1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tin xấu!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi globalfinanc, 04/04/2008.

3264 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 04:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1078 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tin xấu!

    Lãi suất NH sau một thời gian tăng nóng và có sự can thiệp của NH NN đã đi vào bình ổn ở mức trần 11% và lãi suất qua đêm vào khoảng 5-7%. Nhưng chỉ ngay sau khi các NH đồng nhất lùi ls về ls trần 11 % thì ngay lập tức lãi suất qua đêm đã có biến động lớn lên 15%...Điều này cho thấy lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ không giảm như các doanh nghiệp mong đợi dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng giảm đi...lạm phát sẽ khó có thể đẩy lùi...
    Vậy theo các bác thì diễn biến thị trường NH, Lãi suất sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới?
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bạn dọc bài báo sau đây sẽ có câu trả lời


    Lạm phát - cơ hội để cải cách


    Theo ông Pincus, công cụ hữu hiệu là lãi suất chứ không phải "đánh thuế" ngân hàng bằng việc tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc

    (TBKTSG Online)- Ngày 2-4, tại hội trường Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ông Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), đã có một buổi nói chuyện nhận định về tình hình lạm phát ở Việt Nam.

    Ông Pincus cho rằng kinh tế Việt Nam không khỏi bị ảnh hưởng bởi tình hình chung của thế giới như lạm phát giá lương thực, giá dầu tăng cao, kinh tế Mỹ suy thoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh hút mạnh các nguồn năng lượng, nguyên liệu? Tuy nhiên, ông khẳng định yếu tố quan trọng hơn cả vẫn là chính sách.

    Theo ông, chính lúc Việt Nam đang tìm cách hạ nhiệt nền kinh tế quá nóng như hiện nay là thời điểm để thực hiện những cải cách mạnh mẽ hướng đến sự phát triển bền vững và lành mạnh.

    Mạnh dạn hủy bỏ nhiều dự án đầu tư công

    Điểm lại quá trình của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1998 đến 2007, việc thu hút
    Điểm lại quá trình của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1998 đến 2007, việc thu hút vốn đầu tư bắt đầu tăng tốc từ năm 2002. Nhưng đáng lưu ý là chi tiêu của Chính phủ cũng tăng tốc, chỉ kém mức đầu tư, đồng thời thâm hụt thương mại tiếp tục gia tăng. Do đó, có thể nói nền kinh tế quá nóng là kết quả của đầu tư và chi tiêu ngân sách.

    Mặt khác, đầu tư nhà nước luôn chiếm hơn 50-60% tổng mức đầu tư nhưng giá trị gia tăng lại rất khiêm tốn. Biểu đồ ông Pincus đưa ra mô tả giai đoạn 2000-2005 cho thấy khối nhà nước chỉ tăng 10%, trong khi khối tư nhân tăng 164% và đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 56%.

    Từ những phân tích trên, ông Pincus khẳng định biện pháp cấp thiết nhất trong thời điểm này, khi Nhà nước đang đề cao mục tiêu chống lạm phát, là lập tức lên một danh sách 10-20 dự án cần tạm hoãn hoặc thậm chí có thể hủy bỏ nếu tình hình trở nên xấu hơn. Việc lựa chọn các dự án này sẽ dựa trên phân tích cẩn thận chi phí ?" lợi nhuận.

    Trong những ngày qua, Chính phủ đã nói nhiều đến việc rà soát và cắt giảm đầu tư công nhưng ông Pincus nhận định, chỉ có hành động kiên quyết như trên mới tạo tín hiệu tốt cho công cuộc chống lạm phát. Đây cũng sẽ là tiền đề để lái đầu tư công theo hướng minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn. Ông lưu ý là trước nay, chưa hề nghe có những báo cáo cụ thể về chi phí, hiệu quả? của những dự án hoành tráng như tuyến xe lửa, đường cao tốc, nhà máy điện?

    Đề cập đến việc trợ giá xăng dầu, ông nhận định sẽ không có ảnh hưởng trong việc ngăn chặn lạm phát vì đó vẫn là phần chi tiêu của Chính phủ và nó chỉ có ý nghĩa khi Chính phủ đảm bảo thắt chặt nguồn chi ở nhiều khoản khác, nhất là đầu tư công.

    Hãy để lãi suất làm nhiệm vụ của mình

    Ông Pincus khẳng định các giải pháp yêu cầu dự trữ bắt buộc và phát hành trái phiếu để rút lượng tiền lưu thông chẳng khác nào ?ođánh thuế? vào ngân hàng và xét về lâu dài thì gây thiệt hại cho hệ thống trung chuyển tín dụng này. Công cụ hữu hiệu nhất theo ông là lãi suất, sao cho khuyến khích tiết kiệm và không khuyến khích đầu cơ. Còn lãi suất nên là bao nhiêu thì hãy để cho thị trường quyết định.

    Nếu lãi suất thực âm, chẳng ai dại gì đi gửi tiền vào ngân hàng mà sẽ tìm kiếm lợi nhuận ở những hoạt động đầu cơ, và hấp dẫn nhất là chứng khoán và bất động sản, dễ dẫn đến tình trạng giá bong bóng. Đồng thời, mặt bằng lãi suất thấp cũng khiến người đi vay dễ lao vào những dự án rủi ro cao và hiệu quả thấp.

    Còn nếu lãi suất cao hơn mức lạm phát, người có tiền nhàn rỗi sẽ sẵn sàng gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, khi phải vay với lãi suất cao, các doanh nghiệp tự biết cần cẩn thận hơn trong kinh doanh, sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

    Mặt khác, nếu phải uống cùng ?oliều thuốc? lãi suất như mọi doanh nghiệp khác, chứ không phải được ưu đãi về vốn vay như trước nay, các tập đoàn và công ty nhà nước sẽ có trách nhiệm hơn trong các hoạt động đầu tư của mình để bảo đảm có lợi nhuận sau khi đã trả lãi vốn vay. Khi đó, Nhà nước không cần phải khống chế mức đầu tư vào hoạt động chính là 70% hay nhiều hơn, mà chỉ đơn giản là công ty có quyền hoạt động theo hướng nào có lợi nhất vì chính họ chịu trách nhiệm về nguồn vốn vay của mình.

    Về phía các tổ chức tín dụng, ông Pincus đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo ra những công cụ để hỗ trợ thanh khoản như cửa sổ chiết khấu mà Mỹ đã áp dụng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần được tăng cường quyền lực và năng lực để có thể giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng, nhất là việc cho vay đầu cơ bất động sản và chứng khoán.

    Bên cạnh đó, tỷ giá cần linh hoạt hơn và nên được gắn với giỏ các đồng ngoại tệ thay vì phụ thuộc nhiều vào đồng đô la Mỹ. Ông giải thích khả năng cạnh tranh không phụ thuộc vào tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ mà phụ thuộc vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền của các đối thủ cạnh tranh.

    Ông cũng lưu ý cần quản lý tỷ giá sao cho duy trì được khả năng cạnh tranh nhưng không nhập khẩu lạm phát, cụ thể là khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm từ Trung Quốc trong tình hình đồng tiền Trung Quốc lên giá thì cũng có nghĩa Việt Nam đã nhập khẩu lạm phát từ Trung Quốc.

    Ông Pincus nhấn mạnh, chống lạm phát chỉ hiệu quả khi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được thực hiện đồng bộ với nhau. Và nếu giải quyết được căn nguyên vấn đề, con đường phát triển của Việt Nam sẽ có bước đột phá mới.
    NGỌC THU
  3. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    links đây: http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=6719c244d3a22c

Chia sẻ trang này