Tình hình trái phiếu doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 13/09/2024.

2748 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 05:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 391 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.146
    I) Hoạt động phát hành mới và mua lại trước hạn kém sôi nổi sau khi tạo đỉnh vào tháng 6

    • Tháng 8 ghi nhận khoảng 28,3 nghìn tỷ đồng huy động được qua kênh trái phiếu, giảm 20% so với cùng kỳ và thấp hơn 60% so với đỉnh điểm vào tháng 6. Trong đó 83% lượng trái phiếu phát hành mới đến từ nhóm Ngân hàng.
    • Có khoảng 10,7 nghìn tỷ đồng được chi trả để tái cấu trúc các khoản nợ trước hạn, trong đó nhóm ngân hàng chiếm khoảng 84%, tập trung phần lớn vào các lô trái phiếu còn thời hạn trên 1 năm.
    II) Quy mô dư nợ trái phiếu toàn thị trường giảm nhẹ so với cuối năm 2023, ngân hàng là nhóm duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng

    • Hoạt động phát hành mới chững lại trong tháng 8 cùng một lượng lớn đáo hạn đã khiến cho quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính đến hết 27/08/2024 đạt khoảng 1,19 triệu tỷ đồng, giảm 2,2% so với cuối năm 2023.
    • So với cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu ngành ngân hàng tăng 6%, trong khi các nhóm khác giảm 6% và đặc biệt là nhóm bất động sản với mức giảm 8%.
    III) Thanh khoản trên thị trường thứ cấp có phần chững lại sau khi tạo đỉnh vào tháng 6

    • Đồng pha với hoạt động phát hành và mua lại trước hạn, thanh khoản trái phiếu trên thị trường thứ cấp đã hạ nhiệt sau khi tạo đỉnh ở tháng 6. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 23-08, giá trị giao dịch trung bình phiên đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với mức 3,7 nghìn tỷ đồng của tháng trước.
    • So với thị trường vốn, thanh khoản trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn thấp và thiếu tính đa dạng với hơn 85% thanh khoản trái phiếu thuộc về nhóm Ngân hàng và Bất động sản.
    IV) Trái phiếu chậm trả phát sinh mới giảm tốc trong tháng 8

    • Ước tính có khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu chậm trả phát sinh mới trong tháng 8 chủ yếu đến từ nhóm Bất động sản (2,4 nghìn tỷ đồng) và Năng lượng (300 tỷ đồng).
    • Sau giai đoạn tháng 7 với lượng lớn trái phiếu gia hạn thanh toán nợ gốc được công bố của NVL, tỷ lệ trái phiếu thuộc diện chậm trả so với dư nợ thị trường cuối tháng 8 đã giảm về mức 12%, tương ứng với khoảng 147 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vẫn còn khoảng 14% giá trị trái phiếu chưa ghi nhận đàm phán gia hạn thành công với trái chủ.
    V) Bất động sản là nhóm duy nhất ghi nhận lượng trái phiếu đã từng gia hạn sẽ quay trở lại thời điểm đáo hạn trong 12 tháng tới

    • Cụ thể, có khoảng 169 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc về nhóm bất động sản, chiếm gần 50% nghĩa vụ nợ trái phiếu toàn thị trường trong 12 tháng tới.
    • Đáng chú ý, một số lô trái phiếu đã từng gia hạn tối đa 2 năm sẽ quay trở lại gây áp lực cho các tổ chức phát hành, tiêu biểu như NVL (7,6 nghìn tỷ đồng), nhóm Sovico (4,8 nghìn tỷ đồng), Saigon Glory (công ty thành viên của Bitexco với 4,2 nghìn tỷ đồng).
    65patience thích bài này.

Chia sẻ trang này