêu cầu các thành viên chuẩn hóa lại các thông tin từ phía khách hàng, cập nhật các thay đổi nếu có.


    “Bên cạnh việc quản lý thông tin người sở hữu CK, hệ thống mới hỗ trợ VSD rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả hơn cũng như giám sát các thành viên tuân thủ các quy chế nghiệp vụ của VSD”, bà Hương cho biết.


    Với khả năng theo dõi đến chi tiết tài khoản NĐT sẽ giúp VSD phát hiện sớm các trường hợp giao dịch mà thiếu CK. Trước đây do chỉ theo dõi được đến tài khoản tổng của thành viên lưu ký, VSD chỉ phát hiện việc cho bán trước T+4 nếu số lượng CK bán vượt quá số lượng hiện có trên tài khoản tổng của các khách hàng của thành viên tại VSD. Điều đó có nghĩa nếu CTCK cân đối được số dư CK tổng trên tài khoản khách hàng thì VSD sẽ bị “qua mặt”. Khi VSD giám sát được từng tài khoản, CTCK sẽ không thể tự ý cân đối số dư nữa và bất kỳ lệnh bán từ một tài khoản cụ thể nào vượt số dư cũng bị phát hiện.


    Bảo mật thông tin: Trách nhiệm hàng đầu


    Với khả năng nắm được số dư tiền và CK của từng tài khoản, VSD đang có trong tay những thông tin quan trọng bậc nhất trên thị trường. Bất kỳ hành động mua, bán của tổ chức, cá nhân đều là những thông tin “vàng”. Mối lo ngại về khả năng rò rỉ những thông tin như vậy càng lớn hơn khi gần đây thị trường xôn xao trước những bản tập hợp về tình trạng giao dịch của một số tổ chức.


    Về vấn đề này, đại diện VSD khẳng định VSD có trách nhiệm bảo mật thông tin về NĐT trên hệ thống của mình: “Chúng tôi có các quy định nội bộ chặt chẽ về cơ chế phân quyền tiếp cận thông tin. Hệ thống cho phép phân quyền đến từng nhân viên tham gia xử lý giao dịch. Mỗi nhân viên chỉ được biết thông tin và chịu trách nhiệm xử lý, quản lý thông tin trong phạm vi mình được phân quyền”.


    Theo phó TGĐ một CTCK, khi đã thực hiện phân quyền chặt chẽ thì có thể giám sát cũng như quy trách nhiệm tốt hơn. Chẳng hạn, một nhân viên phụ trách một khối thành viên hay khách hàng nào đó thì chỉ có thể biết các thông tin trong phạm vi đó. Khi thông tin được tổng hợp thì cũng chỉ có những cá nhân có quyền hạn nhất định mới được tiếp cận. Ngay với CTCK, hệ thống máy kết nối tới VSD cũng phải đăng ký và không thể kết nối với các máy khác. CTCK cũng chỉ có thể tiếp cận với thông tin khách hàng của mình mà không thể biết được thông tin từ các CTCK khác.

    Theo Hoàng Nguyên
    Báo Lao động


  2. vetopower

    vetopower Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    152
  3. Nasdaq1806

    Nasdaq1806 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    uh, bắt được một mẻ cá lớn mới tin, nói vẫn chỉ là nói thôi, chưa tin được.
  4. thedn

    thedn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    ông thử bán T+ xem bít liền,

Chia sẻ trang này