Tin vui !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phieudu6868, 29/02/2008.

2393 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1473 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. phieudu6868

    phieudu6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    154
    Nhìn chung tình hình kinh tế của Vn và thế giới trong năm 2008 sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Và tác động xấu của yếu tố trên phần nào đưọc thể hiện qua việc TTCK Vn đã giảm hơn 40% so với đỉnh cao.
    Trong khi, năm 2007 các doanh nghiệp làm ăn đều rất hiệu quả, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, EPS đạt khá, khoảng 20 đến 30%.
    Sau một đợt giảm mạng vừa qua, nhìn chung các chỉ số thị trường chứng khoán đều đạt ở mức rất hấp dẫn. Cụ thể, EPS bình quân thị trường đạt khoảng 3,500 đến 4,000 đồng/cp/năm. PE bình quân theo vốn tại thời điểm 31/12/2007 là 22.9 năm (PE bình quân theo quy định của BTC là khoảng 16-18 năm).
    Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20 đến 30% năm thì đây là mức giá QUÁ lý tưởng để mua kể cae lướt sóng hay đầu tư dài hạn (buy and hold).
    Với thời điểm hiện tại, theo tôi, chúng ta không cần quá quan tâm đến tình hình hoạt động koinh doanh của các doanh nghiệp nữa, vì thượng vàng hạ cám gì cũng giảm đến mức quá rẻ rồi. Thay vào đó chúng ta hãy phân tích qua tâm lý nhà đầu tư để dự đoán thị trường

    Mấy phiên giao dịch cuối tuần này thị trường có một số dấu hiệu rât KHẢ NGHI, cụ thể: Giá trị giao dịch khá lớn, giá chứng khoán tuy giảm nhưng không đồng loạt sàn, có xanh có đỏ, có tím, có xanh nhờ nhờ ...Điều này có thể đưa đến một số dự đoán sau:
    Giá CK giảm quá mạnh rồi, hầu hết các nhà đầu tư đã bị LỖ nặng, tối thiểu 25% tổng mức đầu tư, thậm chí có trường hợp lên 60%. Tức là các nhà đầu tư mua vào khoảng tháng 10 năm 2006 đến nay đều lỗ nặng (vì khi mới bắt đầu tham gia, các nđt thường đầu tư không nhiều, lãi gấp mấy lần để thành một cục tiền to hơn, tiếp tục huy động tiền từ bà kon lối xóm, thân hữu gần xa sau đó lại bơm vào thị trường, nên TT giảm như thế này ta phải khẳng định là LỖ (tôi không đề cập đến một số trường hợp cá biệt, tôi chỉ nói là nhìn chung).
    - Các nhà đầu tư gan lỳ bám trụ đến bây giờ, quyết không Xả hành thì đã đến mức KHÔNG thể bán, vì bán đồng nghĩa với Ăn mày. Nên bây giờ họ miễn quan tâm đến TT nữa rồi, tạm quên. hoặc có tiền thì mua vào bình quân giá.
    - Các nhà đầu tư lướt sóng: Những người này liên tục mua vào bans ra khi có sóng và thu lợi, tuy nhiên, họ cũng là những người rất nhạy cảm. Khi thấy giá giảm quá mạnh thì cũng không dại gì họ bán ra.
    - Các tổ chức chuyên nghiệp, có các thông tin mật từ cơ quan Quản lý nhà nước: Loại nhà đầu tư này đã bán từ lâu rồi, ung dung ngồi xem thị trường xuống. Tuy nhiên họ cũng không ngồi mãi vậy, và đến bây giờ là lúc họ nhảy vào, mua rẻ hơn nhà đầu tư khác 40%.

    Nói tóm lại: Hiện nay, thị trường rất có khả năng đang nằm quanh đáy của đợt suy thoái này. Và đây là thời điểm nên mua vào.
  2. phieudu6868

    phieudu6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    154
    ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán -------> Thị trường xuống
    ăn ngủ no say, kệ cha chứng khoán -------> Thị trường lên
  3. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    lời lẽ hợp lòng dân, hy vọng tuần sau đuwọc như cái a va ta của u
  4. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
  5. Mua_dat_Ban_dat

    Mua_dat_Ban_dat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Đã được thích:
    1.056
    vui éo gì,
    Chắc kẹp hết rồi đúng kô,
    Em nghe ở đâu cũng nói xuống 600 - 550 điểm, đấy mới là tin vui và đáng tin cậy nhất
  6. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiền đang ở đâu?
    Mười lăm giờ chiều thứ Ba, ngày 26/2/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công điện khẩn gửi chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại về việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn.

    Theo đó lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng phải đảm bảo dương so với lạm phát nhưng không được quá trần 12%/năm. Việc ấn định trần lãi suất huy động là nhằm chấm dứt tình trạng tiền chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng khác, nơi có lãi suất tiền gửi cao hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng quốc doanh, nếu trúng thầu tiền đồng trên thị trường mở, thì khi cho các ngân hàng khác vay lại, chỉ được cộng thêm lãi suất tối đa là 1 điểm phần trăm/năm.

    Tuy nhiên, ngay khi nhận được công điện, các ngân hàng lập tức lên kế hoạch huy động vốn mới bằng cách áp dụng triệt để các hình thức tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền có tặng quà. Thậm chí có ngân hàng tặng quà cho khách hàng bằng vàng, bằng tiền và nhận ngay khi gửi tiền. Như thế trần lãi suất có nguy cơ trở nên vô hiệu hóa bởi thực tế lãi suất tiết kiệm vẫn cao hơn mức trần. Các ngân hàng nói họ đang rất cần vốn để đảm bảo dự trữ bắt buộc, để chuẩn bị mua tín phiếu bắt buộc và nếu điều chỉnh lãi suất thấp, vốn sẽ không chảy vào két ngân hàng nhiều như mong đợi.

    Ngân hàng thiếu tiền, chuyện tưởng chừng vô lý ấy đang tồn tại. Vậy tiền đang ở đâu và chuyện gì đã thực sự diễn ra đằng sau cơn ?osốt? lãi suất vừa rồi?

    Đầu năm 2008 Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước đổi một số lượng lớn ngoại tệ ra tiền đồng để chi ngân sách. Ngân hàng Nhà nước chỉ đáp ứng được 10% số ngoại tệ đưa ra vì theo kế hoạch lượng tiền mà cơ quan này phải hút vào để kiềm chế lạm phát trong quí 1/2008 hoàn toàn không nhỏ. Trong bối cảnh đó Bộ Tài chính buộc phải rút tiền đồng gửi ở một số ngân hàng quốc doanh.

    Việc rút ngay một lúc lượng tiền lớn đã khiến ít nhất một ngân hàng quốc doanh lớn trở tay không kịp. Ngân hàng này liền tất toán các khoản tài trợ liên ngân hàng dành cho các ngân hàng cổ phần, đồng thời ?ocầu cứu? Ngân hàng Nhà nước qua kênh thị trường mở (may mắn là ngân hàng này nắm giữ nhiều trái phiếu, đủ để giao dịch trên thị trường mở).

    Bị rút các khoản vay bất ngờ, dù là ngắn hạn, nhiều ngân hàng cổ phần lâm vào tình trạng khó khăn. Cùng lúc đó Ngân hàng Nhà nước tăng cường độ hút tiền về, dự trữ bắt buộc được nâng lên và vốn huy động sau Tết lại giảm. Các ngân hàng bắt đầu vay mượn lẫn nhau, đẩy lãi suất lên.

    Việc sử dụng ngoại tệ chi thay ngân sách lần này không phải là lần đầu, nhưng nó là giọt nước làm tràn ly. Theo các chuyên gia lâu năm trong giới tài chính, năm 2007 khi ngoại tệ từ nhiều nguồn dồn dập chảy vào Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã dùng một khối lượng ngoại tệ đáng kể mua được để chi thay ngân sách (thực chất là chi cho những khoản mục mà đáng lẽ ngân sách phải chi, nhưng không thể chi vì bị thâm hụt) trong đó có việc sử dụng ngoại tệ để cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh.

    Việc cấp vốn được thực hiện bằng tiền đồng in ra tương ứng, không phải bằng tiền ngân sách như những năm trước. (Nhờ việc cấp vốn này tình hình tài chính của các ngân hàng quốc doanh được cải thiện và nó giúp các ngân hàng tăng tiềm lực tài chính trước khi cổ phần hóa). Đây quả là điều nguy hiểm bởi dùng ngoại tệ cấp vốn cho ngân hàng quốc doanh đã thực sự tạo ra cung tiền lớn hơn nhiều.

    Ai cũng biết ngân hàng là định chế tài chính tạo tiền và phương tiện thanh toán nhiều nhất so với các kênh khác. Hơn nữa việc cấp vốn ngoại tệ lại diễn ra ồ ạt, khối lượng lớn, tập trung vào một thời điểm không thuận lợi làm lạm phát tăng cao. Nếu vốn được cấp dàn đều cả năm, thậm chí nhiều năm, vào những thời điểm thích hợp, thì tác động của nó lên cung tiền sẽ không mãnh liệt như thời gian qua.

    Rõ ràng việc sử dụng ngoại tệ để chi thay ngân sách là một sai lầm. Đó là chưa kể nguồn ngoại tệ đó, qua con đường đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, được giải ngân cho hàng loạt dự án, nhưng không phải tất cả 100% dự án đều hiệu quả. Ngân sách có tiền đồng, ngoại tệ lại chảy vào ngân hàng thương mại và ngân hàng dùng ngoại tệ đó cho vay nhập khẩu. Nghĩa là ngoại tệ lại ra khỏi đất nước.

    Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân, cho dù bị các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) gây sức ép, nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa công khai dự trữ ngoại hối quốc gia? Người dân đóng thuế liệu có quyền được hỏi dự trữ ngoại hối bây giờ so với năm ngoái ở tình trạng như thế nào?

    Như vậy từ ngân sách, qua ngân hàng, tiền đã được đưa ra lưu thông và vấn đề là bao nhiêu phần trăm lượng tiền đó thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, làm nên tăng trưởng kinh tế? Tiền ra nhưng đã không quay trở lại ngân hàng đủ mức cần thiết vì có những cơ hội kinh doanh mà người ta có thể sử dụng tiền mặt hay phương tiện thanh toán khác như vàng, bất động sản.

    Chính vì thế hút tiền về qua kênh thị trường mở, qua phát hành trái phiếu đã không đủ hiệu quả. Bây giờ để chống lạm phát, thì hút tiền về qua kênh ngân hàng là không đủ, mà cùng với đó là đòi hỏi phải kiểm soát việc chi ngân sách một cách căn cơ, thắt lưng buộc bụng hơn. Lạm phát sẽ chỉ bị đẩy lùi một khi các giải pháp tài chính - ngân hàng được phối hợp ăn ý.
    Nguồn: http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=52d634f1742a45
  7. virgo79

    virgo79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề chúng ta cần ở đây là giải pháp thực tế, có kế hoạch, thời gian, nhân sự rõ ràng, cụ thể. Có kiểm tra kiểm soát, có người chịu trách nhiệm v.v... Chứ còn toàn quan chức đăng đàn nói và chỉ nói thì chẳng có gì cả. Thủ tướng yêu cầu chung chung như vậy mà được thực hiện thì VN đã là nước pháp triển rồi. Mỹ chẳng hạn, tổng thống và FED khi muốn vực dậy thị trường là có cả gói giải pháp cụ thể và thực thi ngay chứ không yêu cầu cá đ/c phải thế này, thế kia xuông đâu. Việc gì ở VN mà CP chẳng yêu cầu này nọ, không làm cũng có sao đâu. Từ trước Tết đến giờ, bánh vẽ của nhà dầu tư là các giải pháp của các lờ đờ đưa ra theo kiểu kiến nghị đề xuất, yêu cầu, xem xét sẽ và sẽ v.v... mà có ai làm gì thực đâu. NHNN trước Tết còn tuyên bố mua hết USD để tăng thanh khoản v.v... ( ngày 15/1 còn rêu rao đã bỏ ra 35 tỷ để mua USD v.v... ) mà đến hôm nay lại có kiến nghị mua USD vào.
    Nếu yêu cầu của TT là tin vui thì chắc các bác vui suốt theo tần suất đăng đàn nói phép của các lờ đờ từ trước Tết đến giờ nhỉ. Thế thì các bác trẻ mãi không già mất và chẳng cần phải lo lắng cho thị trường chứng của chúng ta làm gì. Chán
  8. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cửa mở rộng hơn cho giao dịch chứng khoán chưa niêm yết
    Hoàng Lộc
    Ngày 27/2, Ủy ban Chứng khoán đã gửi bản dự thảo quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) đến các thành viên để lấy ý kiến đóng góp, nhằm hoàn thiện quy chế này để trình Bộ Tài chính ban hành.

    Dự thảo quy chế mở cửa khá rộng cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty và ngân hàng là công ty đại chúng chưa niêm yết.

    Tính đến ngày 22/2 đã có 883 tập đoàn, công ty và ngân hàng đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán, trong đó có 19 ngân hàng thương mại cổ phần với vốn điều lệ ước tính 25.000 tỷ đồng và 21 tập đoàn, công ty lớn (nhiều nhất trong ngành dầu khí, bất động sản và điện) có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, ước tổng cộng vốn điều lệ của những công ty này lên tới 18.000 tỷ đồng.

    Theo dự thảo, chứng khoán đăng ký giao dịch tại HASTC gồm: cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng. HASTC sẽ tổ chức giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. HASTC áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch của chứng khoán trên hệ thống đăng ký giao dịch.

    Phương thức giao dịch thỏa thuận bao gồm 2 hình thức: thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này.

    Khi đặt lệnh bán chứng khoán, nhà đầu tư phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại thành viên. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với thành viên và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn qui định.

    Trong khi trên thị trường niêm yết, các cơ quan quản lý đang chuẩn bị cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch ở nhiều công ty chứng khoán thì dự thảo quy chế trên qui định, Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở tại một công ty chứng khoán duy nhất.

    Tương tự, trên thị trường niêm yết, nhà đầu tư sắp được phép đồng thời vừa mua vừa bán một loại cổ phiếu trong một phiên giao dịch thì dự thảo quy chế không cho phép nhà đầu tư làm việc này.

    Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì sẽ dùng ngay tài khoản này để thực hiện giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch.

    Đối với giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, dự thảo đã mở ?oroom? cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể: ?oÁp dụng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu đăng ký giao dịch tương tự như đối với cổ phiếu niêm yết?.

    Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài sẽ được sở hữu 49% cổ phần của các công ty đại chúng giao dịch tại HASTC thay vì 30% như hiện nay. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết phải tuân thủ các qui định tương tự như đối với giao dịch chứng khoán niêm yết được qui định tại Quy chế Giao dịch chứng khoán tại HASTC do HASTC ban hành.
    Nguồn: http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=b4d60e2435bfbf
  9. tvminhiso

    tvminhiso Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Đã được thích:
    0
  10. vuhaukbhn

    vuhaukbhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Đã được thích:
    47
    Em vừa qua VIPBANK định rút tiền thì thấy cảnh bà con xếp hàng gửi tiền nên từ bỏ ý định luôn, kiểu này thứ hai mà lình xình còn cơ hội thì em lại chạy thôi. Vì lý do luồng tiền ko biết đến bao giờ quay lại TTCK.

Chia sẻ trang này