Tin Xấu đã xưa như Trái Đất; Tin tốt mới nhiều và cực Hót!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bslqtuyen, 24/04/2012.

3290 người đang online, trong đó có 123 thành viên. 06:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 327 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. bslqtuyen

    bslqtuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    65
    TT đã có UPTREND vì sao:
    - Sẽ giảm 50% VAT cho DN
    - NHNN sẽ phân loại nợ DN và cho vay tiếp với LS giảm dần
    - Vàng xuống dốc, Nhà đất đứng ngang > Tiền sẽ tự tìm nơi bến đổ để sinh lời
    - Gas hạ
    -Xăng sẽ từ từ
    - CPI = 0.0x
    - Bác Đinh đã bị La sáng nay, nên thuế thu từ xe sẽ xem lại cho phù hợp!

    Trời T5 chiến thắng!!!
  2. sdssg

    sdssg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    984
    chiều nay tin ra nên BB đã xuống tiền rồi
  3. bslqtuyen

    bslqtuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    65
    TT buổi sáng đỏ lừ 0.5 - 0.8 điểm
    Sau CT VTV1 buổi trưa, thì
    Chiều bật xanh ngay; Lệnh mua giá sàn chất đống!
  4. bslqtuyen

    bslqtuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    65
    Từ cuối quý II, TTCK có cơ hội đón dòng vốn ngoại mới


    TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, NĐT ngoại đánh giá TTCK Việt Nam hiện là 1 trong 3 thị trường hấp dẫn nhất châu Á.
    TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital cho rằng, nếu tình trạng đình trệ được tháo gỡ vào cuối quý II/2012, TTCK có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.

    Sự đình trệ của nền kinh tế đáng quan ngại đến mức nào, thưa ông?

    Quý I/2012, GDP chỉ tăng trưởng 4% so với quý I/2011 đã nói lên sự đình trệ đáng lo ngại của nền kinh tế. Hệ quả rõ rệt nhất của tình trạng này là các DN gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Ngoài số lượng khá lớn DN giải thể, phá sản, thì ngay nhiều DN đang cầm cự cũng đứng trước nguy cơ đóng cửa do vẫn rất khó tiếp cận tín dụng, mặc dù các ngân hàng có giảm lãi suất.

    Với một nền kinh tế tăng trưởng dựa rất nhiều vào sự phát triển của DN như Việt Nam, tình trạng hàng loạt DN ốm yếu, thậm chí “chết”, trong đó có cả những DN niêm yết trên TTCK… đang thực sự là mối quan ngại lớn đối với NĐT nước ngoài. Hai mối lo chính quen thuộc của NĐT nước ngoài khi xem xét quyết định giải ngân vào TTCK Việt Nam là lạm phát cao và tỷ giá biến động với biên độ lớn đã được thay bằng nỗi lo kinh tế đình trệ.

    Theo ông, cần ưu tiên triển khai những giải pháp nào để dần đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ, qua đó tạo cơ hội giúp nhiều DN sống sót?

    Tựu chung lại là phải điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đối với chính sách tiền tệ, có một điều khá bất thường trong thời gian qua là, tuy NHNN đã 2 lần giảm trần lãi suất và hiện đưa trần lãi suất huy động về 12%/năm, nhưng theo phản ánh của rất nhiều DN, họ vẫn khó tiếp cận vốn giá rẻ.

    Nếu muốn vay, các DN vẫn phải trả mức lãi suất 18 - 20%/năm. Đây là mức quá cao so với khả năng chịu đựng của DN, bởi trong bối cảnh kinh tế đình trệ, họ không biết kinh doanh kiểu gì để kiếm được lợi nhuận đủ để trả lãi ngân hàng, chứ chưa nói gì đến tích lũy.

    Điều đáng ngại nữa phát sinh từ tình trạng nền kinh tế đình trệ, là các NHTM không mấy mặn mà cho DN vay. Lý do là bởi họ sợ rủi ro mất vốn, vì kinh tế đình trệ, DN hoạt động rất khó khăn. Điều này phần nào lý giải tại sao, trên thực tế, các NHTM giảm lãi suất không đáng kể.

    Khi chính sách tiền tệ gặp khó trong hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ thì cần gia tăng hiệu năng của chính sách tài chính. Trong đó, trọng tâm là sớm xem xét triển khai chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho DN và người dân, để hỗ trợ sản xuất cũng như kích cầu tiêu dùng.


    Ý ông là tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ hiện tại cần sớm được phát đi?

    Điều quan trọng là nếu tín hiệu giải cứu nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, thì TTCK sẽ nhận được hiệu ứng tích cực từ NĐT nước ngoài. Qua tiếp xúc trực tiếp với các NĐT này, cũng như theo dõi các tạp chí, hãng tin tài chính uy tín của nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, họ tiếp tục đánh giá TTCK Việt Nam hiện là 1 trong 3 thị trường hấp dẫn nhất châu Á. Diễn biến TTCK từ đầu năm đến nay đã phần nào chứng minh cho nhận định của họ.

    Với sức hấp dẫn như vậy, nhất là mặt bằng giá cổ phiếu tốt hiện vẫn khá rẻ, một khi tín hiệu giải cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi từ Chính phủ, thì có thể cuối quý II/2012, TTCK sẽ có cơ hội đón thêm dòng vốn ngoại.


    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa trình Bộ Tài chính phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với NĐT nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam. Khi cản trở này được tháo gỡ sớm, sẽ gia tăng sức hấp dẫn cho TTCK trong con mắt NĐT ngoại, thưa ông?

    Đây là điều NĐT nước ngoài kiến nghị và kỳ vọng từ nhiều năm nay. Nếu thủ tục này khẩn trương được tháo gỡ, cùng với tín hiệu hỗ trợ nền kinh tế dần thoát khỏi tình trạng đình trệ sớm được phát đi, sẽ giúp TTCK có thêm sức hấp dẫn trong thu hút dòng vốn ngoại.

    Theo Hữu Hòe
    ĐTCK
  5. bslqtuyen

    bslqtuyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    65
    Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012 Chính thức áp trần lãi suất cho vay vào ngày 08/5/2012
    Thực hiện chủ trương của Chính phủ và các giải pháp của NHNN về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ dân vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế hợp lý, NHNN ban hành Thông tư quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế như sau:
    1. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm. Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND được áp dụng lãi suất cho vay tối đa theo quy định này là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn: (i) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (ii) Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại; (iii) Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iv) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 04 lĩnh vực nêu trên hiện nay tối đa là 15%/năm. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 04 lĩnh vực nêu trên hiện nay tối đa là 15,5%/năm.
    2. Khách hàng vay vốn của TCTD được áp dụng lãi suất cho vay quy định tại Thông tư này là các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng và được TCTD đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Khách hàng vay có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh mục đích vay vốn thuộc các ngành, lĩnh vực được áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
    3. TCTD niêm yết công khai mức lãi suất cho vay, các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo quy định Thông tư này. TCTD thực hiện cho vay đối với các khách hàng quy định tại Thông tư này theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của TCTD và các quy định khác của pháp luật có liên quan; không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay đối với khách hàng, trừ một số khoản phí theo quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của NHNN quy định về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng.
    4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2012. Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng; đối với các khoản cho vay ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.
    Mục đích của việc ban hành Thông tư này để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân giảm chi phí vay vốn, phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Chia sẻ trang này